(CLO) Ngày 15/12, các chuyên gia từ Viện vi sinh & Chống dịch Stanford (Mỹ) và Việt Nam trao đổi nghiên cứu, ứng dụng mới trong điều trị bệnh và các vấn đề y tế cấp thiết tại Việt Nam.
Hội thảo diễn ra tại Đà Nẵng, nằm trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam của GS.TS.BS Jeffrey Glenn - Viện trưởng Việnvi sinh và Chống dịch Stanford, TS.BS Edward Pham - Viện phó, cùng nhiều chuyên gia hàng đầu tại Stanford, kéo dài từ 13-16/12 theo lời mời của Viện nghiên cứu Tâm Anh, Hệ thống BVĐK Tâm Anh.
Nhiều hoạt động khoa học hướng đến mở rộng hợp tác giữa Việt Nam và Mỹ về khoa học y tế chuyên sâu nhằm triển khai các nghiên cứu, phát minh mới về y tế và chăm sóc sức khỏe cho người dân ngay tại Việt Nam.
GS.BS Jeffrey S. Glenn được đại diện Viện nghiên cứu Tâm Anh chào đón tại sân bay.
Chào đón đoàn, GS Nguyễn Văn Tuấn - Viện trưởng Viện nghiên cứu Tâm Anh, cho biết: “Thay vì chỉ ra nước ngoài học hỏi, nghiên cứu, Viện nghiên cứu Tâm Anh nỗ lực mời ngàycàng nhiều các chuyên gia, nhà nghiên cứu tầm cỡ thế giới đến Việt Nam. Chúng tôi muốn tham vấn các góc nhìn, đánh giá mới, tận dụng trí tuệ quốc tế về chính các vấn đề y tế, dịch bệnh và công tác nghiên cứu, sản xuất vắc xin và thuốc mới tại Việt Nam, phù hợp với dịch tễ học và tình hình thực tế của Việt Nam”.
Tại hội thảo, là một chuyên gia hàng đầu về vi khuẩn học & phát triển thuốc chống virus, Giáo sư Jeffrey Glenn trình bày báo cáo “Phương pháp mới điều trị viêm gan siêu vi D” thu hút giới chuyên môn, do Việt Nam vẫn chưa có kỹ thuật xét nghiệm và vắc xin phòng bệnh này. Giáo sư Jeffrey Glenn cho biết Viện vi sinh & Chống dịch Stanford đã xúc tiến đào tạo kỹ thuật xét nghiệm viêm gan siêu vi D cho Trung tâm Xét nghiệm, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh.
Các chuyên gia cảnh báo, người mắc cùng lúc viêm gan siêu vi B và D càng khiến bệnh tiến triển đến xơ gan nhanh hơn và tăng tỷ lệ tử vong. Dịch bệnh giống như một cuộc chiến, các thuốc điều trị và vắc xin mới đóng vai trò quan trọng, cần bắt đầu sớm.
Ở lĩnh vực nghiên cứu và phát triển công nghệ sinh học, các loại thuốc mới, người đứng đầu Stanford cho biết hai bên sẽ định hướng mô hình khả thi để phát triển cộng đồng các bác sĩ cóđộng lực nghiên cứu lâm sàng tại Việt Nam. Việt Nam cần thúc đẩy hơn nghiên cứu, tiếp nhận chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc công nghệ cao, thuốc công nghệ sinh học, thuốc mới đáp ứng nhu cầu trong trường hợp cấp bách như xảy ra dịch bệnh, bệnh truyền nhiễm mới. Hai Viện cùng nhau xây dựng hệ thống phòng thí nghiệm hiện đại cho hoạt động thử nghiệm lâm sàng thuốc tại Viện nghiên cứu Tâm Anh theo các tiêu chuẩn nghiêm ngặt từ Stanford.
Việc ứng dụng robot, trí tuệ nhân tạo (AI) trong khám và điều trị bệnh theo xu thế mới cũng được hai bên trao đổi. Các chuyên gia từ Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh giới thiệu kinh nghiệm thực tiễn về ứng dụng robot AI trong mổ u não, đột quỵ xuất huyết não; Công nghệ nuôi phôi AI, cải thiện tỷ lệ thành công trong thụ tinh ống nghiệm; Ứng dụng siêu "thuật toán" AI trong dựng hình, đo đạc cấu trúc tim thai, phát hiện bất thường nhỏ nhất. Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh còn ứng dụng công nghệ thực tế ảo “Mắt thần” Knee+ trong phẫu thuật tạo hình khớp gối nhân tạo; can thiệp phì đại lành tính tuyến tiền liệt không phẫu thuật với sự trợ giúp của AI, “siêu chọn lọc” đúng các mạch máu cần can thiệp.
Đại diện Stanford cho rằng các đột phá công nghệ sẽ giúp ngành y tế thay đổi mạnh mẽ. Ứng dụng công nghệ AI có thể rút ngắn được quá trình sản xuất ra các loại thuốc mới, phù hợp riêng cho từng người.
