Coi bốt điện thoại là rác: Lại một lần hối tiếc?!

Thứ sáu, 03/04/2015 15:14 PM - 0 Trả lời

Coi bốt điện thoại là rác: Lại một lần hối tiếc?!

(Congluan.vn) – Từ đầu năm 2013, cụ thể là từ 25/3/2013, VNPT đã chính thức thông báo ngừng dịch vụ điện thoại thẻ trên toàn quốc, cho rằng sau 15, 16 năm, những bốt điện thoại này đã “hoàn thành sứ mạng”. Ngày nay, nhiều địa phương coi chúng là mục tiêu để... "ra quân" vì “năm trật tự và văn minh đô thị 2014” (?)

Nếu đập bỏ hết...

Cái chết của điện thoại thẻ được lý giải là: Từ năm 2002 đến nay, doanh thu dịch vụ CardPhone đã ngày càng suy giảm, mặc dù VNPT cũng đã nỗ lực nhằm duy trì và nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ với các giải pháp cả về tổ chức kinh doanh, chính sách giá cước, hoa hồng, bán thẻ… Tuy nhiên, do nhu cầu của thị trường và thói quen của người sử dụng dịch vụ đã thay đổi và trước sự phát triển mạnh mẽ của các dịch vụ thay thế… nên dịch vụ CardPhone rất khó có thể duy trì và phát triển. Trước thực tế đó, VNPT quyết định ngừng cung cấp dịch vụ này trên toàn quốc. “Ví dụ, nếu tôi là chủ DN tư nhân của loại hình dịch vụ này thì tôi đã bỏ không kinh doanh nữa, vì chúng tôi đang chịu lỗ” – lãnh đạo của một chi nhánh VNPT nói từng nói.

Thực tế, điện thoại thẻ đã “chết lâm sàng” từ 5-7 năm trước, khi điện thoại di động ngày càng phổ thông, rẻ, cơ động. Cũng thời điểm này, một vị nguyên là lãnh đạo của Tập đoàn công nghệ khổng lồ Qualcomm từng nói với người viết rằng: “Xóa điện thoại thẻ là sai lầm của Việt Nam!”

Ông cho rằng, thứ nhất, vai vai trò lịch sử của loại hình liên lạc này là phục vụ công cộng, là tất cả mọi người khi ra đường, người dân và du khách nước ngoài, nhất là tại các khu du lịch, nhà ga, sân bay... Đặc biệt, điện thoại thẻ là một loại hình nằm trong hệ thống hạ tầng thông tin, nếu bỏ thì sẽ thiếu một mảng về dịch vụ viễn thông. “Nếu phá bỏ đi để “sạch đường”, sau này, chúng ta sẽ tốn nhiều ngàn tỉ mới có thể xây dựng lại được” – vị này khẳng định.

Người Việt thời nay đang dần thành “nô lệ” của internet, tablet và smartphone. Ở tất cả các quán café, nhà hàng... tại các đô thị lớn, rất dễ dàng thấy cảnh trẻ nhỏ chơi game, lướt web, người lớn nhắn tin, làm việc... Tất cả đều dán mắt vào màn hình điện thoại chứ không dán mắt vào nhau, câu chuyện của nhau, sự sẻ chia cùng nhau... Không thấy ai nghỉ ngơi, thư giãn để nạp năng lượng cho một ngày, một buổi làm việc mới.

Hãy thử tượng tượng, nếu một ngày hệ thống trạm BTS của các nhà mạng bị sự cố, lỗi do thiên tai, phá hoại, tất cả các phương tiện liên lạc di động đều bị ngắt, bạn có phát điên lên?

Lại nói thêm về tính an toàn, riêng tư. Đại tá Nguyễn Mạnh Quân, Phó TGĐ Tecapro – Bộ Quốc phòng giải thích về việc quân đội buộc phải dùng điện thoại dây là vì “tính bảo mật”. Tức là vị Đại tá viễn thông của QĐND Việt Nam này khẳng định sự an toàn, bảo mật cao nhất của điện thoại dây, điện thoại di động thị quá dễ dàng để nghe trộm. Trên các diễn đàn CNTT, bạn có thể seach ra hàng triệu cách vào lén máy tính, nghe lén điện thoại nếu thiết bị đó kết nối internet (xâm nhập nhờ mạng không dây wifi, 3G...), thấy hàng triệu cảnh báo bị nghe lén, đánh cắp dữ liệu riêng tư.... Dùng thiết bị di động, sự riêng tư, bí mật của chúng ta có thể sẽ trở thành... đại chúng.

Báo Công luận
 
Bạn đã quên vụ khủng hoang tình báo mang tên "Snowden"  khi không chỉ người Mỹ, mà các nguyên thủ quốc tế cũng bị CIA nghe lén...
 
Có quá thiển cận???

Xem các bộ phim, các video clip, các bức ảnh ở các nước phát triển, chúng ta đều thấy hình ảnh những bốt điện thoại công cộng sống động, lung linh... lúc nào cũng có người vây quanh. Từ chàng điệp viên 007, “người vận chuyển” hay các anh chàng “bị trục xuất” của Hàn Quốc... đều tạo dáng bên bốt điện thoại trong phim, ngoài đời...

Dù CNTT và viễn thông Việt Nam đã có những bước tiến thần kỳ, nhanh thuộc loại nhất thế giới, nhưng chúng ta ở đẳng cấp cao hơn nước Mỹ, Pháp, Ý, Brazil, Hàn Quốc? Người Việt mình cũng văn minh, hiện đại hơn người dân các nước phát triển???

