"Chúng ta đã chịu một cú sốc rất lớn nhưng không chấp nhận đóng băng toàn bộ xã hội"

Thứ hai, 18/10/2021 13:32 PM - 0 Trả lời

(CLO) Đánh giá công tác phòng chống dịch tại các địa phương có những sáng tạo, Trung ương đã có chỉ đạo quyết liệt, Tiến sĩ Lưu Bình Nhưỡng - Phó Trưởng ban Dân nguyện UBTVQH nhấn mạnh, chúng ta đã chịu đựng một cú sốc rất lớn nhưng không chấp nhận câu chuyện là đóng băng toàn bộ xã hội.

Sáng nay (18/10), Tọa đàm “Nghị quyết 128 - Hướng tới bình thường mới” đã diễn ra tại Cổng thông tin điện tử Chính phủ. Tại tọa đàm, các chuyên gia đã phân tích, bình luận, làm rõ hơn các thông tin, nội dung cụ thể liên quan đến Nghị quyết; tư duy và sự chuyển hướng chiến lược của Chính phủ trong công tác phòng chống dịch cũng như việc đưa Nghị quyết vào thực thi hiệu quả trong cuộc sống...

chung ta da chiu mot cu soc rat lon nhung khong chap nhan dong bang toan bo xa hoi hinh 1

Tiến sĩ Lưu Bình Nhưỡng – Phó Phó Trưởng ban Dân nguyện UBTVQH, Đại biểu Quốc hội khóa XIV nêu ý kiến tại tọa đàm.

 Không chỉ đạt mục tiêu kép mà hướng đến đa mục tiêu

Tại tọa đàm, nhìn nhận về vai trò của các cấp ủy đảng, chính quyền, sự đồng thuận, tích cực chủ động vào cuộc của các tầng lớp nhân dân trong công tác phòng chống dịch thời gian qua, Tiến sĩ Lưu Bình Nhưỡng – Phó Phó Trưởng ban Dân nguyện UBTVQH, Đại biểu Quốc hội khóa XIV nhấn mạnh: Phải khẳng định nếu không có sự lãnh đạo tập trung, thống nhất, không có sự tuân thủ một các nghiêm túc và đặc biệt là sự hợp tác, đồng thuận của người dân trong thời gian vừa qua thì có lẽ công cuộc phòng chống dịch bệnh và duy trì sinh hoạt xã hội và sản xuất chắc chắn sẽ không đạt được kết quả như hiện nay.

Ông Lưu Bình Nhưỡng cho biết, cả nước không chỉ đạt mục tiêu kép mà rõ ràng trong thời qua đã hướng đến đa mục tiêu. Trong đó, mảng thứ nhất là phòng chống dịch bệnh, thứ hai là là duy trì toàn bộ những vấn đề sinh hoạt của xã hội, bao gồm: Duy trì hệ thống sản xuất, không để đứt gãy chuỗi sản xuất…

“Có thể ở địa phương này, địa phương khác hoặc lĩnh vực này lĩnh vực khác còn có những khó khăn nhưng phải nói Chính phủ, các địa phương và đặc biệt là các doanh nghiệp vẫn duy trì được các hoạt động căn bản, chúng ta chỉ chịu dừng lại một số hoạt động mà ở đó chúng ta không có điều kiện hoặc dịch bệnh tàn phá nặng nề”, ông Lưu Bình Nhưỡng nói.

Ông Lưu Bình Nhưỡng cũng đánh giá rất cao trong đó là việc tuyên truyền để người dân hiểu về công tác phòng, chống dịch. Ông Nhưỡng lấy ví dụ như câu chuyện khi điểm đầu tiên khi Hà Nội vướng vào bệnh nhân số 17, lúc này người dân đổ xô đi mua hàng tích trữ các loại lương thực nhưng trong đợt dịch thứ 4 này thì câu chuyện đó không còn tồn tại nữa.

“Nhưng lúc đó lại vướng phải câu chuyện hết sức bi đát là sự thiếu thốn của người dân do một quá trình phòng chống dịch lâu dài. Lúc đó, chúng ta đã tăng cường an sinh xã hội, đặc biệt là huy động sự trợ giúp của người dân, cho nên đảm bảo một phần rất lớn sinh hoạt của người dân để người dân trụ vững”, Phó Phó Trưởng ban Dân nguyện nêu.

Cũng theo ông Lưu Bình Nhưỡng, trong chống dịch thời gian qua có rất nhiều vấn đề chưa dự báo được trước tình hình, thậm chí còn lúng túng trong vấn đề phân bổ các nguồn lực. Trong đó có nguồn lực phục vụ cho phòng, chống dịch cũng như những nguồn lực phục vụ cho đời sống của người dân. “Chỗ này chúng ta phải thừa nhận. Trung ương có chỉ đạo nhưng các địa phương cũng không dự liệu hết được, từ trước đó, công tác y tế cũng chưa dự phòng, dự liệu được dịch bệnh càn quét quá nặng nề như đợt này, do đó là bị động”, ông Nhưỡng đưa quan điểm.

Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Lưu Bình Nhưỡng, trong công tác phòng chống dịch, các địa phương cũng có những sáng tạo, Trung ương đã có chỉ đạo quyết liệt, đã có các Chỉ thị 15, 16 và 19. Chỉ thị 19 trong đó đề cập cả vấn đề thi đua, cả vấn đề phòng chống dịch, thắt chặt tất cả các vấn đề nhưng đồng thời vẫn tiếp tục phòng chống dịch. “Đặc biệt chúng ta có hai Nghị quyết quan trọng là Nghị quyết 105 là hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch COVID-19 và Nghị quyết 116 về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp. Hai nghị quyết này vô cùng quý giá bên cạnh nhiều gói chính sách để hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp”, ông Lưu Bình Nhưỡng nhấn mạnh.

Trong chiến lược vắc xin, ông Tiến sĩ Lưu Bình Nhưỡng cho biết Chính phủ đã rất quan tâm đến vấn đề nghiên cứu sản xuất vắc xin, ngoại giao vắc xin. Từ nguyên thủ quốc gia cho đến các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp bất kỳ phái đoàn nào, quan hệ bất kỳ quốc gia nào thì cũng đặt vấn đề vắc xin và vắc xin, công nghệ và công nghệ.

Đặc biệt, ông Lưu Bình Nhưỡng nhấn mạnh: “Chúng ta đã chịu đựng một cú sốc rất lớn nhưng không chấp nhận câu chuyện là đóng băng toàn bộ xã hội. Nếu chúng ta để mạch máu giao thông đứt thì cơ thể sẽ rơi vào tình trạng hôn mê và sẽ chết. Nhưng rất may đất nước ta không rơi vào tình trạng hôn mê, không bị rơi vào tình trạng hỗn loạn, điều này là rất tốt đối với khía cạnh quản lý xã hội”.

Qua đợt dịch lần này, ông Lưu Bình Nhưỡng cũng cho biết, bản thân ông rất trân trọng người dân có những đóng góp to lớn không chỉ về công sức mà còn đóng góp sự đồng thuận. Cùng với đó là vai trò của các nhà thiện nguyện, mạnh thường quân cũng vô cùng to lớn. “Sức mạnh to lớn của dân tộc đã giúp chúng ta giữ được trạng thái như bây giờ, nếu không có trạng thái này thì Chính phủ cũng chưa có điều kiện ban hành Nghị quyết 128 để chúng ta dần sớm trở lại trạng thái bình thường mới. Giữ trạng thái ổn định thì mới chuyển trạng thái được”, ông Nhưỡng nói.

chung ta da chiu mot cu soc rat lon nhung khong chap nhan dong bang toan bo xa hoi hinh 2

GS. Nguyễn Anh Trí, Đại biểu Quốc hội khóa XV, Chủ tịch Hội Huyết học-Truyền máu Việt Nam.

Không bao giờ được bỏ xét nghiệm

Từ những kết quả đạt được trong công tác phòng chống dịch thời gian qua, nhất là trong đợt dịch thứ 4, GS. Nguyễn Anh Trí, đại biểu Quốc hội khóa XV, Chủ tịch Hội Huyết học-Truyền máu Việt Nam cho biết, để thực hiện hiệu quả hơn nữa các biện pháp chống dịch thì công tác y tế là đặc biệt quan trọng.

GS Nguyễn Anh Trí cho rằng, về y tế thì cơ bản giống như tất cả các việc chúng ta đã làm nhưng khác nhau về mức độ, cách thức, biện pháp. Thứ nhất phải thực hiện là 5K, việc phải thực hiện hết sức nghiêm túc, mặc dù điều kiện đất nước bây giờ khác trước đã tốt hơn nhiều, dịch đã đi qua đỉnh rồi nhưng không được phép lơ là. 

Ông Nguyễn Anh Trí nhấn mạnh cần thực hiện khai báo y tế vì đây là yếu tố rất quan trọng. “Dịch bây giờ khó phát hiện được F0 rồi, cần đưa app PC-COVID vào để có thể kiểm soát tốt trong toàn xã hội”, ông Trí nói.

Thứ hai, GS. Nguyễn Anh Trí cho rằng đó chính là vắc xin. Theo ông Trí, giá trị ý nghĩa của vắc xin thì mọi người đều biết nhưng rõ ràng ở đất nước ta là rất cấp thiết, không chỉ cho lực lượng tuyến đầu chống dịch mà là dành cho cả xã hội. “Vừa qua Bộ Y tế đã có ưu tiên 19 đối tượng được tiêm vắc xin nhưng bây giờ phải chú ý đến lực lượng sản xuất, lực lượng shipper vì họ giao tiếp nhiều. Thực tế, có nhiều ca bùng dịch chỗ nọ chỗ kia xuất hiện trong các lực lượng như vậy. Có nhóm nữa là quan tâm hiện nay là học sinh, sinh viên, nhóm dưới 18 tuổi để các em còn đến trường”, ông Trí nêu rõ.

