Cổ đông lớn yêu cầu ACV “truy vết” vì sao doanh thu không bù được chi phí

Thứ bảy, 27/06/2020 10:44 AM - 0 Trả lời

(CLO) Dù lượng khách nội địa quay lại nhanh và tăng cao như tháng 5-6/2020, tuy nhiên hiện doanh thu không bù được chi phí. Trước thực trạng này, cơ quan quản lý yêu cầu HĐQT và ban giám đốc ACV nên xem xét nguyên nhân xuất phát từ đâu?

HAGL Agrico của bầu Đức sẽ lấy đất sân bay để làm dự án điện mặt trời

CEO Vietravel kỳ vọng học sinh nghỉ hè sẽ “giải cứu” được ngành du lịch

Lời lãi của ACV do thị trường quốc tế “định đoạt”

Có thể nói năm 2019 là một năm bội thu của Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) khi doanh thu thuần đạt 18.329 tỷ đồng, tăng trưởng 13,7% so với năm trước đó. Lợi nhuận trước thuế đạt 10.156 tỷ đồng. Còn lợi nhuận sau thuế đạt 8.214 tỷ đồng, tăng 32,8% so với lợi nhuận đạt được năm 2018. Trong đó lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt 8.201 tỷ đồng.

Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng của ACV

Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng của ACV

Bước sang những tháng đầu năm 2020 dưới tác động nặng nề của Covid-19, Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp - cổ đông đang nắm 95% cổ phần đề ra mục tiêu thận trọng hơn với tổng doanh thu 11.317 tỷ đồng, giảm 45% và lợi nhuận trước thuế 2.007 tỷ đồng, giảm 80% so với năm 2019. Tuy nhiên sau quý I/2020, đơn vị này đã thực hiện 1.927 tỷ lợi nhuận, hoàn thành 96% chỉ tiêu cả năm.

Đại diện Ban lãnh đạo ACV cũng nhận định, đại dịch Covid-19 không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển trung hạn đến 2025 khi dòng tiền tích lũy hàng năm sụt giảm. Do vậy, ACV đã kịp thời đánh giá và điều chỉnh giãn tiến độ một số dự án đầu tư để đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn.

Về phương án phân phối lợi nhuận, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp trình phương án chia cổ tức năm 2019 với tỷ lệ 9% bằng cổ phiếu. Tổng khối lượng phát hành dự kiến là gần 196 triệu cổ phiếu mới và qua đó tăng vốn điều lệ tối đa dự kiến sau phát hành là 23.731 tỷ đồng.

Tuy nhiên, Tổng công ty đang chờ ý kiến của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về phương án phân phối lợi nhuận còn lại và chia cổ tức. Do đó, ACV sẽ thực hiện xin ý kiến cổ đông bằng văn bản hoặc tổ chức ĐHĐCĐ bất thường năm 2020 để thông qua nội dung này ngay sau khi có ý kiến của cấp có thẩm quyền theo quy định.

Bên cạnh đó, ACV cũng muốn bổ sung một số ngành nghề mới để đảm bảo yêu cầu kinh doanh và triển khai một số dự án đầu tư xây dựng, bao gồm bổ sung hoạt động huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không và hoạt động tư vấn kỹ thuật, kiến trúc.

Báo cáo trước cổ đông, Tổng giám đốc Vũ Thế Phiệt cho biết kế hoạch 2020 được lập ra hồi tháng 5 khi dự tính sẽ mở cửa hàng không quốc tế vào tháng 8-9/2020. Tuy nhiên, kế hoạch này không khả thi do các nước bắt đầu xuất hiện làn sóng dịch thứ 2, nằm ngoài dự báo của ACV. Ông Phiệt cho rằng, việc mở cửa cho khách du lịch quốc tế có thể đến cuối quý III/2020, do đó, sẽ ảnh hưởng lớn đến kế hoạch kinh doanh của cả năm.

Ông Phiệt chia sẻ, năm 2020 ACV cố gắng không lỗ nhưng cũng là thách thức rất lớn trong thời gian tới. Hiện doanh thu quốc tế chiếm trên 60% doanh thu của ACV. Với quyết tâm của Chính phủ giúp thị trường nội địa phục hồi.

Tuy nhiên, tổng doanh thu nội địa tháng 6 chỉ loanh quanh 480 tỷ đồng trong khi chi phí khoảng 600 tỷ đồng, gây lỗ hàng trăm tỷ đồng từ hoạt động kinh doanh cốt lõi.

Nếu ACV không có thị trường quốc tế thì bị ảnh hưởng rất lớn. Do đó Tổng giám đốc ACV xin cổ đông ủy quyền cho HĐQT, Ban Tổng giám đốc thực hiện điều chỉnh kế hoạch kinh doanh theo sát với điều kiện thị trường trong trường hợp cần thiết, ông Phiệt nói.

Chia sẻ về kế hoạch lợi nhuận năm 2020, ông Phiệt cho biết trong doanh thu tài chính chiếm đến 1.955 tỷ đồng, phần tiền lãi ngân hàng đóng góp rất đáng kể vào lợi nhuận doanh nghiệp như quý I/2020 đóng góp 1/3 lợi nhuận. Trong khi đó, lợi nhuận của các hoạt động cốt lõi năm nay chỉ cố gắng đạt 50-52 tỷ đồng.