Hội thảo quốc tế giữa Viện nghiên cứu Tâm Anh và Viện vi sinh& Chống dịch Stanford diễn ra tại Đà Nẵng, ngày 15/12.
Ở lĩnh vực y tế dự phòng, BS Bạch Thị Chính - Giám đốc Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC trình bày các bệnh truyền nhiễm cơ bản tại Việt Nam và vắc xin phòng bệnh với các chuyên gia Mỹ, từ đó tìm cách đối phó tốt hơn. Hiện Việt Nam đã tiêm vắc xin phòng bệnh sởi, quai bị, thủy đậu, rubella, ho gà, bạch hầu, viêm gan siêu vi B… nhưng chưa có vắc xin cho sốt xuất huyết, tay chân miệng.
GS.BS Harry B. Greenberg - Cố vấn Viện vi sinh & Chống dịch Stanford, cho biết sự thay đổi trong nhân khẩu học, các bệnh truyền nhiễm diễn biến nhanh, tốc độ ra thuốc mới, vắc xin mới không kịp tốc độ phát sinh các loại bệnh mới. Nhu cầu về thuốc, chăm sóc, thăm khám sức khỏe và dự phòng bệnh ngày càng tăng.
Ông đánh giá cao năng lực y tế dự phòng tại VNVC, cho rằng mô hình VNVC là duy nhất trên thế giới, có thể công bố trên các tạp chí quốc tế về một hình mẫu triển khai tiêm vắc xin. “Mô hình VNVC đóng góp lớn vào sự phổ cập tiêm vắc xin không chỉ ở Việt Nam mà cả thế giới, cải thiện nỗi lo tiêm vắc xin của nhiều người nhờ những dự án truyền thông, giáo dục cộng đồng hiệu quả”, giáo sư Greenberg cho biết.
Trong chuyến thăm và làm việc, các chuyên gia Việt - Mỹ còn trao đổi nhiều chủ đề lớn mang tính thời đại như: Khả năng lập trình các loại thuốc kháng virus, Tương lai ngành công nghệ sinh học mới, Chuyển tải các nghiên cứu y sinh học cơ bản thành các ứng dụng chữa trị mới… Giáo sư Jeffrey Glenn đánh giá Tâm Anh sở hữu hệ thống bệnh viện lớn, viện nghiên cứu, hàng trăm trung tâm tiêm chủng vắc xin trên toàn quốc và xây dựng trường đại học chú trọng đến năng lực khoa học cơ bản, cho thấy đủ tầm vóc trở thành đối tác lý tưởng của Stanford.
GS.BS. Harry B. Greenberg - Cố vấn Viện vi sinh & chống dịch Stanford (áo xanh) tham quan Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn ISO 15189_2012 tại BVĐK Tâm Anh.
GS Nguyễn Văn Tuấn cho biết sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong việc triển khai các chiến lược về y tế và chăm sóc sức khỏe mà Viện nghiên cứu Tâm Anh và Viện vi sinh & Chốngdịch Stanford đã ký kết vào tháng 9/2023. Mục tiêu của hai bên là đẩy mạnh hợp tác đào tạo, nghiên cứu và phát triển công nghệ sinh học, các loại thuốc mới; ứng dụng công nghệ AI và xây dựng hệ thống phòng lab hiện đại cho hoạt động thử nghiệm lâm sàng thuốc tại Viện nghiên cứu Tâm Anh.
Sự kiện tiếp tục khẳng định nỗ lực đưa Việt Nam tiếp cận khoa học thế giới trong thời đại mới, thông qua vai trò quan trọng của các giáo sư, các nhà khoa học.
(CLO) Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá Lê Đức Giang vừa có văn bản yêu cầu các đơn vị liên quan khẩn trương cung cấp hồ sơ, tài liệu về hoạt động khai thác khoáng sản theo yêu cầu của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu - Bộ Công an.
(CLO) UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có văn bản gửi các cơ quan chức năng, yêu cầu tạm dừng khai thác khoáng sản của Công ty TNHH Minh Chung, tại mỏ cát số 18, xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc và Công ty TNHH Nam Lực tại mỏ cát số 54, xã Định Hải, huyện Yên Định.
(CLO) Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Cầu Kè vừa tiến hành mở thầu cho gói thầu số 27, thuộc dự án xây dựng đê bao ven sông Tân Dinh ngăn triều cường khu vực xã An Phú Tân, Tam Ngãi, Thông Hòa (huyện Cầu Kè).
(CLO) Ngày 27/3, Sở Y tế đã có báo cáo và đề nghị UBND TP HCM ban hành quyết định công bố hết dịch sởi tại 22 phường, xã do đã đủ điều kiện quy định để công bố hết dịch.
