Chứng khoán 30/1: Sau “giăng bẫy” là “xả hàng”

Thứ hai, 30/01/2023 15:20 PM - 0 Trả lời

(CLO) Chứng khoán 30/1 mở màn với diễn biến tiêu cực. Hoạt động xả hàng diễn ra trên diện rộng, bắt nguồn từ cổ phiếu vốn hóa lớn khiến VN-Index chìm trong sắc đỏ.

Sau “giăng bẫy” là “xả hàng”

Năm Quý Mão 2023 mở đầu năm mới với sắc xanh đầu phiên của thị trường chứng khoán 27/1. Tuy nhiên, trong phiên đầu tiên của năm mới, một “cái bẫy” được giăng ra với nhà đầu tư. Đầu phiên, VN-Index tăng mạnh nhưng càng về cuối phiên, đà tăng càng suy giảm. Đi kèm với đó là thanh khoản cải thiện. Đây là dấu hiệu cho thấy những tháng ngày kém lạc quan đang chờ phía trước.

Đúng như dự báo của giới đầu tư, chứng khoán 30/1 chào tuần mới với sắc đỏ loang rộng bảng giao dịch điện tử. Càng về cuối phiên, đà giảm càng mạnh hơn. Đóng cửa phiên chứng khoán 30/1, VN-Index dừng ở mức 1.102,57 điểm, giảm 114,53 điểm, tương đương 1,3%. Toàn sàn ghi nhận 210 mã tăng giá (30 mã tăng trần), 44 mã đứng giá và 218 mã giảm giá (2 mã giảm sàn).

chung khoan 30 1 sau giang bay la xa hang hinh 1

Chứng khoán 30/1 giảm sâu bởi nhà đầu tư xả hàng ồ ạt. Ảnh: Hoàng Tú

Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn tiếp tục đóng vai trò dẫn dắt thị trường, và lần này là kéo thị trường chứng khoán 30/1 đi lùi. Chốt phiên đầu tuần, VN30-Index giảm 16,7 điểm, tương đương 1,48% xuống 1.113,95 điểm. Nhóm VN30 có 6 mã tăng giá, 2 mã đứng giá và 22 mã giảm giá.

Cổ phiếu ngân hàng, bất động sản, bán lẻ, xăng dầu,… đều là “tội đồ” lớn như nhau. Xét về tốc độ đi lùi, ACB dẫn đầu nhóm VN30 khi giảm 950 đồng/CP, tương đương 3,6% xuống 25.400 đồng/CP. Một số blue-chips khác giảm sâu có thể kể đến như VCB giảm 3.100 đồng/CP, tương đương 3,3% xuống 89.900 đồng/CP, STB giảm 800 đồng/CP, tương đương 3% xuống 25.850 đồng/CP, PLX giảm 1.050 đồng/CP, tương đương 2,8% xuống 37.050 đồng/CP,…

Ở chiều ngược lại, một số blue-chips nỗ lực đi lên, góp phần không nhỏ hạn chế tốc độ “rơi” của VN-Index. HDB tăng 550 đồng/CP, tương đương 3,1% lên 18.250 đồng/CP. POW tăng 150 đồng/CP, tương đương 1,2% lên 12.350 đồng/CP, MWG tăng 300 đồng/CP, tương đương 0,7% lên 46.200 đồng/CP,…

Dù chứng khoán 30/1 giảm sâu nhưng sàn TP HCM vẫn ghi nhận có tới 30 mã tăng trần. Hầu hết các mã này đều có mệnh giá thấp. DLG tăng 150 đồng/CP lên 2.420 đồng/CP. BCE tăng 420 đồng/CP lên 6.420 đồng/CP. APH tăng 520 đồng/CP lên 7.960 đồng/CP,...

Giảm điểm không phải vấn đề duy nhất của phiên chứng khoán 30/1. Thanh khoản tăng vọt thể hiện nhà đầu tư đang ồ ạt xả hàng. Trên sàn Hose, có tới 799 triệu cổ phiếu, tương đương 13.628 tỷ đồng được giao dịch thành công.

Thị trường chứng khoán 30/1 ghi nhận sự tích cực trên sàn Hà Nội. Trong khi VN-Index và VN30-Index giảm sâu, HNX30-Index chỉ giảm nhẹ, còn HNX-Index thậm chí tăng giá.

Chốt phiên chứng khoán 30/1, HNX-Index tăng 0,02 điểm, tương đương 0,01% lên 220,78 điểm. HNX30-Index giảm 0,24 điểm, tương đương 0,06% xuống 378,63 điểm.