Cổ đông lớn yêu cầu  ACV “truy vết” nguyên nhân thua lỗ

Đánh giá về hoạt động của ACV, bà Nguyễn Thị Phú Hà, đại diện Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, ghi nhận nỗ lực của lãnh đạo ACV trong năm 2019 dù chưa hoàn thành kế hoạch kinh doanh. Sang năm 2020, dịch bệnh ảnh hưởng lớn đến hoạt động hàng không.

Bà Hà đánh giá kế hoạch kinh doanh ACV khả quan nhưng cũng không khỏi lo lắng khi kế hoạch này phụ thuộc hoàn toàn tình hình dịch bệnh quốc tế và các quyết sách của Chính phủ.

Theo bà Hà, khả năng khách quốc tế vào Việt Nam không dễ thực hiện do đó cũng khó thực hiện kế hoạch kinh doanh năm 2020. Dù lượng khách nội địa quay lại nhanh và tăng cao như tháng 5/6/2020, tuy nhiên hiện doanh thu không bù được chi phí.

Do đó, bà Hà cũng yêu cầu HĐQT và Ban Giám đốc nên xem xét đánh giá lại vấn đề thua lỗ là do cơ chế chính sách hay do việc vận hành chưa hiệu quả. Nếu về chính sách, đề nghị Tổng công ty xem xét lại và phải có ý kiến đến các cơ quan Nhà nước.

Đồng thời, bà Hà cũng đề nghị ACV phải xem xét lại và rà soát lại các chi phí, cơ cấu tổ chức và lực lượng lao động. Đây là dịp để xem xét để tối ưu hóa năng lực quản trị tại doanh nghiệp. Về vấn đề phân phối lợi nhuận, do ACV đang trong giai đoạn đầu tư nhiều dự án trọng điểm nên các phương án tài chính và huy động vốn đã thay đổi rất nhiều.

Đáp lời cổ đông, Chủ tịch ACV Lại Xuân Thanh cho biết tình hình dịch bệnh còn phụ thuộc nhiều nước nên đến tháng 9 mới có thể xem xét mở lại đường bay quốc tế. Dù vậy, ACV cũng xây dựng các phương án cho trường hợp đến cuối năm 2020 mới mở lại.

Người đứng đầu ACV nhận định, với kịch bản mở lại đường bay vào tháng 8, tôi thấy rằng thị trường hàng không 2020 đã lùi về năm 2015. Đây không chỉ là ảnh hưởng sau khi dịch được dập mà còn cả ảnh hưởng trong cả quá trình hồi phục kinh tế.

Đồng thời khẳng định, HĐQT công ty đã ra nghị quyết trong bất kể hoàn cảnh nào kinh doanh cũng không lỗ, lãi có thể biến thiên. Giải pháp của ACV là giảm mạnh chi phí không cần thiết dù đây là một bài toán cực khó.

Người đứng đầu ACV cho biết thêm, hiện nay tổng công ty đang chuẩn bị trình chiến lược kế hoạch 5 năm. ACV hiện vẫn là doanh nghiệp Nhà nước có mục tiêu đầu tư hạ tầng hàng không quốc gia và không đầu tư ngoài ngành.

Ngọc An

Tin khác

Pháp rơi khỏi top 10 nền kinh tế thế giới

Pháp rơi khỏi top 10 nền kinh tế thế giới

(CLO) Theo báo cáo triển vọng toàn cầu cập nhật từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tăng trưởng chậm sẽ đẩy Pháp ra khỏi danh sách 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới trong vòng 5 năm tới.

Thị trường - Doanh nghiệp
PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

(CLO) Ngày 26/4, Tổng công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PVOIL, mã chứng khoán: OIL) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
G7 đặt mục tiêu mở rộng gấp sáu lần khả năng lưu trữ điện

G7 đặt mục tiêu mở rộng gấp sáu lần khả năng lưu trữ điện

(CLO) Cuối tuần này, các nước G7 dự kiến sẽ thống nhất mục tiêu toàn cầu là tăng công suất lưu trữ điện gấp sáu lần từ năm 2022 đến năm 2030, khi các nước vật lộn với cách duy trì nguồn cung điện trong khi chuyển sang sử dụng năng lượng gió và năng lượng mặt trời không liên tục.

Thị trường - Doanh nghiệp
Công ty cổ phần Cát Lợi: Đồng hành gắn kết - Vươn tầm phát triển

Công ty cổ phần Cát Lợi: Đồng hành gắn kết - Vươn tầm phát triển

(CLO) Với mục tiêu Liên tục đổi mới - Đồng hành gắn kết - Vươn tầm phát triển, Công ty Cát Lợi không ngừng thực hiện đầu tư, đổi mới công nghệ hiện đại tiên tiến, sau 32 năm hoạt động, công ty đã khẳng định được vị thế trên thị trường trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh bao bì, phụ liệu thuốc lá, cung cấp cho ngành công nghiệp sản xuất thuốc lá trong và ngoài nước.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận hợp nhất Quý I/2024 tăng trưởng 13%

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận hợp nhất Quý I/2024 tăng trưởng 13%

(CLO) Tập đoàn Bảo Việt công bố kết quả kinh doanh quý I năm 2024 (trước soát xét), theo đó Công ty Mẹ và các đơn vị thành viên ghi nhận mức tăng trưởng khả quan với Lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 617 tỷ đồng, tăng trưởng 13%. Tổng doanh thu hợp nhất đạt 14.066 tỷ đồng, tương đương cùng kỳ năm 2023.

Thị trường - Doanh nghiệp