Nước ta đang thực hiện “chạy tắt đón đầu”, nhưng trong nhiều ngành, chúng ta chỉ đón “khúc giữa”. Ví như ngành giao thông. Khi các nước lo quy hoạch đường xá cho xe đạp, phục vụ xe đạp như “thượng đế” thì người Việt lo mở đường cho ô tô chạy, tốn biết bao tiền của đền bù, ô nhiễm môi trường, trợ giá xăng dầu.... Được biết, để mở rộng 2-3m đường nội đô, tiền đền bù gấp hàng chục lần tiền làm một con đường mới, ở một khu vực ít người, đô thị vệ tinh (?)

Trong nhiều cuộc trao đổi với các vị lãnh đạo ngành giao thông TP.HCM, các chuyên gia, giáo sư, tiến sĩ, kiến trúc sư... về hạ tầng đô thị, rất nhiều người đang nuối tiếc những đoàn tàu điện trong lòng Hà Nội, nuối tiếc con đường sắt gắn “móc câu” (để leo dốc, không bị trượt xuống) chở người, hàng từ Nam Trung Bộ lên Đà Lạt, để giờ này Đà Lạt chỉ còn vài chiếc đàu tàu dùng làm hậu cảnh cho trai gái... "tự sướng".

Những bốt điện thoại khắp các con đường Việt Nam giờ bị coi là “rác” một cách quá vội vàng, thiển cận. Và dẹp nó đi lại đang được coi là một chiến công (?)

Có thể rằng, vài năm, hay chục năm nữa, nước Việt, dân Việt lại vò đầu nuối tiếc...

Một số hình ảnh bốt điện thoại trên thế giới hiện nay:
 
 Báo Công luận

 Bốt "gà trống" tại Brazil

Báo Công luận Cô gái Hàn này tươi cười khi nói chuyện trong bốt điện thoại công cộng
Báo Công luận 
 Người Italia thể hiện tính "nghệ sĩ" của mình trên cả bốt điện thoại
 
Báo Công luận
 
 Bốt điện thoại ở London được mặc áo len xinh xắn.
Báo Công luận
 
 Ở Alaska nước Mỹ, người dân và du khách nghe điện thoại trong bốt băng độc đáo.
 
Những hình ảnh này sẽ phần nào chứng minh: Những bốt điện thoại không đơn thuần là nơi gọi điện hữu ích, mà còn là nơi thể hiện bản sắc văn hóa, sức sáng tạo, sự hiếu khách của một vùng đất, một quốc gia. Trong khi Việt Nam đang hướng ra thế giới, quảng bá văn hóa, phát triển du lịch ?!?
Vì "ế khách", không "hậu" bằng sóng di động, VNPT đã coi các bốt điện thoại thẻ là rác. Nhưng DN này không biết là vô tình hay cố tình quên rằng: Năm 2010, nước Úc thu được hơn 800 triệu USD từ điện thoại công cộng dùng tiền xu, thẻ ATM. Vậy là ế do quản lý hay chất lượng dịch vụ kém?!?
 
 
Đoàn Kiên Giang

Tin khác

Google Pixel 8A ra mắt: Smartphone tầm trung đáng mong chờ

Google Pixel 8A ra mắt: Smartphone tầm trung đáng mong chờ

(CLO) Pixel 8A là một trong những dòng điện thoại mới nhất của Google đã chính thức ra mắt với ít điều bất ngờ, nhưng lại mang đến nhiều cải tiến đáng chú ý từ phiên bản tiền nhiệm.

Sức sống số
Samsung ra mắt củ sạc 50W, 2 cổng USB Type-C

Samsung ra mắt củ sạc 50W, 2 cổng USB Type-C

(CLO) Samsung, vừa giới thiệu bộ sạc mới mang tên Samsung 50W Super Fast Charging Adapter (mã sản phẩm EP-T5020). Đây là bộ sạc có khả năng cung cấp công suất lên đến 50W thông qua hai cổng USB Type-C, đáp ứng nhu cầu sạc nhanh của nhiều thiết bị điện tử hiện đại.

Sức sống số
Xperia 1 VI sắp ra mắt có gì thú vị?

Xperia 1 VI sắp ra mắt có gì thú vị?

(CLO) Sony chuẩn bị ra mắt chiếc smartphone cao cấp mới nhất của mình, Xperia 1 VI, vào ngày 17/5. Với những thông tin rò rỉ gần đây, người hâm mộ công nghệ đã có cái nhìn về Xperia 1 VI sẽ mang đến hiệu suất mạnh mẽ, camera tiên tiến, những tính năng khác biệt.

Sức sống số
Samsung trình làng Galaxy M15 5G tại thị trường Việt Nam

Samsung trình làng Galaxy M15 5G tại thị trường Việt Nam

(CLO) Samsung mới đây đã giới thiệu mẫu Galaxy M15 5G, một smartphone tầm trung mới tại thị trường Việt Nam. Máy trang bị viên pin dung lượng lớn 6000mAh và khả năng kết nối 5G.

Sức sống số
Apple tiếp tục phát hành bản thử nghiệm iOS 17.5 và iPadOS 17.5 beta 4: Hướng tới sự ổn định và hiệu suất

Apple tiếp tục phát hành bản thử nghiệm iOS 17.5 và iPadOS 17.5 beta 4: Hướng tới sự ổn định và hiệu suất

(CLO) Apple đã phát hành bản thử nghiệm thứ tư của iOS 17.5 và iPadOS 17.5, tiếp tục quá trình hoàn thiện các hệ điều hành trước khi tung ra phiên bản chính thức cho người dùng.

Sức sống số