Chương trình nghiên cứu Biển Đông – nơi thế hệ trẻ gửi gắm tình yêu biển đảo Tổ quốc

Thứ hai, 13/07/2015 14:39 PM - 0 Trả lời

(Congluan.vn) - Từ lâu nay, tình yêu biển đảo quê hương đã ăn sâu vào trong lòng giới trẻ Việt Nam và được thể hiện qua nhiều hoạt động vô cùng sáng tạo bổ ích. Một trong số đó phải kể đến việc tham gia Chương trình nghiên cứu Biển Đông do Học viện Ngoại giao tổ chức.

(Congluan.vn) - Từ lâu nay, tình yêu biển đảo quê hương đã ăn sâu vào trong lòng giới trẻ Việt Nam và được thể hiện qua nhiều hoạt động vô cùng sáng tạo bổ ích. Một trong số đó phải kể đến việc tham gia Chương trình nghiên cứu Biển Đông do Học viện Ngoại giao tổ chức.

Ý tưởng đầy tính sáng tạo

Với mục đích mở rộng sự hiểu biết cũng như đóng góp của sinh viên vào công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông hằng năm đều phát động các cuộc thi viết bài nghiên cứu về Biển Đông với sự tham gia của nhiều đối tượng,trong đó khuyến khích đối tượng là sinh viên tham gia.

 Chia sẻ về mục đích của chương trình, anh Nguyễn Tiến Thịnh, thành viên Ban quản lý chương trình cho biết :“Việc phát động cuộc thi viết bài nghiên cứu về Biển Đông nhằm mục đích thúc đẩy việc nghiên cứu về Biển Đông thông qua các hoạt động tổ chức nghiên cứu; hỗ trợ, tài trợ nghiên cứu cho học giả, sinh viên, nghiên cứu sinh, cũng như những cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước có tâm huyết muốn đóng góp sức lực và trí tuệ cho công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam, thúc đẩy các biện pháp gìn giữ hoà bình, ổn định và hợp tác ở khu vực Biển Đông. Đồng thời đây còn là kênh tập hợp, tìm kiếm, phát triển những cá nhân có năng lực và phẩm chất tốt để phục vụ cho công tác nghiên cứu các vấn đề về Biển Đông; phổ biến, tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo quốc gia, phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam.”

Kể từ khi chính thức được thành lập vào năm 2013, cho đến nay Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông đã tổ chức giải thưởng nghiên cứu Biển Đông lần thứ  II với sự tham gia đông đảo của các sinh viên, nghiên cứu sinh, học giả trong và ngoài nước.

 Kết quả này thể hiện mối quan tâm lớn của xã hội về vấn đề Biển Đông thời gian qua, đồng thời cho thấy việc nghiên cứu về Biển Đông ở Việt Nam đã có nhiều bước phát triển về lượng và chất. Các nghiên cứu về Biển Đông trong những năm qua đã có nhiều đóng góp rất quan trọng trong việc nâng cao nhận thức về Biển Đông, đồng thời phát hiện nhiều vấn đề mới, các gợi ý chính sách giúp bảo vệ chủ quyền và thúc đẩy phát triển của Việt Nam.

L- trao gi-i NCB- 2014

Vượt qua khó khăn để cống hiến

Cũng thông qua chương trình này , nhiều bạn trẻ đã có những đóng góp giá trị trong việc tuyên truyền về công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo với nhiều sáng kiến trên các lĩnh vực như giáo dục, pháp lý,quan hệ quốc tế,an ninh quốc phòng.. Nhiều bạn còn tỏ ra vô cùng hứng khởi khi được hỏi về vấn đề này.

