Cổ phiếu ngân hàng tăng ổn định nhờ gia tăng dòng vốn ngoại

Thứ tư, 21/03/2018 14:50 PM - 0 Trả lời

(CLO) Dòng vốn đầu tư nước ngoài lại đổ vào các ngân hàng Việt Nam trong thời gian gần đây, với những thương vụ mới lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Sự quan tâm đổ vốn của nhiều nhà đầu tư ngoại thời gian gần đây không chỉ là “ngòi nổ” kích hoạt thị trường M&A tài chính, ngân hàng, mà còn là cơ hội tốt để các tổ chức tín dụng đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu. 

Ngày 9/3, truyền thông Hàn Quốc đưa tin Tập đoàn tài chính Hana có kế hoạch mở rộng hoạt động tại Việt Nam bằng việc trở thành cổ đông chiến lược của Ngân hàng BIDV - một trong 4 ngân hàng lớn nhất Việt Nam hiện nay. 

Được biết hồi tháng 8/2017, BIDV đã ký một thỏa thuận với KEB Hana Bank và nội dung của thỏa thuận này không được công bố. Hồi đầu năm 2018, Chủ tịch KEB Hana Bank - Kim Jung Tai đã gặp Phó thủ tướng Vương Đình Huệ. 

Như vậy, sau bao đồn đoán thì việc BIDV có cổ đông chiến lược từ Hàn Quốc đã được thông tin chính thức, theo đó BIDV sẽ phát hành cổ phần cho đối tác Hàn Quốc để tăng vốn, từ đó cải thiện hệ số an toàn vốn đang tiệm cận mức giới hạn theo quy định. 

Trước đó, hồi cuối tháng 12/2017, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) cũng đã bán 20% cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược là Ngân hàng Bank of Tokyo - Mitsubishi UFJ (BTMU). Đây là thương vụ giao dịch lớn nhất từ trước đến nay trong ngành ngân hàng, thu về cho Vietinbank 743 triệu USD. 

Trước BTMU vào Vietinbank, đã có 2 ngân hàng lớn của Nhật là Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) sở hữu 15% cổ phiếu Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) và Mizuho Corporate Bank. Ltd nắm giữ 15% vốn điều lệ của NH TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank). 

Báo Công luận
 Cổ phiếu ngân hàng đang khá ổn định trong thời gian này. Ảnh minh họa.

Trong một lần gặp gỡ báo chí gần đây, ông Phạm Hữu Phú, Chủ tịch HĐQT NH TMCP Sài Gòn Thương tín (Sacombank), cũng cho biết Sacombank đang đàm phán với các đối tác nước ngoài để bán 15% cổ phần và khả năng lớn sẽ là các đối tác đến từ Nhật. Điều đó cho thấy, ngành ngân hàng trong nước vẫn hấp dẫn đối với các nhà đầu tư Nhật. Ngày 12/3, Techcombank công bố khoản đầu tư hơn 370 triệu USD từ 2 nhà đầu tư pháp nhân độc lập được quản lý bởi Công ty Quản lý Quỹ Warburg Pincus LLC. 

Như vậy sau thương vụ HSBC thoái 20% vốn tại Techcombank vào tháng 7/2017 thì khoản đầu tư mới là một phần trong nỗ lực tăng vốn từ nay đến tháng 6/2018 của Techcombank theo kế hoạch đã được đại hội cổ đông phê duyệt ngày 3/3/2018. Gần đây nhất là việc Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong (TPBank) và Quỹ Đầu tư PYN Fund Management đã ký kết hợp đồng mua bán cổ phần, theo đó, PYN Elite Fund sẽ sở hữu 4,99% vốn sau phát hành của TPBank với giá trị gần 40 triệu USD. 

Vietcombank cũng đang có kế hoạch bán hơn 350 triệu cổ phiếu (tương ứng 10% cổ phần) cho nhà đầu tư nước ngoài trong 6 tháng đầu năm 2018 thông qua hình thức phát hành riêng lẻ hoặc đấu giá công khai, sau khi được Chính phủ chấp thuận. Ông Nghiêm Xuân Thành - Chủ tịch HĐQT Vietcombank cho biết, Quỹ Đầu tư quốc gia Singapore (GIC) vẫn là một trong những nhà đầu tư tiềm năng và đối tác hiện hữu Mizuho (Nhật Bản) đang sở hữu 15% cổ phần của Vietcombank, sẽ được phép mua thêm cổ phần ở ngân hàng này. 

Rõ ràng, ngoài các thương vụ phát hành vốn “khủng” để tăng vốn như Vietcombank, BIDV, Techcombank…, thị trường M&A đang nóng lên từng ngày bởi các thương vụ gọi vốn ngoại nhằm tái cơ cấu. Hoạt động của các ngân hàng trong năm 2017 đánh dấu sự chuyển mình mạnh mẽ khi nhiều ngân hàng không những phục hồi lợi nhuận cao như trước đây mà còn đạt mức kỷ lục mới, tiến độ xử lý nợ xấu nhanh hơn sau khi có hàng loạt chính sách hỗ trợ của Nhà nước. 

Tiềm năng tăng trưởng dài hạn của ngành ngân hàng cũng ngày càng hấp dẫn, khi chính sách tiền tệ tiếp tục được nới lỏng với mục tiêu tăng trưởng tín dụng cao và giữ ổn định lãi suất. Trong khi đó, các nguồn thu phí dịch vụ ngày càng tăng mạnh trước nhu cầu sử dụng dịch vụ tài chính ngân hàng ngày càng tăng trưởng cao của doanh nghiệp và cư dân. 

