Có nên kỷ luật hiệu trưởng, giáo viên khi điểm học bạ vênh tốt nghiệp?

Thứ ba, 19/05/2020 11:21 AM - 0 Trả lời

(CLO) Nhiều nơi, điểm tổng kết trong học bạ cao, không phản ánh đúng năng lực của học sinh. Chính vì vậy, việc so sánh học bạ và điểm thi tốt nghiệp rất cần thiết.

Đối sánh điểm thi tốt nghiệp với điểm học bạ

Năm nay Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tiến hành đối sánh điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông với điểm tổng kết trong học bạ. Việc đối sánh này sẽ làm rõ được việc có sự vênh nhau hay không trong công tác đánh giá học sinh qua kỳ thi và đánh giá học sinh trong học bạ.

Xét về mặt lý thuyết theo các chuyên gia thì kết quả học tập và rèn luyện được Hiệu trưởng nhà trường ký xác nhận trong học bạ của mỗi học sinh là đánh giá chính xác nhất về chuẩn kiến thức và kỹ năng và một số năng lực và phẩm chất cơ bản của mỗi học sinh.

Năm nay, Bộ GD&ĐT sẽ tiến hành đối sánh điểm thi tốt nghiệp với điểm đánh giá trong học bạ (ảnh minh họa - Minh Triết).

Năm nay, Bộ GD&ĐT sẽ tiến hành đối sánh điểm thi tốt nghiệp với điểm đánh giá trong học bạ (ảnh minh họa - Minh Triết).

Quy chế đánh giá học sinh THPT của Bộ GD&ĐT được xây dựng trên cơ sở kết hợp đánh giá thường xuyên với đánh giá định kỳ, đánh giá định lượng kết hợp với đánh giá định tính.

Do vậy, kết quả học tập và rèn luyện được ghi trong học bạ là kết quả thực chất quá trình giáo dục của mỗi học sinh trong trường.

Trong khi, kết quả thi tốt nghiệp THPT, thực chất là kết quả đánh giá theo quy mô lớn, theo mức độ và nội dung theo đề thi minh họa tốt nghiệp THPT của Bộ GD&ĐT.

Lý thuyết thì hai cách đánh giá này phải có sự tương đồng, không khác biệt quá xa nhau. Thực tế, trong nhiều năm qua, kết quả thi THPT quốc gia môn Lịch sử, mông tiếng Anh luôn kém, phổ điểm thấp, vênh với kết quả đánh giá trong học bạ.

Các chuyên gia giáo dục đã mổ xẻ, phân tích nhưng việc thay đổi kết quả thi của hai môn học này vẫn chậm. Nếu lấy kết quả thi mà đưa đối sánh với kết quả tổng kết trong học bạ của học sinh chắc chắn sẽ vênh. Do đó, việc quy trách nhiệm lại càng khó khăn.

Do đó, thông tin năm nay Bộ Giáo dục và Đào tạo áp dụng việc phân tích phổ điểm giữa học bạ, điểm thi để ràng buộc trách nhiệm lẫn nhau khiến nhiều người chờ đợi việc ràng buộc trách nhiệm sẽ được thực hiện như thế nào.

Thậm chí, có  ý kiến cho rằng nếu điểm tổng kết trên trời mà điểm thi thấp thì cần xem xét trách nhiệm các cơ sở giáo dục. Tuy nhiên, có ý kiến lại cho rằng, không thể lôi hiệu trưởng, giáo viên ra kỷ luật bởi như vậy là không hợp lý.

Kỷ luật hiệu trưởng, giáo viên được không?

Xung quanh vấn đề này, trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo và Công luận, Giáo sư Phạm Tất Dong (Phó chủ tịch hội khuyến học Việt Nam) cho rằng, rất khó để quy trách nhiệm cho các nhà trường. Bởi kết quả thi kém có nhiều nguyên nhân không chỉ do nhà trường dạy. Việc này có cả trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong chỉ đạo.