Bạn Phạm Thị Hà Trang, Học viên cao học ngành Luật quốc tế, Đại học quốc gia Hà Nội hiện đang công tác tại tập đoàn Viettel- người đã có đề tài “Giải pháp sử dụng toà trọng tài thành lập theo phụ lục VII UNCLOS 1982 trong giải quyết tranh chấp phát sinh từ yêu sách "đường lưỡi bò" của Trung Quốc” đạt giải chia sẻ về lý do tham gia chương trình:” Trước đây mình cũng đã có một thời gian công tác trong lĩnh vực biển, đảo và đây thực sự là niềm đam mê của mình. Đề tài luận văn thạc sỹ của mình cũng chọn về biển, đảo. Dù hiện tại đã chuyển công tác nhưng mình vẫn luôn đọc và tìm hiểu các thông tin liên quan đến biển, đảo, trong đó có trang tin ghiencuubiendong. Mình đã biết về cuộc thi này từ năm 2013, khi 1 chị đồng nghiệp đã đạt giải thưởng”. Bạn Trang cũng cho biết thêm rằng đề tài này đã được bạn chuẩn bị trong vòng 3 tháng liên tục.

Tuy nhiên, trong quá trình tham dự chương trình, nhiều tác giả còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận tài liệu nghiên cứu cũng như sự giới hạn về hiểu biết.Bạn Trần Phi Long, Trưởng nhóm đề tài“Tranh chấp Biển Đông, thực trạng và giải pháp góp phần bảo đảm an ninh trên biển của Việt Nam” đạt giải nói về những khó khăn khi thực hiện đề tài: “Nhóm mình đều là các thành viên không chuyên về ngành quan hệ quốc tế nên bước tiếp cận vấn đề có phần bị bỡ ngỡ và vướng mắc. Thêm vào đó là vấn đề Biển Đông luôn luôn có nhiều diễn biến phức tạp,đan xen và cần có cái nhìn thật khách quan đối với vấn đề này.”

Không chỉ với sinh viên, việc triển khai chương trình này cũng gây nhiều khó khăn cho Ban tổ chức.Các thành viên đã phải hết sức cố gắng và cũng đã nhận được nhiều sự hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân khác.Anh Nguyễn Tiến Thịnh nói: “Khó khăn lớn nhất của chương trình là thiếu nguồn kinh phí cho tổ chức hoạt động vì quỹ hoạt động không vì lợi nhuận nên khó khăn trong kêu gọi nguồn đóng góp từ xã hội”. Tuy nhiên, có thuận lợi là được sự ủng hộ của Lãnh đạo Học viện Ngoại giao, sự đóng góp của nhiều nhà hảo tâm.Bên cạnh đó, vấn đề Biển Đông được mở rộng nghiên cứu cho nhiều đối tượng cũng là một thuận lợi lớn của chương trình.”

Những điểm đáng chờ đợi của chương trình

Trong quá trình phát động chương trình, Ban tổ chức đã nhận được rất nhiều quan tâm và chia sẻ từ các bạn trẻ trên mọi miền Tổ quốc, kể cả ở nước ngoài.Đó chính là động lực lớn lao cho các thành viên tổ chức chương trình nói riêng và Quỹ nghiên cứu Biển Đông nói chung. Cũng thông qua chương trình này, các bạn trẻ đã nhận được thêm nhiều bài học bổ ích cho mình nhất là trong việc bồi đắp tình yêu biển đảo, tình yêu đất nước Việt Nam.

Bạn Trần Phi Long phát biểu: “Sau chương trình mình đã hiểu biết thêm nhiều về vấn đề biển Đông hiện nay; góp phần vào nghiên cứu chung của trí thức, nhà khoa học trong nghiên cứu biển Đông. Nếu có cơ hội mình và nhóm sẽ tiếp tục tham gia các bài nghiên cứu ở cấp độ cao hơn nữa khi Quỹ Fess phát động.”

Như vậy, có thể thấy sau cuộc thi sự hiểu biết và quan tâm của sinh viên đến vấn đề Biển Đông nói riêng và các vấn đề chính trị liên quan đến vận mệnh đất nước ngày càng mở rộng và sâu sắc hơn. Họ cũng nhận thấy rõ trách nhiệm lớn lao của mình hơn đối với việc bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc “Cuộc thi đã đánh thức tinh thần yêu nước của rất nhiều người và đem đến cơ hội để mọi người cùng nghiên cứu, cùng chia sẻ, nâng cao nhận thức của mìnhvề vấn đề chủ quyền biển đảo. Mình rất mong cuộc thi sẽ trở thành hoạt động thường niên nằm trong chuỗi các hoạt động vì chủ quyền biển đảo của Việt Nam và được mở rộng hơn nữa.” Phạm Thị Hà Trang chia sẻ.

