Chuyên gia Trần Đắc Phu: Chúng ta chấp nhận thực tế không thể “Zero COVID-19” được!

Thứ ba, 19/10/2021 12:46 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo chuyên gia, việc Phú Thọ, Thanh Hóa… xuất hiện nhiều ổ dịch trong cộng đồng khi chúng ta vừa chuyển sang “bình thường mới” là điều được dự báo trước.

Hiện nay, cả nước thực hiện chủ trương “bình thường mới” đã nới lỏng các hoạt động giao thông, thương mại và cả thống nhất chung cách đáp ứng các hoạt động theo nguy cơ dịch.

Biện pháp này được cho là hạn chế được những thiệt hại kinh tế, đưa cuộc sống sớm ổn định trở lại, tránh đứt gãy chuỗi cung ứng, sản xuất do giãn cách xã hội kéo dài.

Tuy nhiên, khi vừa thực hiện bình thường mới trở lại thì một số tỉnh lại xuất hiện cả ổ dịch mới trong cộng đồng mà mới đây nhất là Thanh Hóa, Phú Thọ… khi phát hiện các chùm lây nhiễm trong cộng đồng có hàng chục ca F0.

Việc dịch lây lan trong cộng đồng đã lan vào trường học. Có những lớp học ở Phú Thọ đã phát hiện 30 em học sinh nhiễm COVID-19.

Trước diễn biến mới của dịch để có góc nhìn khách quan hơn cũng như tham khảo thêm ý kiến chuyên gia về cách chung sống an toàn trong bối cảnh mới, phóng viên Báo Nhà báo & Công luận đã phỏng vấn PGS-TS Trần Đắc Phu, nguyên cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cố vấn cao cấp của Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam.

chuyen gia tran dac phu chung ta chap nhan thuc te khong the zero covid 19 duoc hinh 1

PGS-TS Trần Đắc Phu, nguyên cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cố vấn cao cấp của Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam.

Thưa ông, hiện nay, một số tỉnh như Thanh Hóa, Phú Thọ đã xuất hiện các ổ dịch ngoài cộng đồng, trong bối cảnh chúng ta vừa thực hiện kế hoạch sống chung với COVID-19, vậy ông đánh giá điều này như thế nào?

Ông Trần Đắc Phu: Theo tôi, điều thứ nhất là khi chúng ta thực hiện nới lỏng các hoạt động đi lại, có những người đi từ vùng dịch về lây COVID-19 cho cộng đồng. Ví dụ như những người đi từ một số tỉnh phía Nam trong thời gian qua dịch đã nhiễm sâu và có số mắc cao trong cộng đồng…hoặc trong cộng đồng tại những địa phương này có thể vẫn còn nguồn bệnh nên dịch đã nổi lên.

Khi chúng ta nới lỏng kiểm soát ở các địa phương thì việc xuất hiện các ổ dịch không nằm ngoài dự báo từ trước. Bởi, dự báo của chúng ta chung sống với dịch, chấp nhận không thể “Zero COVID-19” được.

Trong bối cảnh mới, trong cộng đồng có thể hình thành các ổ dịch. Đối phó với thực trạng này là các ổ dịch cần được phát hiện sớm, khoanh vùng để tránh lây lan.

Chúng ta phải khống chế được số mắc, khống chế được các trường hợp nặng, khống chế được tử vong.

Khi dịch xảy ra trong cộng đồng thì lây lan nhanh vào trong các trường học, theo ông vấn đề phòng dịch trong trường học trong bối cảnh mới phải như thế nào?

Ông Trần Đắc Phu: Trường học là môi trường tiếp xúc đông người, phòng kín, các cháu ngồi gần nhau nên việc lây nhiễm dịch là điều đã được cảnh báo.

Để tổ chức dạy học trong bối cảnh mới thì phải cố gắng làm sao giúp các cháu phòng bệnh. Khi có trường hợp sốt, ho, khó thở của các cháu cũng như người trong gia đình thì cho các cháu nghỉ học. Sau đó phối hợp với y tế để xác định có dương tính hay không.

Trong các hoạt động của nhà trường, hạn chế các lớp tương tác với nhau. Nếu để các lớp tương tác với nhau nếu có dịch thì không chỉ lớp này mà còn lây lan sang lớp kia gây khó khăn cho việc phong tỏa và dập dịch. Do đó, cố gắng trong điều kiện hiện nay giữ được lúc nào thì tổ chức học tập lúc đó.

Cố gắng tổ chức phòng bệnh 5k tốt, giữa nhà trường, giáo viên, học sinh và kể cả người nhà học sinh.

Vì khi đã nới lỏng các hoạt động thì khi dịch ở trong cộng đồng còn sẽ lây lan, bùng lên. Đặc biệt, các trường hợp có người đi từ vùng dịch về nhất là ở các tỉnh có tỷ lệ lây nhiễm cao như khu vực phía Nam càng nên cẩn trọng.

Vấn đề hiện nay cần khống chế được số mắc, đừng để lây lan quá rộng, số mắc cao. Đặc biệt lưu ý những nơi tỉ lệ tiêm vắc xin thấp, dịch có thể bùng ở những khu vực đó.