Mảng bán lẻ với biên lợi nhuận cao dự kiến tiếp tục phát triển mạnh, trong đó không chỉ riêng các ngân hàng thương mại cổ phần mà gần đây còn có sự tham gia của những ngân hàng bán buôn như Vietcombank hay BIDV. Như tại Vietcombank, nếu tín dụng bán lẻ vào năm 2016 chiếm 33,1% tổng dư nợ tín dụng thì năm 2017 đã lên tới 40,8% và sẵn sàng vượt 50% trong năm 2018. Trong năm 2018, các ngân hàng tiếp tục đặt kế hoạch tăng trưởng mạnh, như Vietcombank dự kiến đạt lợi nhuận 13.000 tỷ đồng, tăng 15%, 

Techcombank dự kiến lợi nhuận trước thuế 10.000 tỷ đồng, tăng 24% so với năm 2017. Đáng lưu ý là các định chế tài chính tham gia vào thị trường Việt Nam hiện nay không phải chỉ phục vụ cho hơn 90 triệu dân Việt Nam mà còn có cơ hội hướng đến mục tiêu 600 triệu dân Đông Nam Á khi mà Cộng đồng Kinh tế Đông Nam Á (AEC) được thành lập từ ngày 31/12/2015. 

Báo Công luận
 Hàng loạt các ngân hàng ngoại quốc đang đổ bộ vào Việt Nam, khiến dòng vốn ngoại cũng gia tăng đáng kể. Ảnh: Internet.

Trong khi đó, thị trường chứng khoán Việt Nam nói chung và giá cổ phiếu của các ngân hàng nói riêng đã tăng rất mạnh trong thời gian qua. Kể từ đầu năm đến nay, nếu VN-Index tăng 15,2% thì ngành ngân hàng đã tăng gần gấp đôi với mức tăng 28,2%, dù vậy P/E của ngành ngân hàng vẫn ở mức tương đương của VN-Index là 20,6%. 

Do đó, nếu không sớm đầu tư thì sau này có thể càng phải mua cổ phiếu ngân hàng với giá cao, nhất là nếu Việt Nam sớm được nâng hạng thị trường. Với việc lãi suất phát hành trái phiếu chính phủ giảm liên tiếp trong thời gian qua, cộng thêm được nâng hạng tín nhiệm sẽ giúp định giá ngành ngân hàng tiếp tục tăng, cùng với kỳ vọng room dành cho nhà đầu tư nước ngoài có thể được mở rộng. 

Không loại trừ khả năng ngành ngân hàng sẽ tiếp tục được ưu tiên để hỗ trợ cho việc tăng vốn đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn mới khi Basel 2 có hiệu lực từ năm 2020. Theo ông Lê Hoàng Anh, Giám đốc Quỹ đầu tư Dragon Capital, ở thời điểm hiện tại, việc ngân hàng nội bán được cổ phần cho ngân hàng ngoại là cực kỳ thành công. 

Hiện nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam là vấn đề lớn của nền kinh tế. Để giải quyết cần phải có nguồn tiền lớn trong khi ngân sách hạn hẹp, các nhà đầu tư trong nước cũng cạn kiệt. Vì vậy, sự tham gia của dòng vốn từ nước ngoài sẽ góp thêm nguồn lực tài chính để giải quyết được những vấn đề trên.

Cẩm Tú - Nguyễn Nam

Tin khác

Bamboo Capital (BCG) mục tiêu lợi nhuận tăng 6 lần, đưa Bảo hiểm AAA lên UPCoM

Bamboo Capital (BCG) mục tiêu lợi nhuận tăng 6 lần, đưa Bảo hiểm AAA lên UPCoM

(CLO) Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2024 tăng gấp 6 lần so với thực hiện năm 2023. Đưa bảo hiểm AAA lên UPCoM.

Tài chính - Bảo hiểm
Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu 4.566 tỷ đồng, lãi sau thuế 379 tỷ đồng tăng gần 20%

Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu 4.566 tỷ đồng, lãi sau thuế 379 tỷ đồng tăng gần 20%

(CLO) Tập đoàn Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu năm 2024 4.566 tỷ đồng, tăng 32,3%. Lợi nhuận sau thuế kế hoạch 379 tỷ đồng, tăng 19,5% so với cùng kỳ

Tài chính - Bảo hiểm
Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

(CLO) Với bước tiến mới về công nghệ, trong vài năm trở lại đây hầu hết các giao dịch ngân hàng được thực hiện xuyên lễ, 365+ thông qua các điểm giao dịch số tự động hay ứng dụng ngân hàng số. Năm nay, các ngân hàng còn tung nhiều ưu đãi hấp dẫn trong dịp lễ 30/4 và 1/5 dành cho khách hàng.

Tài chính - Bảo hiểm
ABBANK đẩy mạnh hỗ trợ khách hàng tiếp cận vốn ưu đãi, tăng trưởng đều ở cả mảng huy động và cho vay

ABBANK đẩy mạnh hỗ trợ khách hàng tiếp cận vốn ưu đãi, tăng trưởng đều ở cả mảng huy động và cho vay

(CLO) Kết thúc quý I năm 2024, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) ghi nhận tăng mạnh số lượng giao dịch qua kênh ngân hàng số, tổng huy động và dư nợ cũng đạt tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2023. Ngân hàng tích cực triển khai các chương trình gói tín dụng với lãi suất hấp dẫn giúp khách hàng doanh nghiệp đẩy mạnh các hoạt động mở rộng sản xuất kinh doanh.

Tài chính - Bảo hiểm
Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chưa chấp thuận vận hành hệ thống KRX vào 2/5

Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chưa chấp thuận vận hành hệ thống KRX vào 2/5

(CLO) Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa đưa ý kiến về việc đưa hệ thống KRX vào vận hành ngày 2/5 theo kế hoạch trước đó.

Tài chính - Bảo hiểm