Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc: Đã quản lý Nhà nước là phải có thanh tra

Thứ năm, 26/05/2022 18:32 PM - 0 Trả lời

(CLO) Về Thanh tra Cục, Tổng cục, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, đã quản lý nhà nước là phải có thanh tra. Cục, Tổng cục chính là quản lý nhà nước nên có một bộ phận thực hiện chức năng về việc này. Chủ tịch nước ủng hộ chủ trương này nhưng bộ máy sao cho gọn nhẹ, hiệu quả.

Chiều nay (26/5/2022), trong chương trình kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV đã tiến hành thảo luận ở tổ về: Dự án Luật Thanh tra (sửa đổi) và Dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi).

Đoàn thanh tra quá dễ dàng trong việc tiếp xúc với đối tượng thanh tra

Phát biểu tại thảo luận liên quan tới hệ thống thanh tra, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc ủng hộ hệ thống thanh tra theo cấp hành chính hiện nay. Bởi cấp trung ương, cấp tỉnh và cấp huyện, chúng ta đang nói về vấn đề phân cấp, giao quyền rất lớn cho các địa phương đất đai, tài sản và nhiều nội dung quản lý nhà nước rất lớn trên địa bàn. Vì vậy có bộ máy để kiểm tra, đôn đốc những quyền năng, nhiệm vụ của cán bộ, công chức, các cơ quan chức năng của huyện.

chu tich nuoc nguyen xuan phuc da quan ly nha nuoc la phai co thanh tra hinh 1

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc.

Về Thanh tra cục, tổng cục, Chủ tịch nước cho rằng, đã quản lý nhà nước là phải có thanh tra. Cục, Tổng cục chính là quản lý nhà nước nên có một bộ phận thực hiện chức năng về việc này. Tôi ủng hộ chủ trương này nhưng bộ máy sao cho gọn nhẹ, hiệu quả.

"Trong dự án luật cũng có viết Thanh tra Sở giao cho Chủ tịch UBND quyết định. Thực ra Thanh tra Sở ít có vụ việc do cơ quan này phát hiện ra. Bộ phận này cần tính toán lại. Cần tăng cường thanh tra ở các cấp hơn là thanh tra ở cấp sở. Hiện nay các sở, bộ phận thanh tra là ngồi chơi, xơi nước nhiều khi phụ thuộc vào chủ trương của Giám đốc Sở", Chủ tịch nước nêu rõ.

Chủ tịch nước cũng cho biết, kinh nghiệm quản lý Đoàn thanh tra rất quan trọng. "Tại sao thanh tra không giải quyết được một số việc vì đoàn thanh tra quá dễ dàng trong việc tiếp xúc với đối tượng thanh tra. Không có quy chế chặt chẽ của đoàn thanh tra thì khó phát hiện những vấn đề lớn của thanh tra. Việc quản lý đoàn thanh tra là vấn đề rất lớn. Đoàn thanh tra lỏng lẻo, đơn giản, tự do giao lưu… thì không được. Quy chế quản lý đoàn thanh tra phải được đặt mạnh mẽ hơn trong quá trình thanh tra vụ việc được giao. Tính độc lập phải được đặt ra để đối tượng thanh tra không thể tranh thủ được cán bộ thanh tra", Chủ tịch nước phát biểu.

Các quy định về khám chữa bệnh trái tuyến, vượt tuyến không áp dụng đối với trẻ em

Góp ý dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi), Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho rằng việc sửa luật là cần thiết bởi Luật này liên quan rất lớn tới vấn đề sức khoẻ của người dân. Trong đó, ông nhấn mạnh tới vấn đề trẻ em.

chu tich nuoc nguyen xuan phuc da quan ly nha nuoc la phai co thanh tra hinh 2

Cần đồng bộ, cụ thể hoá quyền được chăm sóc sức khoẻ trẻ em trong Luật trẻ em 2016. Ảnh minh họa

Chủ tịch nước cho biết, trong luật chưa đề cập đầy đủ điều về trách nhiệm của ngành y tế trong khám chữa bệnh đối với trẻ em. Theo thống kê, trẻ em Việt Nam chiếm từ 1/4 đến 1/3 dân số do đó cần chăm lo cho trẻ em hôm nay vì tương lai của đất nước ngày mai. Đối tượng này là đối tượng quan trọng, hay ốm đau, nhạy cảm, sức khoẻ và tương lai của dân tộc.

