Chuyên gia: Thị trường trái phiếu đổ bể sẽ là “tử huyệt” của kinh tế Việt Nam

Thứ năm, 15/09/2022 07:47 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo chuyên gia, với tổng đáo hạn cuối năm là 84.000 tỷ đồng, cả năm sau 140.000 tỷ đồng, trái phiếu đang là “tử huyệt” của kinh tế vĩ mô, nếu thị trường này đổ bể, vỡ nợ.

Nút thắt của các doanh nghiệp “đói” vốn

Theo báo cáo của Hiệp hội Trái phiếu Việt Nam, trong tháng 8/2022, thị trường trái phiếu “dậy sóng” trở lại sau 1 tháng im ắng, với 26 đợt phát hành trái phiếu riêng lẻ, với tổng giá trị gần 14.000 tỷ đồng và 1 đợt phát hành trái phiếu ra công chúng trị giá 300 tỷ đồng.

chuyen gia thi truong trai phieu do be se la tu huyet cua kinh te viet nam hinh 1

Kể từ tháng 4 năm nay, các doanh nghiệp, nhất là nhóm ngành bất động sản dường như “ngại” phát hành trái phiếu ra thị trường. Ảnh minh họa

Tuy nhiên, trong đó chủ yếu là trái phiếu của các ngân hàng thương mại; các lĩnh vực khác tiếp tục khá hạn chế, chỉ có 2 đợt phát hành từ CTCP Fuji Nutri Food và CTCP Đầu tư và kinh doanh nhà Khang Điền với tổng 1.800 tỷ đồng. 

Trên thực tế, sau “scandal” liên quan tới Tân Hoàng Minh, kể từ tháng 4 năm nay, các doanh nghiệp, nhất là nhóm ngành bất động sản dường như “ngại” phát hành trái phiếu ra thị trường.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính liên tục có chỉ đạo về việc kiểm soát thị trường trái phiếu. Điều này khiến doanh nghiệp bị “đói” vốn. Do đó, một số quan điểm cho rằng, việc siết chặt và kiểm soát trái phiếu đã và đang ảnh hưởng tới quá trình doanh nghiệp phục hồi.

Ông Đặng Trần Phục, Chủ tịch HĐQT AzFin chia sẻ: Thời gian vừa rồi thị trường xảy ra rất nhiều vấn đề mà trong đó, nhiều nhà đầu tư chưa thu hồi được tài sản. Chính các vấn đề này dẫn đến động thái thắt chặt của cơ quan quản lý, khiến các doanh nghiệp làm ăn đàng hoàng cũng bị liên lụy. 

“Thống kê cho thấy tháng 7-8 vừa rồi khối lượng phát hành chỉ 20-30 nghìn tỷ đồng, đây là nút thắt rất lớn của cộng đồng doanh nghiệp hiện nay”, ông Phục cho biết.

Trái phiếu doanh nghiệp, “tử huyệt” của kinh tế Việt Nam

Tuy nhiên, một số quan điểm nhìn nhận rằng, việc kiểm soát cần thiết để hạn chế nguy cơ “vỡ nợ”, tác động rất xấu tới nền kinh tế Việt Nam.

Với nhận định này, TS Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia tính toán, hiện nay, tổng dư nợ trái phiếu doanh nghiệp vào khoảng 1,5 triệu tỷ đồng. Trong khi đó, tổng số vốn trung dài hạn hệ thống ngân hàng 5 triệu tỷ. Như vậy, dòng vốn từ trái phiếu bằng 1/3, so với tín dụng.

chuyen gia thi truong trai phieu do be se la tu huyet cua kinh te viet nam hinh 2

TS Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia.

Nếu theo quy luật mọi năm, có nghĩa 2 năm sau khối lượng trái phiếu tăng lên gấp đôi, lên khoảng 2,8 triệu tỷ đồng, 2 năm kế tiếp lên 5,6 triệu tỷ đồng, 6 năm sau lên 11,2 triệu tỷ đồng. 

“11,2 triệu tỷ đồng gánh được gần như vốn trung dài hạn mà hệ thống ngân hàng hiện đang dùng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn. Nếu như thị trường trái phiếu phát triển bền vững, thì đây là điều chúng ta đáng kỳ vọng, nhằm giảm áp lực cho hệ thống ngân hàng”, ông Nghĩa nói.

Tuy nhiên, hiện, thị trường trái phiếu vẫn còn nhiều bất cập, thậm chí có quan điểm coi trái phiếu như trò chơi đánh bạc của các nhà phát hành, có trường hợp sai phạm, nhà đầu tư phải ráng chịu. Thì 11,2 triệu tỷ đồng trong tương lai sẽ là một “quả bom” đối với nền kinh tế.

“Trái phiếu là thị trường vô cùng quan trọng nhưng đang không được phát triển với tâm thế xem nó là "máu" của nền kinh tế thị trường”, TS Lê Xuân Nghĩa cho biết.

