Chương trình "Trường giúp trường": Mở rộng vòng tay nhân ái

Thứ sáu, 03/04/2015 21:26 PM - 0 Trả lời

Chương trình "Trường giúp trường": Mở rộng vòng tay nhân ái

(Congluan.vn)-Trường phổ thông Hermann Gmeiner Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng nổi tiếng khắp tỉnh Lâm Đồng với chương trình “Trường giúp trường.”
 
 
 
Báo Công luận 
Công trình của trường Herman
Bắt đầu từ Hermann Gmeiner Đà Lạt

Thầy Trần Xuân Dũng, phó Hiệu trưởng (kiêm Chủ tịch Công đoàn cơ sở trường Hermann Gmeiner Đà Lạt) cho biết: Năm 2008, Bộ GD&ĐT có kêu gọi giúp đỡ học sinh, giáo viên vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Đồng thời, hưởng ứng phong trào “Trường giúp trường” do công đoàn ngành giáo dục phát động, tập thể, cán bộ trường Hermann Gmeiner Đà Lạt nhận thức đây là việc làm thiết thực, phát huy được tinh thần tương thân, tương ái khi gặp khó khăn.

Tuy nhiên, theo thầy Dũng, phong trào thiện nguyện của trường đã có truyền thống từ ngày thành lập. Năm 1994, trường đã từng tổ chức chương trình “Vòng tay nhân ái” do thầy Dũng (lúc đó là Bí thư Đoàn trường) làm “nhạc trưởng” vì xuất phát từ thực tế gần trường có trung tâm bảo trợ xã hội dành cho trẻ mồ côi. Thương những em nhỏ, thầy Dũng bàn với Đoàn trường tổ chức thành lập một nhóm học sinh đi dạy chữ cho trẻ mồ côi, phát động giáo viên, học sinh tiết kiệm tiền tiêu vặt để mua đồ dùng học tập, sách vở…cho các em. Hoạt động mở rộng theo từng năm như đi chăm sóc người bệnh phong, học bổng cho học sinh nghèo, tặng quà cho các trường xa xôi…

Tiếp nối truyền thống đó, khi phong trào “Trường giúp trường” được phát động, tập thể trường đã hưởng ứng tích cực . Đồng thời, theo thầy Dũng, Trường Hermann Gmeiner là ngôi trường giảng dạy trẻ mồ côi tại làng SOS Đà Lạt và học sinh sống lân cận quanh trường nên giáo viên cô hiểu được hoàn cảnh khó khăn của các vùng sâu, vùng xa, những nơi hằng năm gặp thiên tai như bão, lũ, lốc xoáy…

Người với người sống để yêu nhau

Hàng tháng, Công đoàn trường tích góp kinh phí để thực hiện phong trào trên từ lòng hảo tâm của các thầy cô khi lĩnh lương, từ việc nuôi heo đất của học sinh, ủng hộ của phụ huynh. Biết khu tập thể giáo viên trường PTTH Hoà Ninh (huyện Di Linh) không có giếng nước mà phải đi bộ rất xa để lấy nước về sinh hoạt, Công đoàn trường Hermann Gmeiner ủng hộ 25 triệu đồng khoan giếng cho các thầy cô trên. Tượng tự, hỗ trợ học sinh nghèo trường THCS Đạ Nhim (huyện Lạc Dương) quần áo mới, 5.000 cuốn vở, 100 bộ sách, tôn sáng, bể chứa nước, với tổng giá trị hơn 25 triệu đồng.

Qua giao lưu, làm việc, nhận thấy thầy cô, học sinh trường THCS Pró (huyện Đơn Dương) thiếu thốn máy vi tính để học tập, làm việc nên trường Hermann Gmeiner hỗ trợ mua máy vi tính, âm thanh, sách vở, quần áo…Ngoài ra, trường còn trao học bổng cho các em học sinh nghèo hiếu học của các trường khó khăn ở huyện Nam Cát Tiên, Di Linh…

Không chỉ giúp đỡ các trường khó khăn, Công đoàn trường Hermann Gmeiner cũng tổ chức cho các công đoàn viên đăng ký đỡ đầu cho học sinh nghèo khó trong trường về vật chất, giúp đỡ các em trong học tập. Một số em học sinh nghèo hiếu học được các thầy cô thay nhau đóng tiền học phí, mua sắm xe đạp như em Võ Thị Họa My, lớp 9B - nhà nghèo, ham học nên hàng ngày đi bộ gần 10km đến trường. Bên cạnh đó, trường còn hỗ trợ cho học sinh nghèo những suất ăn trưa miễn phí tại căn tin của nhà trường. Trường hợp gia đình học sinh nào gặp biến cố thì các thầy cô thay nhau chia sẻ về tinh thần và hỗ trợ về vật chất đến khi gia đình ổn định. Cô Phan Công Hạnh cho biết: “Gia đình em Tân, lớp 2, bị cháy rụi được nhà trường miễn học phí, ăn trưa, hỗ trợ quần áo, sách vở…”. Theo thầy Dũng, những em học xuất sắc, hoàn cảnh khó khăn cuối năm đều được thưởng và những em có hoàn cảnh tương tự của trường khác ở TP Đà Lạt cũng được trường hỗ trợ.

Theo thầy Dũng, điều đọng lại ở những công trình này là lan tỏa tình thương với xã hội, giúp các em học sinh thuần tính, biết san sẻ yêu thương. Đều đặn gần 10 năm qua, vào những ngày cuối tuần, thầy Dũng, cô Hạnh đều đến dạy cho những em mồ côi. “Hạnh phúc nhất là ngày 20-11 hoặc tết, các em đã ra trường đều về thăm thầy cô cũng như ủng hộ kinh phí, vật chất để trường làm thiện nguyện” - cô Hạnh chia sẻ.

Nhất Phiến

Tin khác

Tiên Lãng (Hải Phòng): Bất cập trong việc quản lý và sử dụng SVĐ huyện sau 16 năm 'xã hội hóa'?

Tiên Lãng (Hải Phòng): Bất cập trong việc quản lý và sử dụng SVĐ huyện sau 16 năm 'xã hội hóa'?

(CLO) Ngày 31/7/2008, Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Tiên Lãng, Thành phố Hải phòng đã ban hành Quyết định số 1214/QĐ-UBND về việc cho thuê các ki ốt khán đài sân vận động huyện... Tuy nhiên, sau 16 năm thực hiện chính sách “xã hội hóa”, vẫn còn một số bất cập cần được làm rõ và khắc phục.

Điều tra
Kon Tum: Vì sao doanh thu của Công ty TNHH MTV Lâm Kim Gia Lai 'nhảy múa' theo từng gói thầu?

Kon Tum: Vì sao doanh thu của Công ty TNHH MTV Lâm Kim Gia Lai 'nhảy múa' theo từng gói thầu?

(CLO) Ở mỗi gói thầu tham dự khác nhau, Công ty TNHH MTV Lâm Kim Gia Lai lại thể hiện một hồ sơ năng lực với doanh thu khác nhau?

Điều tra
Thu hồi quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh

Thu hồi quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh

(CLO) Ngay sau phản ánh của báo Nhà báo & Công luận, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 đã ban hành quyết định thu hồi Quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh và trợ cấp, phụ cấp hàng tháng đối với ông Nguyễn Văn Nam.

Điều tra
Doanh nghiệp 'quen mặt' và những gói thầu trúng “sát giá” tại BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm?

Doanh nghiệp 'quen mặt' và những gói thầu trúng “sát giá” tại BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm?

(CLO) Thời gian gần đây, ông Nguyễn Minh An - Giám đốc BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội đã ký hàng loạt gói thầu có tổng trị giá lên đến hàng trăm tỉ đồng.

Điều tra
Quán bar Aplus ngang nhiên kinh doanh 'bóng cười'?

Quán bar Aplus ngang nhiên kinh doanh "bóng cười"?

(CLO) Mặc dù từng bị xử phạt do kinh doanh quá giờ quy định, thế nhưng quán bar Aplus có địa chỉ tại số 78 Yên Phụ, phường Nguyễn Trung Trực (quận Ba Đình, Hà Nội) không những không tuân thủ theo các quy định của pháp luật mà còn tiếp tục tái diễn, ngang nhiên kinh doanh “bóng cười”….

Điều tra