Tiếp bài, Tiên Lữ (Hưng Yên): Ngang nhiên lập bến bãi trên đất nông nghiệp, vi phạm hành lang an toàn đê điều!

Cơ quan chức năng "tiếp tay" cho doanh nghiệp xâm hại hành lang đê, kè!

Thứ hai, 10/06/2019 10:34 AM - 0 Trả lời

(CLO) Tuyến kè Thụy Lôi được xây dựng nhiều tỷ đồng để bảo vệ tuyến đê sông Luộc từ nguồn vốn ngân sách đang có nguy cơ vỡ, sập khi bị doanh nghiệp xâm hại. Nhưng lạ thay, cơ quan chức năng tỉnh Hưng Yên lại đang làm thủ tục ưu ái cho doanh nghiệp được vào cấp phép hoạt động ngay trên mái kè.

Tuyến kè Thụy Lôi, sông Luộc đang bị xâm hại nghiêm trọng nhiều năm qua.

Tuyến kè Thụy Lôi, sông Luộc đang bị xâm hại nghiêm trọng nhiều năm qua.

Tuyến đê sông tả sông Luộc (dài 11,6km) trong đó đoạn nằm trên địa bàn huyện Tiên Lữ nhiều năm qua chưa thử thách trong lũ; xe ô tô chở vật liệu quá tải hoạt động thường xuyên trên mặt đê; một số bến bãi hoạt động trái phép, thuyền hút cát trái phép gây biến đổi dòng chảy… luôn tiềm ẩn những nguy hiểm, bất lợi đối với sự an toàn của đê điều trong mùa mưa, lũ.

Theo UBND huyện Tiên Lữ đánh giá, nền đê sông Luộc đa số có địa chất xấu, mỗi khi mực nước trên sông dâng báo động 3 sông Luộc đều đã xuất hiện đùn, sủi, lỗ rò, thẩm lậu ở mái đê phía đồng. Một số đoạn dòng chảy sát chân đê đã được làm kè, dòng chảy áp sát mái kè nhưng chất lượng kè một số đoạn xuống cấp. Điển hình như khu vực kè Thụy Lôi, ngoài 310 m kè mới được nâng cấp năm 2011 thì đoạn còn lại bị xô tụt nhiều, đỉnh kè gần mái đê.

Tuyến kè Thụy Lôi được xây dựng từ nhiều năm trước để bảo vệ tuyến đê sông Luộc từ nguồn vốn ngân sách với giá trị nhiều tỷ đồng. Tuy nhiên, tình trạng xâm hại kè đã diễn ra nhiều năm nay bởi các doanh nghiệp lập các bến bãi, điểm trung chuyển và tập kết vật liệu xây dựng trái phép.

Công ty TNHH Quyền Anh vẫn chiếm dụng phần đất nằm sát đỉnh kè để tập kết vật liệu xây dựng.

Công ty TNHH Quyền Anh vẫn chiếm dụng phần đất nằm sát đỉnh kè để tập kết vật liệu xây dựng.

Như Nhà báo và Công luận đã phản ánh tới bạn đọc trước đó về việc Công ty TNHH Quyền Anh do ông Đỗ Văn Quyền làm Giám đốc đã tiến hành phá đê, mở lối ra khu vực kè Thụy Lôi (đoạn nằm trên địa bàn thôn Lương Trụ, xã Đức Thắng) để lập bến trung chuyển, tập kết vật liệu xây dựng trái phép. Hơn 8 năm qua, Công ty TNHH Quyền Anh đã ngang nhiên chuyển đổi hàng nghìn mét vuông đất nông nghiệp phía trong đê sông Luộc (thôn Lương Trụ, xã Đức Thắng) để tập buôn bán, tập kết vật liệu xây dựng. Sau đó, doanh nghiệp này đã hô biến diện tích đất nằm sát khu vực trụ sở của Cảnh sát giao thông đường thủy Hưng Yên để làm điểm tập kết vật liệu xây dựng (cát, đá, sỏi); xâm hại mái kè để tiến hành làm bến trung chuyển vật liệu.

Hành vi xâm hại kè Thụy Lôi - một tuyến kè được xây dựng nhiều năm để bảo vệ tuyến đê sông Luộc nay đã xuống cấp của Công ty TNHH Quyền Anh không chỉ diễn ra một sớm, một chiều mà như thách thức cơ quan chức năng, coi thường pháp luật. Mái kè Thụy Lôi được doanh nghiệp trên đổ đất, cát lên trên tạo đường đi sau đó cho máy xúc, xe tải chuyên chở vật liệu xây dựng từ các thuyền lớn đi vào điểm tập kết. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng là UBND xã Đức Thắng, UBND huyện Tiên Lữ, Chi cục Quản lý đê điều và Phòng chống lụt bão – Sở NN&PTNN tỉnh Hưng Yên, Công an huyện Tiên Lữ lại làm ngơ, có nhiều dấu hiệu tiếp tay cho hoạt động trái phép của doanh nghiệp này.