Cũng theo ông Nghĩa, bộ phận phát triển thị trường trái phiếu là bộ phận hẹp trong Uỷ ban chứng khoán Nhà nước là điều rất "đáng trách". Thị trường trái phiếu là một thị trường có độ rủi ro tương đối cao, vì thế cần có hệ thống giám sát vi phạm chuẩn để nhà đầu tư nhìn vào sức khỏe doanh nghiệp, nhà đầu tư theo đó chỉ biết nhìn vào, quyết định chọn theo khẩu vị rủi ro.

"Hiện tại tôi cho rằng chưa có đủ định chế thật sự để quản lý giám sát phát triển thị trường này. Vì vậy cách làm như vậy có vấn đề, khi sai phạm hình sự hóa. Cứ mỗi lần như vậy thị trường bị rủi ro nhiều trong khi thị trường này là niềm tin", ông Nghĩa nói.

Cũng theo ông Nghĩa, niềm tin và trách nhiệm là 2 từ gắn với nhau. Trách nhiệm trước hết là của Chính phủ, lòng tin trước hết là của doanh nhân, doanh nghiệp. Do thể chế không vững chắc, giám sát không chặt chẽ, rủi ro, ứng xử với thị trường "lên bờ xuống ruộng". Thị trường như vậy khó phát triển bền vững lâu dài, khó giữ niềm tin của dân chúng.

"Chúng ta buộc phải làm lại. Tôi mới họp với Thủ tướng, một vấn đề được đề cập là tử huyệt kinh tế vĩ mô nếu thị trường này đổ bể, vỡ nợ, với tổng đáo hạn cuối năm là 84.000 tỷ, cả năm sau 140.000 tỷ", ông Nghĩa nói.

Dẫn chứng về trường hợp của Hải Nam (Trung Quốc), khi trái phiếu đổ bể, thị trường bất động sản đổ bể, dân chúng nợ tiền ngân hàng biểu tình không trả, người gửi tiền đòi rút ra. Ngay lập tức Chính phủ tuyên bố sẽ cho phép xây dựng hoàn thành nhà, thể hiện trách nhiệm, ông Nghĩa đặt vấn đề rằng "Chúng ta dám làm vậy không ?"

"Trách nhiệm lớn lao nhất là Chính phủ, niềm tin là doanh nghiệp, nhân dân, là trụ cột thị trường này. Chỉ trên nền tảng trách nhiệm của Chính phủ thì mới tạo lòng tin. Lòng tin quyết định phát triển thị trường", ông Nghĩa khẳng định lại.

Định Trần

Bình Luận

Tin khác

Yến Sào Khánh Hòa (SKV) đặt mục tiêu lợi nhuận giảm 26%

Yến Sào Khánh Hòa (SKV) đặt mục tiêu lợi nhuận giảm 26%

(CLO) Hoạt động kinh doanh khó khăn khiến CTCP Yến Sào Khánh Hòa (SKV) phải 'cài số lùi' đặt mục tiêu lợi nhuận giảm 26% so với năm ngoái.

Tài chính - Bảo hiểm
Số lượng doanh nghiệp toàn cầu phá sản tăng gấp đôi trong tháng 4

Số lượng doanh nghiệp toàn cầu phá sản tăng gấp đôi trong tháng 4

(CLO) Báo cáo từ S&P Global Ratings cho thấy số doanh nghiệp toàn cầu phá sản trong tháng 4 đã tăng gấp đôi so với tháng 3 trước đó.

Tài chính - Bảo hiểm
Việt Nam được công nhận là nền kinh tế thị trường sẽ giúp mã cổ phiếu nào bứt phá?

Việt Nam được công nhận là nền kinh tế thị trường sẽ giúp mã cổ phiếu nào bứt phá?

(CLO) Theo báo cáo của Chứng khoán SSI, nhiều công ty trên sàn chứng khoán sẽ được hưởng lợi khi Việt Nam được công nhận là nền kinh tế thị trường.

Tài chính - Bảo hiểm
Nhựa Bình Minh (BMP) chuẩn bị trả cổ tức tiền mặt tỷ lệ 61%

Nhựa Bình Minh (BMP) chuẩn bị trả cổ tức tiền mặt tỷ lệ 61%

(CLO) CTCP Nhựa Bình Minh (mã BMP) chuẩn bị chi 499 tỷ đồng trả cổ tức tiền mặt tỷ lệ 61%.

Tài chính - Bảo hiểm
Viconship (VSC) Chủ tịch từ nhiệm ngay trước thềm ĐHĐCĐ

Viconship (VSC) Chủ tịch từ nhiệm ngay trước thềm ĐHĐCĐ

(CLO) HĐQT CTCP Tập đoàn Container Việt Nam - Viconship (VSC) vừa từ nhiệm ngay trước thềm ĐHĐCĐ thường niên.

Tài chính - Bảo hiểm