Chuồn chuồn tre - nơi lưu giữ ký ức tuổi thơ

Thứ tư, 29/01/2020 09:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất nằm cách trung tâm TP. Hà Nội khoảng 40km về phía Tây. Nơi đây không chỉ có chùa Tây Phương nổi tiếng nằm trên đỉnh núi Câu Lâu, mà sâu trong con đường mòn dẫn qua chân núi ấy lại chính là nơi hàng triệu chú chuồn chuồn tre được sinh ra và bay đi khắp mọi miền.

Thạch Xá đã phát triển được gần 20 năm. Ban đầu dân làng làm chuồn chuồn tre bán làm quà lưu niệm cho du khách khi họ tới đây tham quan, đi lễ chùa Tây Phương. Đi bất cứ nơi đâu trong làng, người ta cũng có thể gặp những đứa trẻ cầm chuồn chuồn tre chạy nhảy với nụ cười rạng rỡ trên môi, các quầy hàng lưu niệm san sát bán chuồn chuồn tre hay những người thợ đang cặm cụi làm ra những chú chuồn chuồn đầy màu sắc. 

chuồn chuồn tre

Cơ sở sản xuất chuồn chuồn tre nổi tiếng nhất Thạch Xá là gia đình vợ chồng anh Nguyễn Văn Tái và chị Khương Thị Tân. Chuồn chuồn do gia đình anh Tái làm có tiếng là bền, đẹp, mẫu mã phong phú, đa dạng. Anh Tái chia sẻ, nghề làm đồ chơi chuồn chuồn mới xuất hiện khoảng 20 năm trở lại đây. Ban đầu có hơn 10 hộ gia đình mở cơ sở sản xuất, nhưng rồi nhiều người đã bỏ nghề do khó khăn. Hiện trong làng chỉ còn khoảng 2-3 gia đình còn làm nghề này.

Các công đoạn làm chuồn chuồn tre là cào tinh tre, phơi khô, cắt chia từng bộ phận cánh, thân, mỏ, vót thân uốn mỏ cong, lắp ghép cánh vào thân và cuối cùng là sơn vẽ. Không chỉ làm chuồn chuồn không mà làng còn làm cả con chim, bướm hoặc con công, con rùa.

Nhìn bề ngoài, những tưởng chuồn chuồn tre chỉ là món đồ chơi nhỏ xinh đơn giản làm từ tre nứa, song để làm ra được một sản phẩm này lại mất khá thời gian và nhiều công sức. Đặc biệt, nguyên liệu sử dụng phải là tre khô tự nhiên, không được sử dụng tre ngâm, bị mối mọt... Để làm ra một chú chuồn chuồn hoàn chỉnh phải trải qua khoảng 12 công đoạn, đòi hỏi người thợ phải kiên nhẫn, tỉ mỉ và chính xác.

Theo anh Tái, quan trọng nhất là khâu ghép cánh vào thân. Phải gắn chuồn chuồn sao cho chúng luôn giữ được thăng bằng bởi “nhất dáng nhì da”, “cái dáng là linh hồn của sản phẩm”. Muốn vậy, hai cánh chuồn chuồn phải được căn đối xứng thật chính xác để chuồn chuồn tự thăng bằng khi đậu trên đế hay trên ngón tay, sợi chỉ.

Để có thể tạo ra sản phẩm đẹp, độc, lạ, những chú chuồn chuồn còn được quét sơn và vẽ họa tiết trang trí trên thân và cánh. Những họa tiết này đều do người thợ tự tay vẽ lên, lấy cảm hứng từ chính cuộc sống thôn quê xung quanh họ.