"Luật khám, chữa bệnh đã ban hành từ năm 2009 đến nay đã rất lạc hậu, không bắt kịp với thực tiễn và nhu cầu đời sống của người dân. Vì vậy cần phải bổ sung một số điều liên quan tới quyền trẻ em", Chủ tịch nước lưu ý và cho rằng quan tâm tới trẻ em, trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai, lần sửa đổi bổ sung cần đồng bộ, cụ thể hoá quyền được chăm sóc sức khoẻ trẻ em trong Luật trẻ em 2016. Theo đó, đối tượng trẻ em cần được mở rộng nghĩa là người dưới 16 tuổi theo Luật trẻ em 2016 thay vì quy định dưới 6 tuổi.

Chủ tịch nước cũng nêu rõ, trẻ em ngoài việc được ưu tiên khám trước, xét nghiệm, điều trị trước còn được bảo đảm các quyền lợi khác về vật chất và tinh thần. Những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt như bị tàn tật, mồ côi, người dân tộc thiểu số, trẻ em bị một số bệnh hiểm nghèo cần được quan tâm đặc biệt; các quy định về khám chữa bệnh trái tuyến, vượt tuyến không áp dụng đối với trẻ em. Như vậy mới tạo điều kiện với trẻ em.

Bên cạnh đó, trẻ em được quyền tiếp cận không giới hạn các cơ sở khám chữa bệnh và dịch vụ khám chữa bệnh. Và cuối cùng không áp dụng hạn mức trần thanh toán, các dịch vụ khám, chăm sóc điều trị, áp dụng cho trẻ em theo Luật trẻ em, gặp các bệnh hiểm nghèo không có khả năng chi trả như ung thư, tim hoặc áp dụng mức trần cao hơn dành cho trẻ em trong lộ trình trước mắt tiến tới xoá bỏ thời hạn cần chi trả bảo hiểm y tế.

Gia Phát

Bình Luận

Tin khác

Có thể nối trục đường bộ cao tốc Thống Nhất từ Hà Nội tới TPHCM vào 30/6/2025

Có thể nối trục đường bộ cao tốc Thống Nhất từ Hà Nội tới TPHCM vào 30/6/2025

(CLO) Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, nhiều dự án cao tốc có khả năng hoàn thành trước từ 3-6 tháng so với kế hoạch và dự kiến tới 30/6/2025 chúng ta có thể nối trục đường bộ cao tốc Thống Nhất từ Hà Nội tới TPHCM

Tin tức
Hà Tĩnh điều động, luân chuyển, bổ nhiệm 24 vị trí cán bộ chủ chốt

Hà Tĩnh điều động, luân chuyển, bổ nhiệm 24 vị trí cán bộ chủ chốt

(CLO) Sáng ngày 4/5, Tỉnh ủy Hà Tĩnh tổ chức lễ công bố quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc luân chuyển, điều động, bổ nhiệm cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý đợt 1 năm 2024 gồm 24 ông, bà.

Tin tức
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tăng cường kiểm tra, giám sát ngay từ lúc bắt đầu triển khai công việc

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tăng cường kiểm tra, giám sát ngay từ lúc bắt đầu triển khai công việc

(CLO) Chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính gợi mở một số bài học kinh nghiệm, trong đó, phải tăng cường kiểm tra, giám sát ngay từ lúc bắt đầu triển khai công việc, ngay từ sớm, từ xa, từ cơ sở, không để vi phạm nhỏ tích tụ lại thành sai phạm lớn.

Tin tức
Trình Quốc hội dự thảo Nghị quyết bổ sung cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Nghệ An thông qua tại Kỳ họp thứ 7

Trình Quốc hội dự thảo Nghị quyết bổ sung cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Nghệ An thông qua tại Kỳ họp thứ 7

(CLO) Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký Tờ trình của Chính phủ về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2024).

Tin tức
Bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát giới hạn 4-4,5% trong mọi tình huống

Bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát giới hạn 4-4,5% trong mọi tình huống

(CLO) Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đề nghị các Bộ, ngành, địa phương có biện pháp, giải pháp, kịch bản ứng phó phù hợp, linh hoạt, kịp thời, bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2024 trong giới hạn 4-4,5% theo đúng Nghị quyết của Quốc hội trong mọi tình huống.

Tin tức