Chương trình OCOP: Sức bật cho nông nghiệp, nông thôn Quảng Ninh

Thứ hai, 04/10/2021 12:12 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sau hơn 7 năm, với sự nỗ lực, cố gắng của cấp ủy, chính quyền các cấp và sự chung sức đồng lòng của người dân và doanh nghiệp, OCOP đã khẳng định được hướng đi đúng, góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao giá trị sản xuất và là thương hiệu riêng của Quảng Ninh.

Bắt đầu triển khai Đề án “Tỉnh Quảng Ninh - Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP) từ năm 2013, sau hơn 7 năm, với sự nỗ lực, cố gắng của cấp ủy, chính quyền các cấp và sự chung sức đồng lòng của người dân và doanh nghiệp, OCOP khẳng định được hướng đi đúng, góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao giá trị sản xuất và là thương hiệu riêng của Quảng Ninh.

Tạo dựng thương hiệu tỉnh Quảng Ninh

Trên cơ sở nghiên cứu học tập kinh nghiệm phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” (OVOP) của Nhật Bản và Chương trình “Mỗi cộng đồng một sản phẩm” (OTOP) của Thái Lan, năm 2013, tỉnh Quảng Ninh phê duyệt Đề án OCOP, giai đoạn 2013 - 2016). Năm 2016, Quảng Ninh tổ chức sơ kết đánh giá giai đoạn 1 (2013 – 2016), Đề án đã khẳng định hướng đi đúng. Theo đó, năm 2017, tỉnh tiếp tục phê duyệt Đề án OCOP giai đoạn II (2017 - 2020), với quan điểm đưa OCOP vào chiều sâu theo hướng từng bước tiêu chuẩn hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn khu vực và quốc tế.

Đến nay, sau 7 năm, toàn tỉnh đã phát triển được tổng số 500 sản phẩm, trong đó số sản phẩm đạt sao là 238 sản phẩm (3 sản phẩm 5 sao cấp quốc gia, 67 sản phẩm 4 sao, 162 sản phẩm 3 sao); 31 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP. Tạo giá trị doanh thu từ chương trình OCOP đạt 400 - 500 tỉ đồng/năm.

chuong trinh ocop suc bat cho nong nghiep nong thon quang ninh hinh 1

Sản xuất đông trùng hạ thảo tại HTX Việt Hoàng (phường Hà Khẩu, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh), một trong những DN có sản phẩm tham gia OCOP. Ảnh: Hồng Phương

Trong số các sản phẩm OCOP của tỉnh có nhiều sản phẩm được phát triển dựa trên hoạt động sản xuất sẵn có, phát huy tối đa lợi thế, tiềm năng của mỗi địa phương như: Mực Cô Tô, gà Tiên Yên, miến dong Bình Liêu, ba kích Ba Chẽ, chả mực Hạ Long, trứng gà Tân An, vải chín sớm Phương Nam, trà hoa vàng Ba Chẽ v.v..

Năm 2021, mặc dù chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, song các địa phương vẫn nỗ lực tổ chức một số hoạt động xúc tiến thương mại, góp phần quảng bá sản phẩm, đẩy mạnh tiêu thụ, mở rộng thị trường. Các hội chợ do Sở Công Thương phối hợp với Cục Thương mại điện tử và kinh tế số, sàn thương mại điện tử uy tín tổ chức hội nghị kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP và nông sản tiêu biểu của tỉnh qua “Gian hàng Việt trực tuyến”. Sau hội nghị, 35 sản phẩm OCOP của tỉnh được bán hàng trên sàn thương mại điện tử Sendo, tiki, voso...

Ngoài ra, hiện 223 sản phẩm OCOP của tỉnh đã được niêm yết, giao dịch trực tuyến trên các sàn giao dịch thương mại điện tử của Quảng Ninh. Cùng với đó, BCĐ OCOP tỉnh Quảng Ninh và các địa phương đã tích cực tuyên truyền, hướng dẫn, tư vấn phát triển sản phẩm mới. Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh Quảng Ninh có 44 sản phẩm đạt yêu cầu tham gia chương trình OCOP, nâng thành 500 sản phẩm của chương trình hiện có. Thêm vào đó, 90% sản phẩm tham gia chương trình được dán tem điện tử, có mã số, mã vạch...

Theo kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cấp Quốc gia vào ngày 30/06/2021, Quảng Ninh là địa phương có số lượng sản phẩm OCOP được chứng nhận 5 sao nhiều thứ hai của cả nước với 3 sản phẩm là Ngọc trai Southsea - ngọc trai Hạ Long; Ngọc trai Akoya - ngọc trai Hạ Long; Ngọc trai Tahiti - ngọc trai Hạ Long của Công ty Cổ phần Ngọc trai Hạ Long.

