Chuyển tội danh rồi miễn trách nhiệm hình sự là né tránh việc xét xử oan sai?

Thứ hai, 26/10/2020 16:44 PM - 0 Trả lời

(CLO) Việc xét xử chuyển tội danh sang tội danh khác rồi miễn trách nhiệm hình sự phải chăng là sự né tránh việc xét xử oan sai, vì trước đó người bị buộc tội đã bị nhiều lần xét xử và bị tạm giam.

Đây là vấn đề được đại biểu Quốc hội Trịnh Ngọc Phương (đoàn Tây Ninh) nêu ra khi phát biểu tại phiên luận trực tuyến của Quốc hội (kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV) về báo cáo công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga trình bày Báo cáo thẩm tra báo cáo công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga trình bày Báo cáo thẩm tra báo cáo công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

Công tác xét xử đạt nhiều kết quả tích cực

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga cho biết, năm 2020, công tác giải quyết, xét xử các loại án đạt nhiều kết quả tích cực, nhiều chỉ tiêu công tác tăng so với năm 2019.

Cụ thể, trong công tác giải quyết các vụ án hình sự: Tỷ lệ giải quyết án đạt 97,8%, vượt 9,8% so với chỉ tiêu yêu cầu của Quốc hội; chưa phát hiện trường hợp nào kết án oan người vô tội; hình phạt mà Tòa án áp dụng cơ bản bảo đảm nghiêm minh, đúng pháp luật. Tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan đạt chỉ tiêu theo yêu cầu của Quốc hội.

Liên quan đến công tác giải quyết các vụ, việc dân sự: Tỷ lệ giải quyết vượt 11,02% so với chỉ tiêu yêu cầu của Quốc hội, đặc biệt, tỷ lệ giải quyết việc dân sự vượt 19%, tỷ lệ giải quyết vụ việc lao động vượt 15,2%. Tỷ lệ bản án, quyết định bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan đạt chỉ tiêu theo yêu cầu Nghị quyết của Quốc hội; giảm 56,4% các bản án, quyết định tuyên không rõ, khó thi hành.

Về công tác giải quyết án hành chính: Số lượng các vụ án đã giải quyết vượt 8,8% so với chỉ tiêu yêu cầu của Quốc hội; không có vụ án nào để quá thời hạn luật định do nguyên nhân chủ quan; đã ra quyết định buộc thi hành án đối với 124 trường hợp (trong khi, từ năm 2014 đến 2017, các TAND chỉ ra quyết định buộc thi hành án đối với 22 trường hợp).

Tuy nhiên, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga cũng chỉ rõ các hạn chế, đó là: các TAND vẫn còn nhiều vi phạm dẫn tới VKSND phải ban hành 657 kiến nghị yêu cầu khắc phục trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự; 1.628 kiến nghị trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự, hành chính; 81 kiến nghị trong quá trình giải quyết án hành chính.

Bà Lê Thị Nga nhấn mạnh: “Đáng lưu ý, một số trường hợp sau khi tuyên án, đương sự phản ứng bức xúc với kết quả xét xử và dư luận xã hội chưa đồng tình. Tỷ lệ bản án, quyết định hành chính bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan chưa đạt chỉ tiêu theo yêu cầu của Quốc hội”.

Chuyển tội danh rồi miễn trách nhiệm hình sự là né tránh việc xét xử oan sai?

Phát biểu tại phiên thảo luận, đại biểu Trịnh Ngọc Phương (đoàn Tây Ninh) cho biết, về công tác xét xử tại trang 5 của Báo cáo số 44 ngày 09/10/2020 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thực hiện việc xét xử các vụ án hình sự trong năm qua bảo đảm đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để xảy ra oan sai và bỏ lọt tội phạm.

Đại biểu Trịnh Ngọc Phương (đoàn Tây Ninh). Ảnh: TTXVN

Đại biểu Trịnh Ngọc Phương (đoàn Tây Ninh). Ảnh: TTXVN

Tại trang cuối 12 và 13 của Báo cáo 2744 ngày 16/10 của Ủy ban Tư pháp đã nêu trong kỳ báo cáo chưa phát hiện trường hợp nào kết án oan người vô tội, nhưng Ủy ban Tư pháp cũng cho thấy một số vụ án sau khi có kết quả xét xử chưa được sự đồng tình của xã hội.