Công ty TNHH Quyền Anh lập điểm trung chuyển ngay chân kè đã diễn ra nhiều năm nhưng cơ quan chức năng làm ngơ.

Công ty TNHH Quyền Anh lập điểm trung chuyển ngay chân kè đã diễn ra nhiều năm nhưng cơ quan chức năng làm ngơ.

Lãnh đạo UBND xã Đức Thắng  là ông Phạm Văn Kế, Chủ tịch UBND xã, huyện Tiên Lữ trong năm 2018 đã trả lời phóng viên bằng giọng điệu đầy sự bàng quan về sự việc liên quan đến Công ty TNHH Quyền Anh: “Chỗ bến bãi này năm nào chả xử lý, lập biên bản xử phạt. Mới đây cũng lập, phạt 1-2 triệu thôi. Năm nào cũng có liên ngành về kiểm tra, báo chí về phản ánh nhưng có xử lý được đâu. Bây giờ đang chờ chỉ đạo từ UBND huyện...”.

Ông Kế còn cho biết, Cảnh sát đường thủy năm nào cũng phối hợp kiểm tra xử lý vi phạm nhưng cũng không rõ vì sao Phòng Cảnh sát đường thủy Hưng Yên ngay bên bến bãi trái phép, có tàu thuyền đậu đỗ trung chuyển vật liệu mà không bị xử lý?

Việc làm của Công ty TNHH Quyền Anh là hành vi coi thường pháp luật khi xâm hại nghiêm trọng tuyến kè khiến dư luận bức xúc.

Việc làm của Công ty TNHH Quyền Anh là hành vi coi thường pháp luật khi xâm hại nghiêm trọng tuyến kè khiến dư luận bức xúc.

Ngay bên điểm trung chuyển của Công ty TNHH Quyền Anh là điểm trung chuyển, tập kết vật liệu xây dựng quy mô lớn của Doanh nghiệp tư nhân An Hải do ông Đỗ Văn Cừ làm chủ. Ông Cừ chính là anh của ông Đỗ Văn Quyền – Giám đốc Công ty TNHH Quyền Anh. Có thể nói hai doanh nghiệp này thuộc dạng “tay to” trên địa bàn huyện Tiên Lữ chuyên về cung cấp vật liệu xây dựng. Bến bãi trái phép của Doanh nghiệp tư nhân An Hải cũng hoạt động ngang nhiên, tấp nập suốt nhiều năm qua cùng với đó doanh nghiệp này còn thành lập một đoàn xe vận tải gắn lô gô “thuyền buồm đỏ” được cơi thùng, chuyên chở quá tải trọng đại náo khắp các tuyến đường trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.

Hoạt động trái phép nhiều năm, xâm hại tuyến kè trọng yếu bảo vệ đê điều của hai doanh nghiệp trên là điều khiến dư luận bức xúc. Tuy nhiên, mới đây, theo ông Nguyễn Đức Lăng – Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Tiên Lữ cho biết, hai doanh nghiệp Công ty TNHH Quyền Anh và Doanh nghiệp tư nhân An Hải đang được cơ quan chức năng hướng dẫn làm thủ tục để UBND tỉnh Hưng Yên cấp phép đầu tư và cho thuê đất.

Theo đó, Doanh nghiệp tư nhân An Hải sẽ được cho thuê đất để làm bến bãi tập kết, kinh doanh vật liệu xây dựng. Công ty TNHH Quyền Anh xin cấp phép khu vực bến bãi trong đê thuộc địa phận thôn Lương Trụ, xã Đức Thắng; Bên ngoài đê sẽ xin cấp phép làm điểm trung chuyển vật liệu xây dựng và hàng hóa.

Doanh nghiệp tư nhân An Hải của ông Đỗ Văn Cừ cũng ngang nhiên xâm hại kè nhưng không bị xử lý mà còn được

Doanh nghiệp tư nhân An Hải của ông Đỗ Văn Cừ cũng ngang nhiên xâm hại kè nhưng không bị xử lý mà còn được "ưu ái" hướng dẫn cấp phép.

Việc cấp phép cho hai doanh nghiệp không có gì đáng nói nếu không phải ngay phía dưới là tuyến kè Thụy Lôi bảo vệ tuyến đê sông Luộc đang bị hai doanh nghiệp xâm hại. Và câu hỏi được đặt ra nếu tuyến kè này bị vỡ, sập thì ngân sách lại phải bỏ tiền ra tu sửa, xây dựng? Doanh nghiệp được cấp phép làm bến bãi, điểm trung chuyển vật liệu xây dựng ngay trên mái kè phải chăng là cách làm tốt nhất khi cơ quan chức năng không thể cấm và giải quyết được vi phạm. Có lẽ đây là điều chưa từng xảy ra tại bất kỳ một địa phương nào bởi các công trình bảo vệ đê điều là nơi bất khả xâm phạm.

