Chuyên gia gợi ý cách chống ngập sau mưa lớn cho Hà Nội

Thứ năm, 16/06/2022 11:34 AM - 0 Trả lời

(CLO) Những cơn mưa lớn dồn dập đã khiến tình trạng ngập úng ở Hà Nội trở nên trầm trọng. Giải pháp nào để giảm thiểu ngập úng đô thị dưới biến đổi của khí hậu, các chuyên gia đã đưa ra một số gợi ý.

Theo GS.TS Trần Đức Hạ, Viện trưởng Viện Nghiên cứu cấp thoát nước và môi trường, Hội Cấp thoát nước Việt Nam, nguyên nhân khách quan gây ngập úng tại Hà Nội đó là do địa hình thấp và mực nước các sông lên cao; lượng mưa lớn và phân bổ không đều theo thời gian. Cùng đó là do quá trình đô thị hóa và tăng dân số.

Những năm qua, TP Hà Nội đã không tận dụng lợi thế và địa hình này để thực hiện quy hoạch thoát nước, lại tập trung xây cống ngầm, trạm bơm nằm cách xa các sông ngòi, rồi phải xây kênh dẫn phức tạp. Trong khi đó, sông ngòi, ao hồ lại đang bị lấp, thu hẹp.

chuyen gia goi y cach chong ngap sau mua lon cho ha noi hinh 1

Sau những cơn mưa lớn dồn dập, tình trạng ngập úng ở Hà Nội lại trở nên trầm trọng.

Một nguyên do khác đến từ những bất cập trong quản lý quy hoạch đô thị là khi các công trình hạ tầng, đặc biệt là thoát nước, đã không theo kịp với tốc độ xây dựng công trình, nhà cửa.

Đáng chú ý, khi triển khai xây dựng, cốt san nền công trình tại các khu đô thị mới, đại lượng cơ bản trong thiết kế tiêu thoát nước đã không được tuân thủ theo quy hoạch. Hệ thống hồ điều hòa ở các khu đô thị mới hiện nay đã ít lại chưa phát huy hết tác dụng. Thậm chí nhiều khu hồ điều hòa bị lấp để lấy đất làm nhà, dẫn đến thoát nước chậm.

Ngoài ra, việc thay đổi cốt đường sau mỗi lần cải tạo, sửa chữa sẽ làm thay đổi ranh giới các tiểu lưu vực thoát nước và hiệu quả hoạt động của các đường cống ở đó.

So với các địa phương, trong những năm qua, TP. Hà Nội phân bổ nguồn kinh phí đáng kể cho các dự án đầu tư xây dựng hệ thống tiêu thoát nước. Từ năm 2015 tới nay, UBND TP. Hà Nội đã phê duyệt hàng loạt dự án nhằm thoát nước, chống ngập úng cho khu vực phía Tây, gồm các quận Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hà Đông và các huyện ngoại thành vừa mở rộng. Tuy nhiên, hầu hết các dự án vẫn đang trong quá trình thực hiện hoặc chậm tiến độ khiến nhiều khu vực ở TP. Hà Nội tiếp tục chìm trong biển nước mỗi khi mưa lớn.

Theo GS.TS Trần Đức Hạ, thoát nước mưa đô thị cần theo hướng bền vững. Tức là áp dụng các giải pháp kĩ thuật để kiểm soát úng ngập tại chỗ, thông qua việc thu gom, lưu chứa và xả ra từ từ vào cống thoát nước hoặc môi trường. Đây là một trong những giải pháp mới được khuyến khích áp dụng nhằm giảm thiểu ngập úng đô thị dưới tác động của biến đổi của khí hậu.

Các công trình của hệ thống thoát nước đô thị bền vững tạo điều kiện thoát chậm để tránh lượng mưa tập trung lớn ở đô thị trong thời gian ngắn. Đồng thời, sử dụng triệt để các khả năng lưu giữ và làm sạch của hệ thống sinh thái tự nhiên vào việc cải thiện chất lượng nước, làm hài hòa cảnh quan thiên nhiên.

Cũng theo GS.TS Trần Đức Hạ, việc xây dựng bể ngầm chứa nước là phương án Hà Nội có thể nhân rộng. Hiện thành phố mới thí điểm xây hầm ngầm chống ngập cho phố Nguyễn Khuyến, (quy mô 2.000m3).

Bể ngầm thường được áp dụng cho khu vực ngập úng cục bộ, xu thế ổn định qua các năm. Để triển khai, cơ quan cấp thoát nước cần xác định khu vực ngập úng, tìm vị trí có đường dẫn nước thuận lợi, khoảng không gian trống lớn phía trên để xây bể ngầm.

Mô hình này đã được ứng dụng thành công tại Hong Kong (Trung Quốc), các thành phố ở Nhật Bản và nhiều nơi khác. Ngoài việc góp phần cắt đỉnh lũ khi mưa lớn, các bể ngầm này còn chứa nước mưa dự trữ để sử dụng tưới cây, rửa đường, chữa cháy, cung cấp cho hồ đô thị và tái tạo nguồn nước ngầm.

Hải Phong

Tin khác

Khẩn trương khắc phục hậu quả do mưa đá ở huyện miền núi Nghệ An

Khẩn trương khắc phục hậu quả do mưa đá ở huyện miền núi Nghệ An

(CLO) Việc khắc phục, sửa chữa nhà bị hư hỏng do trận mưa đá kéo dài được lực lượng chức năng và người dân địa phương ở huyện miền núi Tương Dương (Nghệ An) hoàn tất, các hộ bị thiệt hại trở lại nhịp sống bình thường, yên tâm lao động sản xuất.

Đời sống
ABBANK thành công gây quỹ 50.000 cây gỗ lớn cho các gia đình khó khăn tỉnh Quảng Bình

ABBANK thành công gây quỹ 50.000 cây gỗ lớn cho các gia đình khó khăn tỉnh Quảng Bình

(CLO) Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) phối hợp cùng Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường chính thức trao tặng 50.000 cây giống gỗ lớn Lim, Huê cho các hộ dân khó khăn tại xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.

Đời sống
Gia Lai: Đề nghị xác minh thông tin sai sự thật liên quan đến Chủ tịch UBND huyện Đức Cơ

Gia Lai: Đề nghị xác minh thông tin sai sự thật liên quan đến Chủ tịch UBND huyện Đức Cơ

(CLO) Liên quan đến thông tin cho rằng, Chủ tịch UBND huyện Đức Cơ (Gia Lai) tham gia vui chơi cùng nhóm người trên sông Pô Cô, trong đó có người chết đuối, UBND huyện này khẳng định thông tin trên là sai sự thật.

Đời sống
Gia Lai: Liên tiếp 5 trường hợp tử vong do đuối nước dịp lễ trên sông Pô Kô

Gia Lai: Liên tiếp 5 trường hợp tử vong do đuối nước dịp lễ trên sông Pô Kô

(CLO) Chỉ trong 2 ngày nghỉ lễ, trên sông Pô Kô (đoạn qua địa bàn tỉnh Gia Lai) xảy ra 5 trường hợp tử vong do đuối nước.

Đời sống
Lào Cai: Gió lốc làm hỏng gần 250 nhà dân và nhiều diện tích hoa màu

Lào Cai: Gió lốc làm hỏng gần 250 nhà dân và nhiều diện tích hoa màu

(CLO) Từ ngày 30/4 đến rạng sáng ngày 1/5, tỉnh Lào Cai đã bất ngờ xuất hiện dông lốc gây thiệt hại nhiều về tài sản, hoa màu của người dân khoảng trên 10 tỷ đồng.

Đời sống