Cổ phiếu các công ty khai thác than ở Indonesia tăng vọt do lo ngại về nguồn cung ở Nga.

Thứ hai, 14/03/2022 13:02 PM - 0 Trả lời

(CLO) Hiện nay, khủng hoảng Nga – Ucraina vẫn leo thang dẫn đến nguồn cung khí đốt tự nhiên giảm đáng kể. Đây sẽ vừa là cơ hội cũng là thách thức đối với các công ty khai thác than ở Indonesia. Nên xuất khẩu than của nước này sẽ vướng phải trở ngại khi chính phủ ban hành một số quy định mới.

Cổ phiếu của các công ty khai thác than ở Indonesia, nước xuất khẩu than nhiệt lớn nhất thế giới, đã tăng nhanh do giá nhiên liệu kỷ lục sau khi Nga triển khai chiến sự tại Ukraine.

Tuy nhiên, mối đe dọa về một lệnh cấm xuất khẩu khác của chính phủ đang khuyến khích các nhà sản xuất tăng ngay các lô hàng, điều này có thể sẽ khiến giá cả tăng trong một thời gian.

co phieu cac cong ty khai thac than o indonesia tang vot do lo ngai ve nguon cung o nga hinh 1

Nước xuất khẩu than nhiệt hàng đầu thế giới đang hy vọng thu được lợi nhuận từ việc mặt hàng này tăng giá, nhưng các hạn chế của chính phủ đang cản trở kế hoạch của họ. Ảnh: Nikkei Asian.

Tuần trước, giá kỳ hạn chuẩn của Newcastle đã vượt mốc 400 USD/tấn, phá kỷ lục trước đó là 269 USD được thiết lập vào tháng 10. Do đó, giá cổ phiếu của các công ty khai thác than hàng đầu của Indonesia đã tăng, cộng với mức tăng trước đó của họ từ nhu cầu năng lượng tăng cao do Trung Quốc dẫn đầu trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu phục hồi sau đại dịch.

Công ty than hàng đầu Indonesia Adaro Energy dẫn đầu mức tăng, với cổ phiếu tăng 29% kể từ khi Nga tiến hành cuộc chiến dịch quân sự tại Ukraine vào ngày 24 tháng 2. Các công ty Indika Energy và Bukit Asam thuộc sở hữu nhà nước cũng đã tăng tỷ lệ phần trăm khoảng hai con số. Bội thu tiếp nối bội thu, từ năm ngoái một số công ty khai thác chẳng hạn như Bukit Asam, đã báo cáo lợi nhuận cao nhất trong lịch sử của họ.

Tuy nhiên, hiệu suất giá cổ phiếu gần đây đã được điều chỉnh vì rõ ràng rằng các hạn chế xuất khẩu của chính phủ ngăn cản các thợ mỏ Indonesia kiếm tiền.

Như đã đề cập, Indonesia hiện là nước xuất khẩu than nhiệt lớn nhất thế giới, tiếp theo là Australia và Nga. Hàng hóa của họ chủ yếu xuất khẩu đi đến Đông Nam Á và phía đông lục địa, trong khi Nga chủ yếu vận chuyển đến Đông Á và Châu Âu.

Nhà phân tích Rory Simington của Wood Mackenzie nhận định: “Sẽ có thêm cơ hội phát triển cho than Indonesia tại các thị trường hiện tại như Nhật Bản và Hàn Quốc cũng như các thị trường châu Âu tiềm năng.

co phieu cac cong ty khai thac than o indonesia tang vot do lo ngai ve nguon cung o nga hinh 2

Hiệu suất cổ phiếu của công ty khai thác than Indonesia. Nguồn: Quick – Factset.

Hầu hết các lệnh trừng phạt quốc tế đối với Nga cho đến nay đã loại trừ năng lượng, nhưng Hoa Kỳ và Anh đã cấm nhập khẩu nhiên liệu của Nga vào tuần trước, trong khi các hạn chế tài chính và rủi ro an ninh nguồn cung đã khiến một số nước phải tìm kiếm nguồn cung khác. Theo Simington cho biết: “Mặc dù thực tế là than nhiệt của Nga chủ yếu là năng lượng cao, nhưng nhu cầu đối với tất cả các loại than vẫn gia tăng.

Theo ông Hendra Sinadia, giám đốc điều hành của Hiệp hội khai thác than Indonesia, các công ty Indonesia đã nhận được yêu cầu từ những người mua mới tiềm năng ở châu Âu.

Hôm 9/3 ông Sinadia chia sẻ tại Jakarta: "Họ đang khám phá khả năng ... thay thế than nhập khẩu từ Nga".

Tuy nhiên, ông nói thêm rằng các công ty khai thác hiện đang tập trung vào việc đáp ứng cái gọi là nghĩa vụ thị trường nội địa của họ (DMO), theo đó các nhà xuất khẩu phải phân bổ 25% sản lượng than của họ để bán trong nước.

Giá của DMO được ấn định là 70 USD/tấn. Do khoảng cách lớn với các thị trường quốc tế, nhiều công ty khai thác đã né tránh yêu cầu vào năm ngoái, dẫn đến nguồn cung trong nước bị khan hiếm và tình trạng mất điện trên diện rộng. Do đó, chính phủ đã áp đặt lệnh cấm toàn diện đối với xuất khẩu than vào tháng Giêng, lệnh cấm này sau đó đã được dỡ bỏ.