Góp phần thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp

Nhờ triển khai có hiệu quả Chu trình OCOP thường niên nên Chương trình OCOP tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn vừa qua đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Cùng với Chương trình xây dựng Nông thôn mới, OCOP đã góp phần thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa tập trung, xây dựng thương hiệu, gia tăng giá trị sản phẩm, nâng cao trình độ sản xuất kinh doanh của các chủ thể.

Đồng thời, cũng phát huy được các tiềm năng lợi thế sẵn có từ các sản phẩm truyền thống văn hóa địa phương; tạo ra sản phẩm có chất lượng phục vụ du lịch, dịch vụ và đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh, mang lại thu nhập cao cho cộng đồng dân cư nông thôn, tham gia tích cực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, chương trình tác động mạnh mẽ tới thương hiệu, chất lượng hàng hóa và dịch vụ nông nghiệp, tạo sự chuyển biến tích cực trong sản xuất nông nghiệp, góp phần nâng cao thu nhập bền vững cho người dân và thương hiệu OCOP từng bước trở thành thương hiệu mạnh trên thị trường trong nước, khu vực và quốc tế

Sau khi triển khai theo hướng sản xuất tập trung, phần lớn các sản phẩm OCOP đảm bảo đủ điều kiện phát triển thành hàng hóa với sản lượng lớn, được thị trường chấp nhận, người tiêu dùng đánh giá cao. Chính vì vậy, hiệu quả của Chương trình là khá tích cực, góp phần gia tăng giá trị sản phẩm, làm phong phú thêm các sản phẩm hàng hóa trên địa bàn.

Đặc biệt, góp phần nâng cao thu nhập, phục vụ đời sống nhân dân, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, hướng người dân tham gia thị trường với sự chủ động, sáng tạo trong sản xuất - kinh doanh... Các sản phẩm OCOP ngày càng được đầu tư nâng cấp đạt tiêu chuẩn được người tiêu dùng đón nhận; cộng đồng các doanh nghiệp, HTX tham gia OCOP ngày càng có bước trưởng thành và phát triển.

Chương trình OCOP không chỉ tạo ra sản phẩm mang tính hàng hóa, nâng cao thu nhập cho người dân, thay đổi tư duy sản xuất mà nó đã thực sự tạo nền tảng cho Quảng Ninh có những thuận lợi đưa nông sản địa phương vươn ra “biển lớn”. Đồng thời, tạo động lực để ngành nông nghiệp phát triển hiện đại, xây dựng nông thôn văn minh.

PV

Bình Luận

Tin khác

Ninh Bình: Tuyên truyền lưu động hưởng ứng 'Tháng hành động vì an toàn thực phẩm' năm 2024

Ninh Bình: Tuyên truyền lưu động hưởng ứng "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm" năm 2024

(CLO) Ngày 2/5, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Ninh Bình tổ chức tuyên truyền lưu động hưởng ứng "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm" năm 2024 tại một số địa phương trong tỉnh.

Đời sống
Công an tỉnh Hà Nam khuyến cáo phòng, chống đuối nước khi hè về

Công an tỉnh Hà Nam khuyến cáo phòng, chống đuối nước khi hè về

(CLO) Để chủ động các biện pháp phòng, tránh đuối nước cho trẻ em, đặc biệt trong dịp hè, Công an tỉnh Hà Nam khuyến cáo cần bố trí các biển cảnh báo, biển cấm và các giải pháp để bảo đảm an toàn; gia đình và nhà trường tổ chức các lớp hướng dẫn kỹ năng bơi cho trẻ em,...

Đời sống
Khẩn trương khắc phục hậu quả do mưa đá ở huyện miền núi Nghệ An

Khẩn trương khắc phục hậu quả do mưa đá ở huyện miền núi Nghệ An

(CLO) Việc khắc phục, sửa chữa nhà bị hư hỏng do trận mưa đá kéo dài đã được lực lượng chức năng và người dân địa phương ở huyện miền núi Tương Dương (Nghệ An) hoàn tất, các hộ bị thiệt hại trở lại nhịp sống bình thường, yên tâm lao động sản xuất.

Đời sống
ABBANK thành công gây quỹ 50.000 cây gỗ lớn cho các gia đình khó khăn tỉnh Quảng Bình

ABBANK thành công gây quỹ 50.000 cây gỗ lớn cho các gia đình khó khăn tỉnh Quảng Bình

(CLO) Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) phối hợp cùng Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường chính thức trao tặng 50.000 cây giống gỗ lớn Lim, Huê cho các hộ dân khó khăn tại xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.

Đời sống
Gia Lai: Đề nghị xác minh thông tin sai sự thật liên quan đến Chủ tịch UBND huyện Đức Cơ

Gia Lai: Đề nghị xác minh thông tin sai sự thật liên quan đến Chủ tịch UBND huyện Đức Cơ

(CLO) Liên quan đến thông tin cho rằng, Chủ tịch UBND huyện Đức Cơ (Gia Lai) tham gia vui chơi cùng nhóm người trên sông Pô Cô, trong đó có người chết đuối, UBND huyện này khẳng định thông tin trên là sai sự thật.

Đời sống