Cởi trói, đẩy mạnh xã hội hóa trong Y tế: Hướng đi đúng nhưng cần chặt chẽ!

Thứ năm, 23/02/2023 10:13 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Theo các chuyên gia, việc Luật Khám bệnh, Chữa bệnh 2023 đã có những quy định cho phép việc liên doanh liên kết, đặt máy… trong bệnh viện công sẽ thúc đẩy mạnh xã hội hóa y tế, người bệnh được hưởng nhiều quyền lợi hơn.

Nhiều nút thắt được tháo gỡ

Sau khi nhiều vụ án liên quan đến hoạt động liên doanh, liên kết trong bệnh viện công bị đưa ra xét xử thì có tình trạng trong bệnh viện công các máy móc hoạt động liên doanh, liên kết trước đây nằm “đắp chiếu” vì không thể đưa vào sử dụng.

Tình trạng cửa đóng then cài, trang thiết bị y tế dừng hoạt động một thời gian dài dẫn tới việc khám chữa bệnh tại nhiều nơi gặp rất nhiều khó khăn. Nguyên nhân được cho là có nhiều bất cập trong quy định của pháp luật.

Đơn cử như tại Bệnh viện Bạch Mai, hệ lụy của việc thiếu quy định rõ ràng, chặt chẽ trong việc xã hội hóa y tế ở viện công nên đã xảy ra tình trạng thiếu thiết bị y tế một cách trầm trọng, từ lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh, trang thiết bị cho chuyên ngành u bướu, y học hạt nhân.

10 năm trở về trước, Bạch Mai từng tự hào khi trang thiết bị cho các chuyên ngành này là đầu ngành, máy móc hiện đại, đồng bộ, thì nay trong lĩnh vực ung bướu, máy móc trang thiết bị về số 0 tròn trĩnh. Các loại máy Pet, dao Gamma dừng hoạt động hoàn toàn.

coi troi day manh xa hoi hoa trong y te huong di dung nhung can chat che hinh 1

Cần tạo điều kiện cho tư nhân đầu tư thiết bị máy móc trong viện công.

Những bất cập liên quan đến cơ chế, chính sách, các quy định pháp lý liên quan đến xã hội hóa trong y tế công đang trở thành rào cản khiến cho nhiều bệnh viện hoạt động kém hiệu quả. Trong bối cảnh đó, Luật Khám bệnh, Chữa bệnh số 15/2023/QH15 được Quốc hội thông qua có hiệu lực từ ngày 01/01/2024 đã mang tới nhiều kỳ vọng khắc phục được những bất cập, khó khăn trong lĩnh vực xã hội hóa trong bệnh viện công và lĩnh vực y tế.

Theo đó, Luật Khám bệnh, Chữa bệnh 2023 đã cho phép thu hút nguồn lực xã hội bao gồm đầu tư và đầu tư theo hình thức công tư để thành lập cơ sở y tế tư nhân; được vay vốn, thuê mượn thiết bị... Theo nhiều chuyên gia, thực tế có hơn 90% thiết bị y tế, chẩn đoán hình ảnh phục vụ khám chữa cho bệnh nhân tại các bệnh viện là máy mượn, máy đặt.

Tuy nhiên, theo cơ quan bảo hiểm y tế thì loại hình máy mượn, máy đặt chưa được quy định trong các văn bản pháp luật nào, do đó bệnh viện không được phép dùng, bệnh nhân sử dụng dịch vụ chẩn đoán từ loại hình máy này không được bảo hiểm y tế chi trả...

Quy định này vấp nhiều phản ứng từ các bệnh viện do ảnh hưởng đến chất lượng khám chữa bệnh cho người dân và làm giảm nguồn thu của viện. Luật Khám bệnh, Chữa bệnh (sửa đổi) lần này đã cởi những vướng mắc tiếp tục thực hiện chính sách xã hội hóa và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ y tế; bảo đảm sự công bằng giữa các cơ sở khám, chữa bệnh của Nhà nước và tư nhân...

Trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo & Công luận về những điểm mới này, ông Phạm Văn Học - Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương cho rằng, việc Luật Khám bệnh, Chữa bệnh mới cho phép xã hội hóa trong Bệnh viện công, luật hóa việc đặt máy, hợp tác công tư trong bệnh viện đã mở ra hướng tốt để nâng cao năng lực của y tế công. Hiện nay, ngân sách không thể nào gánh hết phần đầu tư ở bệnh viện công.

Cần cụ thể hóa tránh sai sót

Cũng theo ông Phạm Văn Học, về vấn đề này cần có các quy định rất cụ thể về biện pháp thực hiện nếu không sẽ xảy ra tiêu cực. “Theo tôi, giờ muốn đầu tư thì quy ra tiền, mua máy móc thiết bị phải đúng theo luật, ăn chia theo tỷ lệ cam kết, nộp thuế đầy đủ. Liên kết công tư phải hợp pháp, lành mạnh và nghiêm túc. Còn đưa máy giá trị 10 tỷ nhưng kê lên 20 tỷ để nâng giá khám chữa bệnh thì cần ngăn chặn. Sau khi có quy định trong luật, các nghị định, thông tư cần hướng dẫn cụ thể tránh việc lợi dụng xã hội hóa” - ông Phạm Văn Học nhấn mạnh.

Một điểm mới của luật lần này có ý nghĩa lớn đối với các bệnh viện mà theo ông Phạm Văn Học là việc các cơ sở khám chữa bệnh được miễn phần thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khoản lợi nhuận dùng để tái đầu tư cho cơ sở khám, chữa bệnh. “Điều này khác hoàn toàn với các doanh nghiệp kinh doanh khác, ưu tiên đối với các cơ sở khám chữa bệnh và hỗ trợ rất nhiều cho nhà đầu tư” - ông Phạm Văn Học chia sẻ.

Cũng liên quan đến vấn đề này, ông Lê Như Tiến - Nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho rằng, việc luật hóa cho phép xã hội hóa trong viện công rất phù hợp. Quy định này đã tạo điều kiện để đầu tư vào viện công. Điều này đảm bảo lợi ích giữa nhà đầu tư bệnh viện, nhà quản lý, nhà nước hài hòa. Làm tốt được việc này sẽ giảm tải, giảm thiểu gánh nặng đầu tư của Nhà nước. “Ngân sách nhà nước có hạn việc huy động các nguồn lực khác từ xã hội hóa cho y tế là chủ trương đúng đắn” - ông Lê Như Tiến nhấn mạnh.

Tuy nhiên vị này cho rằng, cần làm chặt chẽ, cần có sự hướng dẫn bằng các văn bản dưới luật một cách cụ thể chi tiết về quy trình đầu tư, lợi ích phần trăm của các đối tác chứ nếu không cẩn thận sẽ biến bệnh viện công thành tư, hoặc nếu không cẩn thận lại tư nhân hóa viện công. “Luật quy định như vậy là tốt nhưng các văn bản dưới luật như nghị định, thông tư liên ngành, thông tư cần rõ ràng hơn để tạo điều kiện cho nhà nhà đầu tư mạnh dạn đầu tư” - ông Lê Như Tiến góp ý.

Như vậy, qua trao đổi với các chuyên gia có thể thấy việc Luật Khám bệnh, Chữa bệnh 2023 đã tạo điều kiện cho việc xã hội hóa, tư nhân đầu tư vào viện công như liên doanh liên kết, đặt máy… Tuy nhiên, chuyên gia lưu ý cần có quy định rõ ràng tránh việc lợi dụng xã hội hóa, trục lợi liên quan đến hoạt động này.

Nút thắt về đất đai đang kìm hãm y tế tư nhân

Liên quan đến xã hội hóa trong y tế, ông Phạm Văn Học cho rằng hiện nay nút thắt về đất đai mà các doanh nghiệp làm xã hội hóa y tế và giáo dục vẫn chưa được tháo gