Chuyện về người thầy với ước nguyện "Nâng cánh ước mơ"

Thứ sáu, 03/04/2015 17:01 PM - 0 Trả lời

Chuyện về người thầy với ước nguyện "Nâng cánh ước mơ"

(NB&CL) - Viết về những người nổi tiếng vừa dễ lại vừa khó, tư liệu về họ rất nhiều nhưng viết như thế nào thật đúng, thật trúng mà không mang tiếng nịnh đầm, để bài viết thực sự thành bài học có sức lan tỏa, thuyết phục lại là nỗi trăn trở của người cầm bút. Tiến sỹ, Nhà giáo ưu tú, Hiệu trưởng trường Đại học Dân lập Hải Phòng: Giáo sư Trần Hữu Nghị - là một nhân vật như thế!.
 
Báo Công luận 
Ông Trần Hữu Nghị- GS. TS, Nhà giáo ưu tú, Hiệu trưởng trường ĐHDL HP 
 
Đã hơn một lần tôi được gặp Thầy, cái lần đấy cách đây không ít hơn 5 năm.Dáng người đậm mái tóc vẫn để dài vàđã thêm nhiều sợi bạc nhưng hầu như Thầy không già đi, vẫn những bước chân dứt khoát, nhanh nhẹn, khỏe mạnh, giọng nói trầm vang, chắc chắn Thầy sẽ còn rất nhiều năm cống hiến cho sự nghiệp “Trồng người”.Bước sang cái tuổi “Thất thập cổ lai hy”đã sáu năm rồi nhưng tất cả những gì Thầy đang làm hình như tuổi tác không thể cản bước chân Thầy hoàn thành ước nguyện “Nâng cánh ước mơ”cho lớp lớp các thế hệ thanh niên hiếu học mà mái trường công lập không còn đủ sức “Nâng”. Còn nhớ cách đây ba, bốn chục năm, khi Thầy còn là giảng viên Đại học Hàng Hải, Thầy không thể nào quên những hình ảnh của những ánh mắt trùng xuống, những vẻ mặt chợt biến sắc, u buồn của những thí sinh vào xem danh sách trúng tuyển Đại Học Hàng Hải hằng năm không có tên mình. Thật buồn hơn khi những con người ấy, họ còn đang ở cái lứa tuổi “Ăn chưa no, lo chưa tới”, đã có nhiều em buồn tủi cho “số phận rủi ro” mà quyên sinh để lại cho gia đình, người thân tất cả nỗi sầu nhớ, u buồn. Cũng từng là học sinh, lại sinh ra và lớn lên từ miền quê nghèo Quảng Ngãi nên Thầy hiểu rất rõ nỗi thất vọng, buồn tủi đó và thương cảm cho những mảnh đời kém “suôn sẻ”. Và rồi ước nguyện của Thầy dần được nảy sinh là: xây dựng một ngôi trường, một giảng đường đại học qui mô, hiện đại để tiếp sức, “Nâng cánh ước mơ” cho các em, đặc biệt là con em nhà nghèo, con em diện chính sách. Nhưng cũng phải chờ đến khi có Nghị quyết TW2 khóa VIII và Nghị quyết 04 Thành ủy Hải Phòng về xã hội hóa giáo dục Thầy mới có cơ chế để thực hiện ước nguyện của mình, cũng là lúc thầy đủ tuổi về hưu từ trường Đại học Hàng Hải dồn tâm sức vào công cuộc, nhiệm vụ mới đã ấp ủ trong Thầy bao nhiêu năm qua.
 
Khỏi phải nhắc đến sự gian truân vất vả của những ngày đầu mới xây dựng trường. Đầu tiên là việc xây dựng đề án thành lập trường, rồi huy động nguồn vốn trong anh em, bạn bè, đồng nghiệp, những người có tầm ảnh hưởng lớn trong ngành giáo dục và tâm đắc với nghề. Tiếp đó Thầy cùng Hội đồng thành viên đôn đáo chạy ngược chạy xuôi để xin các thủ tục hành chính giấy phép thành lập trường, giấy phép xây dựng cho đến việc tìm mua, đền bù giải phóng mặt bằng; từ việc tuyển chọn đội ngũ giảng viên, cán bộ nhân viên, kiện toàn bộ máy tổ chức cho đến công tác tuyển sinh, bố trí phòng học tạm, mua sắm trang thiết bị đồ dùng giảng dạy… tất cả đều bắt đầu từ con số không. Khó khăn chồng khó khăn, đã có lúc Thầy như nản lòng nhưng rồi nghĩ đến các em học sinh, các bậc phụ huynh đang đặt bao kỳ vọng vào trường, Thầy lại có quyết tâm cao hơn. Thế rồi việc gì đến đã đến, công lao khó nhọc của Thầy cùng cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường đã được đền đáp. Từ trên nền những căn nhà cấp 4 cũ nát của một công ty dệt thảm bị phá sản (được mua lại) Thầy đã "hô biến” thành một cơ sở khang trang, đồ sộ và đồng bộ cho hoạt động đào tạo, nghiên cứu, học tập, rèn luyện. Khu giảng đường gồm gần 200 phòng học, phòng thí nghiệm, hội thảo... được trang bị đầy đủ, hiện đại từ camera, projector, màn chiếu, điều hòa nhiệt độ, thiết bị trợ giảng, cho đến hệ thống máy tính nối mạng, thư viện điện tử, cổ điển… Đặc biệt, trường còn có khu liên hiệp thể dục thể thao (12.500m2) với hệ thống bể bơi, sân vận động, nhà tập đa chức năng, nhà ăn, khu nội trú sinh viên có đầy đủ tiện nghi khép kín, sử dụng nước nóng năng lượng mặt trời với đầy đủ ý nghĩa như tên gọi của nó: “Khách sạn sinh viên”. Tổng số cán bộ, giảngviên của trường là 323 người, trong đó có 227 giảng viên gồm 7 Giáo sư, 8 Phó Giáo sư, 3 Giảng viên chính, 31 Tiến sĩ và 156 thạc sỹ (chiếm gần 82%), số còn lại đang tiếp tục học nâng cao.
 
Điều quan trọng là từ đó Thầy đã rút ra được bài học quý báu là: con đường đến với vinh quang không phải là con đường thẳng phẳng phiu mà có rất nhiều gập gềnh, sóng gió. Chính sự tôi luyện trước sóng gió đã đưa mình đến vinh quang. Áp dụng vào việc đào tạo thế hệ trẻ, dạy dỗ sinh viên, quan điểm của thầy là: Tạo dựng cho các em đầy đủ về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng học tập, thực hành, khu vui chơi rèn luyện thể chất, chỗ ăn nghỉ học hành, tạo dựng môi trường sống lành mạnh hữu ích, nhưng phải rèn chặt việc học tập để nâng cao chất lượng học tập, hướng các em theo phương châm “Học thật, thi thật để ra đời làm thật”.Khẩu hiệu “Chất lượng đào tạo là sự sống còn của trường Đại học Dân lập Hải Phòng” được Thầy đưa làm nhiệm vụ xuyên suốt đã vừa là phương châm vừa như lời hứa trước xã hội, với phụ huynh và sinh viên đã và đang gửi gắm ước mơ cho Trường. Để làm tốt khẩu hiệu này, ngay từ đầu và trong suốt thời gian hoạt động, Thầy luôn quan tâm tuyển chọn những giáo viên giỏi, tâm huyết với nghề, gắn bó với Trường đồng thời áp dụng nhiều chế độ, chính sách đãi ngộ về vật chất, tạo mọi điều kiện để cán bộ giáo viên có nhu cầu được học tập nghiên cứu phát triển tài năng và gắn bó với Trường. Đối với sinh viên, nhà trường có quy chế học tập, thi cử hết sức nghiêm túc, có hệ thống camera giám sát ở tất cả các phòng thi, cấp phát giấy thi, giấy nháp, rọc phách và chấm bài độc lập hai vòng thi, công bố điểm ngay đối với thi trắc nghiệm và thi trên máy vi tính để tránh tiêu cực... Vì vậy phong trào học thật dạy thật đã lan tỏa khắp toàn trường, chất lượng được nâng cao.
 
Chất lượng đào tạo được nâng cao, sinh viên Đại học Dân lập Hải phòng ra trường được các nhà tuyển dụng đánh giá cao, trường trở thành một trong 25 trường Đại học của toàn quốc có tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm cao nhất (khoảng trên 90%). Năm 2012 Trường đoạt giải “100 Thương hiệu Việt bền vững”, năm 2014 “Thương Hiệu Việt hội nhập WTO ”; Cá nhân Thầy hai năm liền (2008 - 2009) được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phong tặng danh hiệu Nhà Quản lý giỏi, nhận Cúp vàng Doanh nhân văn hóa, cúp vàng Lãnh đạo doanh nghiệp vì sự phát triển cộng đồng. Nhiều năm liền, Thầy còn được Bộ Công thương, Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch và Đài tiếng nói Việt Nam, Hội văn hoá doanh nhân Việt Nam trao giải thưởng Nhà quản lý xuất sắc thời kỳ đổi mới, Doanh nhân làm theo lời Bác cùng nhiều giải thưởng cao quý khác của các ban, ngành Trung ương và địa phương.
 
Chia tay Thầy sau cái bắt tay siết chặt, Thầy lại vào phòng họp, tôi ra xe mà lòng ngổn ngang nhiều suy nghĩ miên man. Suy nghĩ cũng nèn cứng như những đoàn xe container, xe tải nối đuôi nhau vào Cảng Hải Phòng rồi xuất bến tỏa đi các ngả, dấu hiệu của nền kinh tế phục hồi mạnh mẽ. Tôi chợt nghĩ nước ta đang dần trở thành nước công nghiệp, nền kinh tế đang chuyển mình phát triển trên mọi phương diện. Để vận hành nền kinh tế đó cần rất nhiều những lao động trí thức cao, những kỹ sư, tiến sỹ, những nhà khoa học trẻ... Và có nhẽ Thầy đã nhìn ra điều đó và đang chạy đua vớithời gian để cho “ra lò” nhiều “sản phẩm” chất lượng cao cho xã hội.
  • Nguyễn Quân 

Tin khác

Tuyển sinh đại học năm 2024: Cách khai báo để được điểm ưu tiên

Tuyển sinh đại học năm 2024: Cách khai báo để được điểm ưu tiên

(CLO) Thí sinh căn cứ thời gian học tập tại cơ sở giáo dục trung học phổ thông chọn và điền đúng mã cơ sở giáo dục theo giai đoạn để được hưởng đúng mức ưu tiên theo khu vực.

Giáo dục
Bắc Ninh: Tập trung hoàn thành tốt chương trình, kế hoạch năm học 2023-2024

Bắc Ninh: Tập trung hoàn thành tốt chương trình, kế hoạch năm học 2023-2024

(CLO) Để hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học 2023-2024, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Ninh yêu cầu toàn ngành tập trung chỉ đạo hoàn thành tốt chương trình, kế hoạch năm học.

Giáo dục
Ninh Bình: Tạo mọi điều kiện tốt nhất cho thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT và thi vào lớp 10

Ninh Bình: Tạo mọi điều kiện tốt nhất cho thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT và thi vào lớp 10

(CLO) Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Ninh Bình Tống Quang Thìn, Trưởng Ban Chỉ đạo các kỳ thi năm 2024 nhấn mạnh, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2024-2025 và kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 là 2 kỳ thi quan trọng, cần được tổ chức công khai, minh bạch, công bằng, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho thí sinh dự thi.

Giáo dục
Thay đổi cách thức công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp

Thay đổi cách thức công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp

(CLO) Tới đây, mọi thủ tục thực hiện công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp sẽ thực hiện hình thức dịch vụ công trực tuyến hoàn toàn.

Giáo dục
Chuyên gia chia sẻ về cách ôn tập và làm bài môn Toán để đạt điểm cao

Chuyên gia chia sẻ về cách ôn tập và làm bài môn Toán để đạt điểm cao

(CLO) Theo đề thi minh họa môn Toán, kiến thức thi vẫn trọng tâm và bám sát cấu trúc đề thi nhiều năm trước, do đó học sinh cần rèn luyện kỹ năng làm bài tránh sai sót.

Giáo dục