(NB&CL) Tinh thần “Thần tốc, thần tốc hơn nữa… Quyết chiến và toàn thắng” mà Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp gửi gắm trong bức điện khẩn ngày 7/4/1975 đã được lan toả trọn vẹn khắp chiến trường. Tất cả cùng một khí thế “tốc chiến, tốc thắng”, quyết tâm hoàn thành trận quyết chiến chiến lược cuối cùng, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
(CLO) Một nhà báo truyền hình nhà nước Nga đã thiệt mạng và người quay phim của cô bị thương nặng do trúng mìn ở vùng Belgorod của Nga gần biên giới với Ukraine, theo đài truyền hình nhà nước Nga đưa tin hôm thứ Tư.
(NB&CL) Trước những sai phạm tại dự án Khu nhà ở Hoàng Hảo và dự án Khu nhà ở Hoa Lan, Thanh tra Chính phủ đã đề nghị Bộ Công an tiếp nhận thông tin, tài liệu để xem xét, điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
(NB&CL) Dù tiếp nối các dòng tranh phương Tây, nhưng những nghệ nhân Việt Nam đã thổi vào sản phẩm tranh kính của mình bản sắc văn hoá Việt, tâm hồn Việt.
(NB&CL) Ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch HĐQT Vietravel cho biết: Doanh nghiệp tư nhân gặp bất lợi so với doanh nghiệp nhà nước, đây là vấn đề đã được đề cập nhiều lần nhưng không được giải quyết triệt để.
(NB&CL) Theo TS. Trương Văn Phước - nguyên Quyền Chủ tịch Uỷ ban Giám sát tài chính Quốc gia, trong quá trình thí điểm sàn giao dịch tiền ảo (tiền kỹ thuật số), chỉ công nhận tiền kỹ thuật số là “tài sản”, không công nhận là phương tiện thanh toán.
(CLO) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Bắc Kạn vừa đăng tải kết quả lựa chọn nhà thầu cho một số gói thầu xây lắp, thuộc dự án xây dựng Cụm công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh.
(CLO) Lệnh cấm trung chuyển LNG từ Nga có hiệu lực từ ngày 26/3, đánh dấu bước ngoặt trong nỗ lực EU giảm phụ thuộc năng lượng và tái định hình thị trường khí đốt.
(CLO) CTCP Tư vấn đầu tư xây dựng và thương mại Minh Trí vừa thay mặt chủ đầu tư đăng tải thông báo mời thầu cho gói thầu xây lắp, thuộc Dự án “Hạ tầng kỹ thuật khu dân cư mới thôn Trung Nghĩa, xã Đông Hòa, TP Thái Bình”.
(CLO) Ngày 27/3, Sở Y tế đã có báo cáo và đề nghị UBND TP HCM ban hành quyết định công bố hết dịch sởi tại 22 phường, xã do đã đủ điều kiện quy định để công bố hết dịch.
(CLO) Hôm qua (26/3), Bệnh viện đa khoa Hưng Thịnh (tỉnh Lào Cai) đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 18 tuổi với dấu hiệu lâm sàng: ho khan, mất tiếng, nói giọng khàn, thỉnh thoảng có khó thở nhẹ đã 2 tháng nay.
(CLO) Sở Y tế Bắc Ninh vừa có văn bản đề nghị các cơ sở y tế trong và ngoài công lập tăng cường phòng chống bệnh sởi và các bệnh dự phòng bằng vắc xin.
(CLO) Ngày 24/3, Bệnh viện hữu nghị Việt Nam - Cuba Đồng Hới cho biết, các y, bác sĩ của bệnh viện vừa cứu chữa thành công một trường hợp nam sinh bị thương nghiêm trọng do pháo tự chế phát nổ.
(CLO) Theo báo cáo nghiên cứu "Dịch vụ y tế dành cho người nước ngoài tại Việt Nam", hệ thống y tế Vinmec có mức độ nhận diện tốt nhất toàn quốc với mức độ nhận diện lên đến 67%, giữ khoảng cách khá xa so với các bệnh viện còn
(CLO) Bộ Y tế lập 6 đoàn kiểm tra, giám sát có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, hướng dẫn, chỉ đạo công tác phòng, chống dịch và triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống bệnh sởi tại nhiều tỉnh, thành phố.
Tập đoàn dược phẩm hàng đầu thế giới Pfizer và Hệ thống tiêm chủng VNVC khẳng định cam kết vững mạnh của hai bên trong việc phát triển và mở rộng hệ sinh thái chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam thông qua thỏa thuận về hợp tác nhằm thúc đẩy chia sẻ kiến thức trong lĩnh vực sản xuất vắc xin chất lượng cao.
Ngày 17/3, Hệ thống tiêm chủng VNVC trao tặng 500.000 liều vắc xin sởi cho Bộ Y tế, ngay sau công điện khẩn về việc đẩy nhanh tiêm chủng vắc xin phòng chống bệnh sởi của Thủ tướng Chính phủ, nhằm khẩn trương đưa vắc xin về các địa phương có nguy cơ cao bùng phát dịch, tăng tốc bao phủ vắc xin.