Theo Kết luận số 491/KL-UBND của UBND tỉnh Hưng Yên ngày 17/12/2018 – “Kết luận Thanh tra về việc chấp hành pháp luật về đầu tư, xây dựng, quản lý, sử dụng đất, khai thác cát, kinh doanh bến bãi vật liệu xây dựng và thuế đối với các tổ chức, cá nhân trên địa bàn các huyện, thành phố có tuyến sông Hồng, sông Luộc” cũng nêu: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên chủ trì, phối hợp với Sở Tài Nguyên và Môi trường và các sở, ngành liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ hướng dẫn Doanh nghiệp tư nhân An Hải, Công ty TNHH đầu tư và phát triển An Hải (xã Hải Triều, huyện Tiên Lữ) hoàn tất thủ tục về đầu tư, cho thuê đất để đơn vị sớm thực hiện dự án hoạt động sản xuất kinh doanh đúng quy định.

Chỉ đạo trên của UBND tỉnh Hưng Yên do ông Bùi Thế Cử căn cứ vào báo cáo của Đoàn thanh tra liên ngành và tờ trình của Chánh Thanh tra tỉnh liên quan đến nội dung theo Kết luận Thanh tra nêu trên. Nhưng liệu rằng Đoàn Thanh tra liên ngành và ông Chánh Thanh tra tỉnh Hưng Yên có báo cáo UBND tỉnh Hưng Yên về việc Doanh nghiệp tư nhân An Hải đang hoạt động xâm hại nghiêm trọng tuyến kè Thụy Lôi? Và từ đó hợp thức hóa cho sai phạm này của doanh nghiệp.

Đoàn xe mang lô gô

Đoàn xe mang lô gô "thuyền buồm đỏ" của Doanh nghiệp tư nhân An Hải đại náo nhiều tuyến đường trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.

Nhà báo và Công luận sẽ tiếp tục thông tin.

Quốc Trần

Tin khác

Tiên Lãng (Hải Phòng): Bất cập trong việc quản lý và sử dụng SVĐ huyện sau 16 năm 'xã hội hóa'?

Tiên Lãng (Hải Phòng): Bất cập trong việc quản lý và sử dụng SVĐ huyện sau 16 năm 'xã hội hóa'?

(CLO) Ngày 31/7/2008, Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Tiên Lãng, Thành phố Hải phòng đã ban hành Quyết định số 1214/QĐ-UBND về việc cho thuê các ki ốt khán đài sân vận động huyện... Tuy nhiên, sau 16 năm thực hiện chính sách “xã hội hóa”, vẫn còn một số bất cập cần được làm rõ và khắc phục.

Điều tra
Kon Tum: Vì sao doanh thu của Công ty TNHH MTV Lâm Kim Gia Lai 'nhảy múa' theo từng gói thầu?

Kon Tum: Vì sao doanh thu của Công ty TNHH MTV Lâm Kim Gia Lai 'nhảy múa' theo từng gói thầu?

(CLO) Ở mỗi gói thầu tham dự khác nhau, Công ty TNHH MTV Lâm Kim Gia Lai lại thể hiện một hồ sơ năng lực với doanh thu khác nhau?

Điều tra
Thu hồi quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh

Thu hồi quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh

(CLO) Ngay sau phản ánh của báo Nhà báo & Công luận, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 đã ban hành quyết định thu hồi Quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh và trợ cấp, phụ cấp hàng tháng đối với ông Nguyễn Văn Nam.

Điều tra
Doanh nghiệp 'quen mặt' và những gói thầu trúng “sát giá” tại BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm?

Doanh nghiệp 'quen mặt' và những gói thầu trúng “sát giá” tại BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm?

(CLO) Thời gian gần đây, ông Nguyễn Minh An - Giám đốc BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội đã ký hàng loạt gói thầu có tổng trị giá lên đến hàng trăm tỉ đồng.

Điều tra
Quán bar Aplus ngang nhiên kinh doanh 'bóng cười'?

Quán bar Aplus ngang nhiên kinh doanh "bóng cười"?

(CLO) Mặc dù từng bị xử phạt do kinh doanh quá giờ quy định, thế nhưng quán bar Aplus có địa chỉ tại số 78 Yên Phụ, phường Nguyễn Trung Trực (quận Ba Đình, Hà Nội) không những không tuân thủ theo các quy định của pháp luật mà còn tiếp tục tái diễn, ngang nhiên kinh doanh “bóng cười”….

Điều tra