Chủ tịch Vinaconex Đào Ngọc Thanh “thách” cổ đông kiện ra tòa

Thứ ba, 30/06/2020 06:06 AM - 0 Trả lời

(CLO) Trả lời câu hỏi của cổ đông về vấn đề minh bạch, công khai, đảm bảo vai trò của cổ đông lớn, người đứng đầu Vinaconex khẳng định nếu thấy rằng không đảm bảo quyền lợi thì có thể kiện ra tòa.

Cổ phiếu Nam Sông Hậu (PSH): Dòng tiền kinh doanh âm, cổ phiếu vẫn…tăng kịch trần?

“Bà chủ” Vietjet nói về kế hoạch lãi 100 tỷ đồng

Gặp vấn đề về cân đối dòng tiền!

Báo cáo tài chính năm 2019 của CTCP Xây dựng và xuất nhập khẩu Việt Nam (Vinaconex – VCG) sau một năm về tay ông Đào Ngọc Thanh cho thấy, lĩnh vực xây dựng đạt 5.225 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng lớn nhất (hơn 54%) trong tổng doanh thu hợp nhất của Tổng công ty. Tuy nhiên, lợi nhuận gộp ở lĩnh vực này lại giảm một nửa so với cùng kỳ năm trước khi chỉ đạt vỏn vẹn 138 tỷ đồng.

Ban lãnh đạo Vinaconex biểu quyết trong Đại hội đồng cổ đông 2020.

Ban lãnh đạo Vinaconex biểu quyết trong Đại hội đồng cổ đông 2020.

Mặc dù bất động sản được kỳ vọng trở thành mảng cứu cánh của Vinaconex nhưng doanh thu lĩnh vực này của Vinaconex cũng chưa có sự đột phá do tình hình triển khai các dự án giá trị như dự án Cái Giá (Hải Phòng) vẫn “chưa đâu vào đâu”.

Kết thúc 2019, doanh thu mảng bất động sản mang về cho Vinaconex 2.063 tỷ đồng, tăng 17% so với năm trước nhưng chỉ chiếm chưa đến 22% tổng doanh thu của Tổng công ty.

Trên báo cáo tài chính riêng, các lĩnh vực cốt lõi của Vinaconex đang cho thấy sự sa sút về mặt kinh doanh còn hoạt động của các công ty con chưa có hiệu quả.

Điều này thể hiện bởi khoản lợi nhuận sau thuế công ty mẹ Vinaconex đạt 726 tỷ đồng nhưng chủ yếu lại đến từ hoạt động tài chính với 404 tỷ đồng, hoạt động kinh doanh bất thường như hoàn nhập dự phòng là 145 tỷ đồng...

Như vậy, chỉ trong vòng 01 năm sau khi An Quý Hưng trở thành cổ đông lớn với hơn 57% cổ phần, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của Công ty mẹ tăng lên âm 1.123 tỷ đồng, hợp nhất âm 1.493 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm 2018 lần lượt chỉ âm 285 và âm 50 tỷ đồng.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất cân đối dòng tiền này là do tăng các khoản phải thu đột biến lên 2.418 tỷ đồng. Trong đó, các khoản trả trước cho người bán và phải thu khác tăng rất mạnh từ 1.481 tỷ đồng lên hơn 3.000 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, trên báo cáo tài chính hợp nhất, số dư nợ vay cuối năm 2019 đã lên 4.662 tỷ đồng, tăng hơn 1.000 tỷ đồng, chủ yếu là vay dài hạn. Nợ vay tăng cao kèm áp lực lãi vay đã làm ảnh hưởng đến lợi nhuận sau thuế cũng như dòng tiền hoạt động kinh doanh của Tổng công ty.

Dù dòng tiền hoạt động kinh doanh bị âm nhưng Tổng công ty vẫn thực hiện nhiều giao dịch tạm ứng với số tiền lớn cho các nhân viên, ứng trước cho nhà cung cấp, cho vay, góp vốn hợp tác kinh doanh, thành lập mới các công ty con, góp vốn đầu tư… với giá trị lên đến trên 1.500 tỷ đồng.

Nếu cổ đông thắc mắc có thể kiện ra tòa

Qua đây có thể thấy việc sử dụng nguồn vốn, cân đối dòng tiền của Vinaconex đang có những vấn đề bất thường. Nổi bật tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2020 của Vinaconex là phiên thảo luận, nội dung được cổ đông rất quan tâm đó là khoản âm hơn 1.493 tỷ đồng từ hoạt động kinh doanh nói trên.

Tình trạng dòng tiền âm tiếp tục kéo dài tới quý I/2020. Cụ thể, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của Vinaconex vẫn âm tới 1.060 tỷ đồng, gấp 4 lần so với cùng kỳ năm trước nhưng không được Chủ tịch Vinaconex Đào Ngọc Thanh thông tin theo yêu cầu chất vẫn trực tiếp của cổ đông.

Về việc vì sao dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của Vinaconex âm cả nghìn tỷ đồng trong năm 2019, Chủ tịch Vinaconex khẳng định các con số trên là chính xác và hợp pháp, đã được kiểm toán bởi “Big4” Deloitte Việt Nam. Đồng thời khẳng định, dòng tiền, nguồn vốn hay tài chính, tôi không thể tự quyết định được.

Người đứng đầu Vinaconex thanh minh rằng, dòng tiền phải có thời gian để hoàn vốn. Năm 2019, tổng công ty đã đầu tư một loạt dự án nhưng các dự án này chưa mang dòng tiền trở lại cho công ty.