“Chuồn chuồn có cánh thì bay

Có thằng cu Tý thò tay bắt chuồn”

Câu ca dao đã đi vào trong tuổi thơ của nhiều người, như một minh chứng cho thấy những cánh chuồn chuồn đã trở nên gần gũi, quen thuộc đối với những đứa trẻ sinh ra ở làng quê Việt Nam. Lớn lên, người ta có thể vì nhịp sống gấp gáp mà quên đi nhiều thứ. Nhưng khi được nhìn thấy những cánh chuồn chuồn tre đậu trên tay, hẳn ai cũng sẽ chợt nhớ về một tuổi thơ nhiều kỷ niệm. Còn đối với những đứa trẻ thành phố, chuồn chuồn tre là cách nhanh nhất để các em có thể đi từ thành thị về đến thôn quê - nơi mà ông bà, cha mẹ các em đã lớn lên ở đấy. Và cùng với cánh chuồn chuồn làm nên những tình bạn ở tuổi ấu thơ.

Ngày nay chuồn chuồn tre Thạch Xá đã vượt ra khỏi lũy tre làng, được xuất bán sang một số nước trong khu vực, làm quà trao tay cho nhiều khách du lịch muôn phương. Bằng những nét đẹp ấy, từng chú chuồn chuồn tre đã trở thành món quà tinh hoa góp phần cùng với những sản phẩm truyền thống khác của dân tộc như nón lá, tò he... in đậm dấu ấn, nét đẹp văn hóa của con người Việt Nam gửi tới bạn bè quốc tế.

Đăng Khoa

Tin khác

Du khách nghẹn ngào khi xem bức tranh panorama tái hiện chiến dịch Điện Biên Phủ

Du khách nghẹn ngào khi xem bức tranh panorama tái hiện chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) Bức tranh panorama được vẽ bằng chất liệu sơn dầu với chiều dài 132m, cao 20,5 m, đường kính 42 m (tổng diện tích 3.225 m2) đã tái hiện hoàn toàn chiến dịch Điện Biên Phủ hào hùng, đầy máu xương mà ông cha đã hi sinh để giành lại độc lập dân tộc.

Đời sống văn hóa
Khẳng định công lao của Giáo sư Đào Duy Anh đối với cách mạng và nền học thuật Việt Nam

Khẳng định công lao của Giáo sư Đào Duy Anh đối với cách mạng và nền học thuật Việt Nam

(CLO) Ngày 28/4, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam phối hợp cùng Trung tâm Hoạt động Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám tổ chức Hội thảo “Giáo sư Đào Duy Anh: Từ chiến sĩ cách mạng đến học giả uyên bác” nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Giáo sư Đào Duy Anh (1904 - 2024).

Đời sống văn hóa
Quân dân cả nước và bạn bè quốc tế đồng lòng chung sức với chiến sĩ Điện Biên

Quân dân cả nước và bạn bè quốc tế đồng lòng chung sức với chiến sĩ Điện Biên

( CLO) Khi Chiến dịch Điện Biên Phủ bước vào giai đoạn then chốt, Trung ương Đảng quyết tâm giành toàn thắng, đã động viên quân dân toàn quốc cùng nỗ lực hết sức để hỗ trợ cho các chiến sĩ, đảm bảo cung cấp đầy đủ cho đồng đội trên tiền tuyến và phối hợp chiến đấu với chiến trường Điện Biên Phủ.

Đời sống văn hóa
Du khách mãn nhãn với màn pháo hoa khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024

Du khách mãn nhãn với màn pháo hoa khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024

(CLO) Tối ngày 27/4, chương trình bắn pháo hoa tại Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn (Thanh Hóa) đã diễn ra khiến nhiều người dân hò reo, dùng điện thoại ghi lại những khoảnh khắc đẹp của màn pháo hoa nghệ thuật.

Đời sống văn hóa
Nhiều địa điểm du lịch ở Ninh Bình thu hút đông du khách trong ngày đầu nghỉ lễ

Nhiều địa điểm du lịch ở Ninh Bình thu hút đông du khách trong ngày đầu nghỉ lễ

(CLO) Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 kéo dài 5 ngày, được xác định là cơ hội vàng để thu hút du khách về với Ninh Bình. Ngành du lịch Ninh Bình kỳ vọng sẽ đón 550.000 lượt khách, doanh thu ước đạt 520 tỷ đồng.

Đời sống văn hóa