Được biết,  ngày 31/3/2015 Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông đã tổ chức buổi Lễ trao giải cho các tác giả có tác phẩm xuất sắc viết về Biển Đông với sự tham dự của các thành viên Hội đồng Quản lý Quỹ và Hội đồng Giám khảo, cùng với sự tham gia của các tác giả đạt giải thưởng, cũng như các phóng viên, nhà báo thuộc các cơ quan thông tấn báo chí tới dự và đưa tin về buổi lễ. Hội đồng Giám khảo đã chọn lựa ra được các tác phẩm xuất sắc để trao giải theo các hạng mục giải thưởng, bao gồm 08 bài viết nghiên cứu, trong đó có 03 giải đặc biệt xuất sắc; 06 tác phẩm báo chí; và 03 Công trình nghiên cứu Biển Đông với tổng giải thưởng 380 triệu đồng

Hy vọng với sự nỗ lực của Quỹ nghiên cứu Biển Đông cũng như sự quan tâm đông đảo của các bạn trẻ, Chương trình nghiên cứu Biển Đông sẽ liên tục phát triển và có nhiều đóng góp cho các nghiên cứu khoa học, cho các nhà hoạch định chính sách nhằm nâng cao ý thức của thế hệ trẻ nói riêng và nhân dân cả nước nói chung trong bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc Việt Nam.

Hạnh Trần

Tin khác

Hải Dương: Tạm dừng đầu tư dự án xây dựng cầu vượt sông Bắc Hưng Hải tại thị trấn Kẻ Sặt

Hải Dương: Tạm dừng đầu tư dự án xây dựng cầu vượt sông Bắc Hưng Hải tại thị trấn Kẻ Sặt

(CLO) UBND huyện Bình Giang vừa có văn bản gửi Sở Giao thông vận tải tỉnh Hải Dương và nhiều cơ quan chức năng thông báo việc tạm dừng đầu tư dự án xây dựng cầu vượt sông Bắc Hưng Hải tại thị trấn Kẻ Sặt.

Điều tra
Tiên Lãng (Hải Phòng): Bất cập trong việc quản lý và sử dụng SVĐ huyện sau 16 năm 'xã hội hóa'?

Tiên Lãng (Hải Phòng): Bất cập trong việc quản lý và sử dụng SVĐ huyện sau 16 năm 'xã hội hóa'?

(CLO) Ngày 31/7/2008, Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Tiên Lãng, Thành phố Hải phòng đã ban hành Quyết định số 1214/QĐ-UBND về việc cho thuê các ki ốt khán đài sân vận động huyện... Tuy nhiên, sau 16 năm thực hiện chính sách “xã hội hóa”, vẫn còn một số bất cập cần được làm rõ và khắc phục.

Điều tra
Kon Tum: Vì sao doanh thu của Công ty TNHH MTV Lâm Kim Gia Lai 'nhảy múa' theo từng gói thầu?

Kon Tum: Vì sao doanh thu của Công ty TNHH MTV Lâm Kim Gia Lai 'nhảy múa' theo từng gói thầu?

(CLO) Ở mỗi gói thầu tham dự khác nhau, Công ty TNHH MTV Lâm Kim Gia Lai lại thể hiện một hồ sơ năng lực với doanh thu khác nhau?

Điều tra
Thu hồi quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh

Thu hồi quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh

(CLO) Ngay sau phản ánh của báo Nhà báo & Công luận, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 đã ban hành quyết định thu hồi Quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh và trợ cấp, phụ cấp hàng tháng đối với ông Nguyễn Văn Nam.

Điều tra
Doanh nghiệp 'quen mặt' và những gói thầu trúng “sát giá” tại BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm?

Doanh nghiệp 'quen mặt' và những gói thầu trúng “sát giá” tại BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm?

(CLO) Thời gian gần đây, ông Nguyễn Minh An - Giám đốc BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội đã ký hàng loạt gói thầu có tổng trị giá lên đến hàng trăm tỉ đồng.

Điều tra