Trả lời câu hỏi của cổ đông về vấn đề minh bạch, công khai, đảm bảo vai trò của cổ đông lớn, người đứng đầu Vinaconex khẳng định ban lãnh đạo luôn đảm bảo các quyền của cổ đông lớn và làm theo luật định. Nếu thấy rằng không đảm bảo quyền lợi thì có thể kiện ra tòa.

Liên quan đến kế hoạch tái cấu trúc tại Công ty liên doanh TNHH phát triển đô thị mới An Khánh - chủ đầu tư của dự án Splendora cũng được nhiều cổ đông đề cập. Công ty có vốn điều lệ hơn 680,53 tỷ đồng, do Vinaconex và CTCP Địa ốc Phú Long góp mỗi bên 50%.

Theo ông Thanh nhận định, sự kéo dài lâu nay không có lợi. Bởi một đống tiền nằm ở đấy mà không thu được gì, trong khi lãi vay ngày một tăng, hiện mỗi năm phải chịu hàng trăm tỷ đồng, trong đó, Vinaconex phải chịu một nửa”.

Hiện, khoản nợ của An Khánh JVC là 3.406 tỷ đồng làm phát sinh chi phí tài chính rất lớn, tăng áp lực tài chính và tăng lỗ lũy kế hàng năm. Vì vậy, HĐQT Vinaconex trình cổ đông 2 phương án: một là chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của Tổng công ty tại Công ty liên doanh TNHH phát triển đô thị mới An Khánh cho thành viên góp vốn còn lại hoặc các nhà đầu tư khác. Hai là Vinaconex mua lại toàn bộ phần góp vốn của đối tác.

“Chúng tôi muốn kết thúc việc này trong năm 2020”, ông Thanh chia sẻ.

Hiện siêu dự án Splendora vẫn đang "đắp chiếu" nên quyết định thoái vốn của Vinaconex được giới đầu tư nhận định là một “chiêu” để tránh phải bỏ thêm lượng vốn đầu tư rất lớn. Trái lại, công ty sẽ có thêm vốn để tập trung đầu tư cho mảng kinh doanh truyền thống và cốt lõi của Vinaconex là xây lắp.

Ngọc An

Tin khác

Thị trường BĐS phía Tây “dậy sóng” với tòa căn hộ phong cách Singapore mới ra mắt

Thị trường BĐS phía Tây “dậy sóng” với tòa căn hộ phong cách Singapore mới ra mắt

(CLO) Gần 1.000 nhân viên nhân viên kinh doanh đến từ nhiều đại lý đã có mặt tại sự kiện kick-off tòa căn hộ phong cách Singapore TC3 - The Canopy Harmony thuộc đại đô thị Vinhomes Smart City, cho thấy sức nóng chưa bao giờ giảm nhiệt của thị trường bất động sản khu vực này, đặc biệt trong bối cảnh Hà Nội đang “khát” nguồn cung.

Bất động sản
Vinhomes ra mắt hàng loạt điểm vui chơi – giải trí – mua sắm mới trước thềm dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5

Vinhomes ra mắt hàng loạt điểm vui chơi – giải trí – mua sắm mới trước thềm dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5

(CLO) Trong 2 ngày, 26 và 27/4/2024, Công ty CP Vinhomes chính thức khai trương và đưa vào hoạt động phố thương mại K-Town tại tổ hợp Grand World phía đông Hà Nội, khai trương kỹ thuật hai công viên văn hóa đặc sắc ven sông tại Hải Phòng là Công viên Văn hóa Hàn Quốc K-Park và Quảng trường châu Âu tại thành phố Đảo Hoàng Gia - Vinhomes Royal Island

Bất động sản
The Global City không ngừng “thay da đổi thịt” xứng tầm trung tâm mới của thành phố Hồ Chí Minh

The Global City không ngừng “thay da đổi thịt” xứng tầm trung tâm mới của thành phố Hồ Chí Minh

(NB&CL) “Thật không ngờ The Global City có thể xây dựng và hoàn thiện nhanh như thế, thay đổi và nhộn nhịp đến không ngờ. Dãy nhà phố thương mại SOHO ngoài thực tế còn đẹp và hiện đại hơn cả trên bản vẽ”, đó chính là nhận xét của hầu hết những khách hàng đến tham quan, hay từ những chủ sở hữu nhà phố SOHO khi quay lại The Global City nhận bàn giao nhà trong thời gian qua.

Bất động sản
Căn hộ tại Hà Nội “ế” nhưng “ngáo giá”

Căn hộ tại Hà Nội “ế” nhưng “ngáo giá”

(CLO) Bộ Xây dựng cũng đi kiểm tra tại một số vị trí chung cư được rao giá bán cao ở Hà Nội nhưng không có nhiều giao dịch, giao dịch thành công rất ít.

Bất động sản
GS6 The Miami ghi điểm tuyệt đối với “tiện ích tầng không” độc bản phía Tây Hà Nội

GS6 The Miami ghi điểm tuyệt đối với “tiện ích tầng không” độc bản phía Tây Hà Nội

(CLO) Được phát triển theo xu hướng đề cao tính cá nhân hóa và duy nhất, “tiện ích tầng không” thời thượng với tầm view khoáng đạt của GS6 The Miami (Vinhomes Smart City, Hà Nội) mang đến những trải nghiệm nâng tầm cho giới tinh hoa.

Bất động sản