Nếu có sự vênh nhau giữa thi và học thì cần thiết phải được rút kinh nghiệm, tìm cách khắc phục chứ quy trách nhiệm rất khó. Không nên quản lý theo cách quy trách nhiệm, xử lý kỷ luật vì không thể kể tội các cấp dưới còn Bộ lại đứng ngoài.

“Nói dối đã tồn tại lâu trong giáo dục nên khó thể quy tội. Đánh giá chất lượng giáo dục không nên tin vào học bạ. Bệnh thành tích trong giáo dục tồn tại nhiều năm, đua nhau nói dối nên muốn xử lý, chấn chỉnh là rất khó, cần thời gian” – ông Phạm Tất Dong nhấn mạnh.

Trước đó, tại tại hội nghị trực tuyến về công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2020 ngày 8/5, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, năm nay Bộ có chủ trương ngay sau khi có phổ điểm các môn thi thì sẽ đối sánh với học bạ điện tử để thấy chất lượng thực với chất lượng quá trình do đó các trường đại học có thể căn cứ vào đó để xem xét.

"Điểm học bạ cao vút cả lên, học bạ long lanh, nhưng phổ điểm thi tốt nghiệp lại tụt xuống thì nhà trường đấy phải đặt câu hỏi, xã hội sẽ xem xét. Chúng ta phải ràng buộc trách nhiệm lẫn nhau, dần dần sẽ có sự minh bạch tốt hơn”. 

Minh Triết

  

Tin khác

Đổi mới phiếu thi trắc nghiệm kỳ thi THPT: Nâng cao tính phân biệt hay tạo áp lực cho học sinh?

Đổi mới phiếu thi trắc nghiệm kỳ thi THPT: Nâng cao tính phân biệt hay tạo áp lực cho học sinh?

Kỳ thi Trung học phổ thông (THPT) luôn là một dấu mốc quan trọng trong hành trình học tập của mỗi học sinh Việt Nam. Kỳ thi này không chỉ đánh giá kết quả học tập của học sinh trong suốt 12 năm học phổ thông mà còn là “cánh cửa” mở ra nhiều cơ hội học tập và phát triển tiếp theo.

Giáo dục
Hà Nam: 75 thí sinh tham gia Hội thi Tin học trẻ tỉnh Hà Nam năm 2024

Hà Nam: 75 thí sinh tham gia Hội thi Tin học trẻ tỉnh Hà Nam năm 2024

(CLO) Mới đây, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Hà Nam đã phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Khoa học và Công nghệ, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nam tổ chức Hội thi Tin học trẻ tỉnh Hà Nam năm 2024.

Giáo dục
Công bố danh mục phương thức xét tuyển đại học năm 2023

Công bố danh mục phương thức xét tuyển đại học năm 2023

(CLO) Thí sinh tra cứu danh mục phương thức xét tuyển do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định để phục vụ cho việc đăng ký nguyện vọng đại học.

Giáo dục
Thành phố Thái Bình: Hơn 1.200 học sinh được tuyên truyền, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông, bạo lực học đường

Thành phố Thái Bình: Hơn 1.200 học sinh được tuyên truyền, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông, bạo lực học đường

(CLO) Sáng ngày 6/5, Đội Cảnh sát Giao thông, Công an thành phố Thái Bình phối hợp với Trường THCS Tây Sơn, phường Quang Trung tổ chức buổi tuyên truyền kiến thức về an toàn giao thông, phòng chống bạo lực học đường và tác hại của thuốc lá điện tử cho học sinh.

Giáo dục
Hà Nội thành lập ban chỉ đạo thi tốt nghiệp

Hà Nội thành lập ban chỉ đạo thi tốt nghiệp

(CLO) Bà Vũ Thu Hà - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố được phân công làm Trưởng ban chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT 2024 tại Hà Nội.

Giáo dục