Chính phủ hiện đang thắt chặt giám sát việc tuân thủ DMO và gần đây đã ban hành một quy định mới về tiền phạt đối với người vi phạm, trong khi lệnh cấm xuất khẩu mới vẫn còn tồn tại. Sinadia tuyên bố rằng việc thực thi hiện là "rất nghiêm ngặt" và tổ chức của ông đang kêu gọi các thành viên đáp ứng các hạn ngạch trong nước của họ để tránh chính phủ thực hiện "hành động quá khích".

"Đó là một cơ hội rất thú vị ... thời điểm này của [động lực] địa chính trị," ông nói. "Thật không may, thời điểm đã đến khi ngành công nghiệp vừa mới phục hồi một phần sau lệnh cấm xuất khẩu tạm thời."

Tính đến năm 2021, Indonesia là nước xuất khẩu than lớn nhất thế giới

Chính phủ Indonesia đang đặt mục tiêu sản xuất 663 triệu tấn than trong năm nay, tăng 8% so với năm 2021. Trong đó, 25%, tương đương khoảng 166 triệu tấn, được phân bổ cho nguồn cung trong nước, phần còn lại dành cho xuất khẩu.

Theo Sunindyo Suryo Herdadi, Giám đốc phụ trách khoáng sản và than tại Bộ Năng lượng, hôm thứ Tư cho biết chỉ đạt 8% mục tiêu DMO trong năm nay tính đến cuối tháng Hai. Ông kêu gọi các công ty khai thác tăng sản lượng để đáp ứng nhu cầu trong nước vì chính phủ cũng muốn "tận dụng" giá cao để thúc đẩy doanh thu nhà nước.

Theo Maisam Hasnain, phó chủ tịch kiêm nhà phân tích cấp cao của Moody\'s Investors Service cho biết: “Giá than tăng đột biến gần đây sẽ thúc đẩy thu nhập xuất khẩu của các công ty khai thác than Indonesia. Nhưng ông nói thêm rằng khối lượng xuất khẩu của thợ mỏ "và cuối cùng là tiềm năng tăng trưởng thu nhập sẽ bị hạn chế" bởi chính sách DMO và giới hạn giá bán cho các công ty điện trong nước.

Trong một lưu ý được phát hành vào tuần trước, S&P Global Ratings xác định Indonesia là nước hưởng lợi từ đợt tăng giá hàng hóa, đồng thời xác định nước này là nước xuất khẩu năng lượng ròng cùng với Malaysia và Australia. Theo S&P, các nhà nhập khẩu năng lượng ròng hàng đầu tính theo GDP là Ấn Độ, Philippines, Hàn Quốc, Đài Loan và Thái Lan.

Các nhà phân tích của S&P viết: “Các sự kiện diễn biến nhanh chóng của cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine đang phân chia châu Á thành những nơi có và không có năng lượng, thiên đường và vực thẳm”.

Lê Na (Theo Nikkei Asian)

Bình Luận

Tin khác

Việc Mỹ tịch thu tài sản của Nga sẽ đẩy nhanh quá trình phi đôla hóa

Việc Mỹ tịch thu tài sản của Nga sẽ đẩy nhanh quá trình phi đôla hóa

(CLO) Bloomberg đưa tin, dẫn lời một cựu quan chức của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), việc "vũ khí hóa" đồng đô la Mỹ thông qua việc tịch thu các tài sản bị đóng băng của Nga có thể thúc đẩy toàn cầu xa lánh đồng bạc xanh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ấn Độ nhập thêm dầu của Nga sau thời gian ngưng trệ

Ấn Độ nhập thêm dầu của Nga sau thời gian ngưng trệ

(CLO) Một con tàu do hãng vận tải khổng lồ Sovcomflot (SCF) của Nga bị Mỹ trừng phạt đã xả dầu nhiên liệu tại một cảng phía tây Ấn Độ vào thứ Sáu (26/4), Reuters đưa tin.

Thị trường - Doanh nghiệp
Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

(CLO) Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đang hướng tới mức cao nhất trong 8 năm khi các công ty thống trị của nước này xây dựng thêm nhiều nhà máy ở nước ngoài, một sự thay đổi có thể làm dịu đi những chỉ trích về nỗ lực xuất khẩu của Bắc Kinh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

(CLO) Tâm lý ngại làm việc ở công ty nhỏ, nhiều doanh nghiệp không tuyển thêm nhân sự, đòi hỏi trình độ cao, nhiều kinh nghiệm là những lý do chính khiến tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên Hàn Quốc tăng cao.

Thị trường - Doanh nghiệp
Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

(CLO) Tiếp tục chương trình công tác tại Hà Lan, Đoàn công tác của tỉnh Thái Bình phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Hà Lan, Trung tâm Thương mại Thế giới Leeuwarden tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư - thương mại vào tỉnh Thái Bình tại thành phố Leeuwarden, tỉnh Friesland. Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đông Hải, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Hà Lan Ngô Hướng Nam chủ trì hội nghị.

Thị trường - Doanh nghiệp