Nhưng điểm được ông Nguyễn Anh Trí lưu ý là tránh xu hướng ngại tiêm vắc xin. Ông Trí cho rằng, khi cần thì mọi người rất hăng hái tiêm vắc xin nhưng khi hơi ổn thì xu hướng tránh vắc xin lại xuất hiện. Ví dụ như tại Mỹ, tại Nga là những nước sản xuất vắc xin nhưng lại có xu hướng này.

Thứ ba, ông Nguyễn Anh Trí nhấn mạnh đến việc dập dịch. Dập dịch phải gọn, đúng, không trên diện rộng, phải quyết liệt, cách ly, phong tỏa làm rất nhanh, hợp lý ko nên phong tỏa diện rộng. Theo ông Trí, việc này Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh trong các chỉ đạo.

Thứ tư là xét nghiệm, GS. Nguyễn Anh Trí cho rằng, không bao giờ được bỏ xét nghiệm. Tổ chức Y tế thế giới vẫn khuyến cáo xét nghiệm, bởi chống dịch kẻ thù không nhìn thấy mặt, không sờ được, không bắt được, không nếm trải được phải xét nghiệm mới được, nhưng lần này rút kinh nghiệm là xét nghiệm thần tốc nhưng có trọng tâm trọng điểm, đây là quan trọng nhất. Xét nghiệm đảm bảo hợp lý và hiệu quả. Đặc biệt không được bỏ sót.

“Với tư cách là nhà khoa học tôi kêu gọi là hết sức tập trung, chú ý vào chất lượng của xét nghiệm, ko phải xét nghiệm cho bằng xong, để mà sót thì còn nguy hiểm hơn không xét nghiệm, bởi người đó âm tính họ sẽ chủ quan, họ sẽ giao tiếp rất nhiều và như vậy khi lây lan nhất nghiêm trọng”, GS. Nguyễn Anh Trí nói.

Việc tiếp theo được GS. Nguyễn Anh Trí nhấn mạnh đó là cần tổ chức điều trị tốt và hiệu quả. Theo ông Trí, thời gian qua dịch rất ác liệt ở TPHCM và Bình Dương đã cho những bài học rất quý báu để thực hiện việc điều trị này.

Quốc Trần

Bình Luận

Tin khác

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra, đốc thúc một số dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra, đốc thúc một số dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam

(CLO) Ngày 29/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đi kiểm tra hiện trường, động viên cán bộ, công nhân đang làm việc trên công trường, đốc thúc một số dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2021-2025, đi qua địa bàn các tỉnh Khánh Hòa, Bình Định, Phú Yên và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột.

Tin tức
Truy điệu 2 cán bộ kiểm lâm hy sinh khi làm nhiệm vụ chữa cháy rừng ở Hà Giang

Truy điệu 2 cán bộ kiểm lâm hy sinh khi làm nhiệm vụ chữa cháy rừng ở Hà Giang

(CLO) Ngày 28/4, tại Nhà tang lễ thành phố Hà Giang, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hà Giang cùng các gia đình tổ chức lễ tang, lễ truy điệu 2 cán bộ kiểm lâm đã anh dũng hy sinh khi làm nhiệm vụ chữa cháy rừng. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Quốc Trị dự lễ truy điệu.

Tin tức
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giao thông tới đâu, người dân hưởng lợi tới đó

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giao thông tới đâu, người dân hưởng lợi tới đó

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, thực tiễn cho thấy, giao thông phát triển đến đâu sẽ tạo ra giá trị mới, mở ra không gian phát triển mới đến đó.

Tin tức
Hợp luyện toàn bộ khối diễu binh, diễu hành Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hợp luyện toàn bộ khối diễu binh, diễu hành Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Ngày 28/4, tại sân vận động tỉnh Điện Biên, toàn bộ 51 khối tham gia diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đã tiến hành hợp luyện lần đầu tiên.

Tin tức
Thủ tướng Phạm Minh Chính thị sát, kiểm tra công tác ứng phó khô hạn trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

Thủ tướng Phạm Minh Chính thị sát, kiểm tra công tác ứng phó khô hạn trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

(CLO) Ngày 28/4, trong chương trình công tác tại Ninh Thuận, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi thị sát, tìm hiểu tình hình hạn hán, kiểm tra công tác ứng phó khô hạn trên địa bàn tỉnh, khảo sát việc vận hành hệ thống thủy lợi Tân Mỹ, thăm hỏi, động viên người dân bị ảnh hưởng bởi hạn hán.

Tin tức