Hiện nay, nhiều phụ huynh ủng hộ tiêm vắc xin nhưng cũng có những phụ huynh lại do dự tiêm vắc xin đối với trẻ em. Vậy ông đánh giá như thế nào về vấn đề này?

Ông Trần Đắc Phu: Tiêm vắc xin cho trẻ em cũng có ý nghĩa như tiêm vắc xin cho người lớn. COVID-19 không chỉ mắc người lớn mà còn trẻ em. Khi dịch có trong cộng đồng, trẻ em đi học thì số mắc sẽ tăng lên. Do đó, tiêm vắc xin với trẻ em rất cần thiết.

Do đó, các phụ huynh nên cho trẻ em tiêm vắc xin theo quy định của Bộ Y tế. Cần lưu ý, không phải vắc xin nào cũng tiêm cho trẻ em được mà chỉ có những vắc xin được các nhà sản xuất khuyến cáo tiêm được cho trẻ em thì mới được tiêm.

Hiện nay, Bộ Y tế đã có kế hoạch tiêm chủng COVID-19 với trẻ em. Khi  Bộ Y tế triển khai, phụ huynh cần phối hợp tốt với nhà trường, gia đình, ngành y tế để tiêm chủng tốt cho trẻ em.

Liên quan đến vấn đề chung sống với COVID-19 trong bối cảnh “bình thường mới” ông có nhắc nhở gì người dân, phụ huynh học sinh?

Ông Trần Đắc Phu: Trong khi “bình thường mới”, chúng ta chấp nhận không “Zero F0”. Như vậy sẽ nới lỏng nhiều hoạt động đi lại, làm ăn sinh sống nên dịch sẽ có trong cộng đồng.

Đặc biệt, mọi người chú ý người đi từng  vùng dịch trở về, những nơi có tỷ lệ lây nhiễm cao như các tỉnh phía Nam thì để ý, hạn chế tiếp xúc.

Trong hoạt động bình thường cần thực hiện tốt 5K vì biện pháp này sẽ cắt được chuỗi lây nhiễm. Trong đó, khai báo y tế vô cùng quan trọng. Khi dịch xảy ra ở đâu thì thông báo cho cơ quan chức năng ở khu vực đó.

Tôi khuyên rằng, những người đi từ vùng có tỉ lệ lây nhiễm cao như các tỉnh phía Nam cần thực hiện triệt để các biện pháp phòng bệnh cho người nhà, cộng đồng, đặc biệt các địa phương có tỷ lệ tiêm chủng thấp.

Xin cảm ơn ông!

chuyen gia tran dac phu chung ta chap nhan thuc te khong the zero covid 19 duoc hinh 2

Trinh Phúc

Bình Luận

Tin khác

Hóc dị vật cuống trái xoài khiến một trẻ nguy kịch

Hóc dị vật cuống trái xoài khiến một trẻ nguy kịch

(CLO) Dị vật cuống trái xoài đã được các bác sĩ lấy ra khỏi đường thở của bé trai 8 tháng tuổi, hiện tình trạng sức khỏe bé tạm ổn, đang điều trị và theo dõi thêm.

Sức khỏe
Bắc Ninh ghi nhận 4 ca mắc ho gà

Bắc Ninh ghi nhận 4 ca mắc ho gà

(CLO) Các ca mắc ho gà trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đều xuất hiện ở trẻ dưới 2 tháng tuổi, độ tuổi chưa đến lịch được tiêm vắc xin phòng bệnh ho gà.

Sức khỏe
Cứu sống sản phụ vỡ thai ngoài tử cung, mất hơn 2 lít máu

Cứu sống sản phụ vỡ thai ngoài tử cung, mất hơn 2 lít máu

(CLO) Sản phụ 34 tuổi nhập viện trong tình trạng sốc mất máu, đau bụng nhiều, huyết áp giảm do thai ngoài tử cung bị vỡ và được chỉ định phẫu thuật cấp cứu và truyền 6 đơn vị máu.

Sức khỏe
Dịch bệnh thế giới diễn biến phức tạp, Bộ Y tế chỉ đạo phòng chống dịch từ xa

Dịch bệnh thế giới diễn biến phức tạp, Bộ Y tế chỉ đạo phòng chống dịch từ xa

(CLO) Dịp nghỉ lễ nhu cầu đi lại người dân nhiều nên tăng nguy cơ lây lan dịch, trong bối cảnh Tổ chức Y tế thế giới đã cảnh báo việc gia tăng số ca mắc bệnh sởi và nguy cơ bùng phát dịch sởi tại nhiều khu vực trên thế giới.

Sức khỏe
Giả mạo chữ ký lãnh đạo Bệnh viện Nhi trung ương để huy động tiền từ thiện

Giả mạo chữ ký lãnh đạo Bệnh viện Nhi trung ương để huy động tiền từ thiện

(CLO) Một tài khoản mạng xã hội đã đăng thông tin sai sự thật trên các hội, nhóm và các trang mạng xã hội mạo danh Bệnh viện nhi Trung ương để huy động tiền từ thiện.

Sức khỏe