VN-Index giảm vượt trội so với chứng khoán châu Á

So với các chỉ số chính tại châu Á - Thái Bình Dương, VN-Index và VN30-Index có tốc độ giảm mạnh nhất.

Trong phiên giao dịch đầu tuần, cổ phiếu ở châu Á - Thái Bình Dương chủ yếu giảm vào do cổ phiếu của Tập đoàn Adani vẫn không ổn định sau khi tập đoàn này bác bỏ cáo buộc tham ô và gian lận của công ty bán khống Hindenburg.

Chỉ số Nifty 50 của Ấn Độ giao dịch thấp hơn 0,3% sau khi chạm mức thấp nhất trong ba tháng do cổ phiếu Adani bán tháo vào tuần trước.

Các thị trường Trung Quốc đại lục đã tăng khi giao dịch trở lại sau kỳ nghỉ Tết kéo dài một tuần và đang hướng tới một thị trường tăng giá. Chỉ số CSI 300, theo dõi các cổ phiếu niêm yết lớn nhất ở đại lục, đã tăng khoảng 20% ​​​​so với mức thấp gần đây được thấy vào cuối tháng 10 năm ngoái.

Shenzhen Component tăng 1% và Shanghai Composite tăng 0,42%, đi ngược xu hướng trong khu vực rộng lớn hơn. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giao dịch 2,37% do cổ phiếu bất động sản và công nghệ dẫn đầu thua lỗ.

Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,2% trong khi Topix nằm ngay dưới đường thẳng. Kospi của Hàn Quốc giảm 1,26% trong khi Kosdaq cũng giảm 0,38%.

Chỉ số S&P/ASX 200 ở Australia giảm 0,16%. Các nhà đầu tư cũng xem xét dữ liệu thương mại từ New Zealand.

Các cổ phiếu ở Phố Wall đã kết thúc tuần trước với mức tăng cao hơn vào thứ Sáu tuần trước, được thúc đẩy bởi mức tăng của cổ phiếu Tesla và báo cáo GDP tốt hơn mong đợi vào thứ Năm. Tất cả các chỉ số trung bình chính đều có một tuần tích cực và đang trên đà tăng trong một tháng.

Hoàng Tú

Bình Luận

Tin khác

3 cổ phiếu họ nhà Lilama bị huỷ niêm yết bắt buộc

3 cổ phiếu họ nhà Lilama bị huỷ niêm yết bắt buộc

(CLO) 3 mã cổ phiếu ngành xây dựng, bất động sản thuộc ‘họ’ Lilama chuẩn bị bị huỷ niêm yết bắt buộc.

Tài chính - Bảo hiểm
Fed giữ nguyên lãi suất, tỷ giá “lao dốc”

Fed giữ nguyên lãi suất, tỷ giá “lao dốc”

(CLO) Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC, cơ quan hoạch định chính sách của Fed) tuyên bố giữ nguyên lãi suất trong phạm vi 5,25 - 5,5% khi kết thúc cuộc họp ngày 1/5, đồng USD đã giảm mạnh. Trong nước, giá USD thị trường tự do “lao dốc”. 

Tài chính - Bảo hiểm
Vàng nhẫn đảo chiều đi lên, vàng SJC giảm giá sâu

Vàng nhẫn đảo chiều đi lên, vàng SJC giảm giá sâu

(CLO) Trong khi giá vàng nhẫn đảo chiều đi lên theo sức nóng của vàng thế giới, vàng SJC giảm giá sâu khi kỳ nghỉ lễ vừa kết thúc.

Tài chính - Bảo hiểm
Cơ Điện Lạnh (REE) lợi nhuận sụt giảm 48%, chậm trễ kế hoạch năm

Cơ Điện Lạnh (REE) lợi nhuận sụt giảm 48%, chậm trễ kế hoạch năm

(CLO) CTCP Cơ Điện Lạnh (Mã REE) công bố BCTC quý 1/2024 với lợi nhuận chỉ đạt 548,9 tỷ đồng, giảm 48% so với cùng kỳ.

Tài chính - Bảo hiểm
Saigontel (SGT) của Chủ tịch Đặng Thành Tâm lấy đâu tiền để đầu tư 7 dự án bất động sản công nghiệp?

Saigontel (SGT) của Chủ tịch Đặng Thành Tâm lấy đâu tiền để đầu tư 7 dự án bất động sản công nghiệp?

(CLO) Lượng tiền mặt ít ỏi, Saigontel (SGT) của Chủ tịch Đặng Thành Tâm đang phải ‘xoay sở’ nguồn vốn bằng phương án phát hành 75 triệu cổ phiếu để lấy tiền đầu tư 7 dự án bất động sản công nghiệp.

Tài chính - Bảo hiểm