Đại biểu Trịnh Ngọc Phương hoàn toàn nhất trí với Ủy ban Tư pháp là chưa phát hiện oan sai và chưa được sự đồng thuận của dư luận sau khi xét xử.

Theo đại biểu, trong báo cáo của Chánh án Tòa án nhân tối cao chưa thấy nêu số vụ án. Tòa án các cấp chuyển tội danh hoặc chuyển tội danh rồi miễn trách nhiệm hình sự, mặc dù tội danh thực hiện chuyển không khác về cấu thành tội phạm, chỉ khác về tính chất, mức độ hành vi.

“Việc xét xử chuyển tội danh sang tội danh khác rồi miễn trách nhiệm hình sự phải chăng là sự né tránh việc xét xử oan sai vì trước đó người bị buộc tội đã bị nhiều lần xét xử và bị tạm giam”, đại biểu Phương đặt vấn đề.

Theo đại biểu, sự đồng thuận của dư luận có ý nghĩa rất quan trọng, tạo niềm tin của nhân dân vào công lý, mà Tòa án là trung tâm hoạt động. Qua đây, đại biểu mong rằng ngành Tòa án tiếp tục cải cách, khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên để củng cố thêm niềm tin trong nhân dân.

Đại biểu Trần Văn Mão (đoàn Nghệ An) cho rằng, công tác xét xử của ngành tòa án, các vụ án nói chung và vụ án hình sự vẫn còn hạn chế, sai sót, dẫn đến phải hủy án, sửa án do nguyên nhân chủ quan.

Trong đó, vẫn còn một số vụ án kinh doanh thương mại, tranh chấp dân sự, hành chính, lao động chậm được giải quyết hoặc có vi phạm pháp luật về tố tụng và nội dung án tuyên không đúng pháp luật.

Thậm chí, có trường hợp sau tuyên án gây bức xúc cho đương sự và dư luận xã hội chưa đồng tình.

“Tòa án nhân dân tối cao cần có tổng hợp, đúc rút kinh nghiệm, kiểm điểm nghiêm túc để có giải pháp rút kinh nghiệm sâu sắc trong giải quyết các loại án”, đại biểu Mão đề nghị.

Quốc Trần

Tin khác

Hà Tĩnh điều động, luân chuyển, bổ nhiệm 24 vị trí cán bộ chủ chốt

Hà Tĩnh điều động, luân chuyển, bổ nhiệm 24 vị trí cán bộ chủ chốt

(CLO) Sáng ngày 4/5, Tỉnh ủy Hà Tĩnh tổ chức lễ công bố quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc luân chuyển, điều động, bổ nhiệm cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý đợt 1 năm 2024 gồm 24 ông, bà.

Tin tức
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tăng cường kiểm tra, giám sát ngay từ lúc bắt đầu triển khai công việc

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tăng cường kiểm tra, giám sát ngay từ lúc bắt đầu triển khai công việc

(CLO) Chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính gợi mở một số bài học kinh nghiệm, trong đó, phải tăng cường kiểm tra, giám sát ngay từ lúc bắt đầu triển khai công việc, ngay từ sớm, từ xa, từ cơ sở, không để vi phạm nhỏ tích tụ lại thành sai phạm lớn.

Tin tức
Trình Quốc hội dự thảo Nghị quyết bổ sung cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Nghệ An thông qua tại Kỳ họp thứ 7

Trình Quốc hội dự thảo Nghị quyết bổ sung cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Nghệ An thông qua tại Kỳ họp thứ 7

(CLO) Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký Tờ trình của Chính phủ về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2024).

Tin tức
Bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát giới hạn 4-4,5% trong mọi tình huống

Bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát giới hạn 4-4,5% trong mọi tình huống

(CLO) Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đề nghị các Bộ, ngành, địa phương có biện pháp, giải pháp, kịch bản ứng phó phù hợp, linh hoạt, kịp thời, bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2024 trong giới hạn 4-4,5% theo đúng Nghị quyết của Quốc hội trong mọi tình huống.

Tin tức
Tập trung cứu chữa gần 500 bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm tại thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai

Tập trung cứu chữa gần 500 bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm tại thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai

(CLO) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai chỉ đạo các ngành chức năng trên địa bàn tập trung cứu chữa gần 500 bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm xảy ra tại thành phố Long Khánh, bảo đảm tốt nhất cho sức khỏe người dân.

Tin tức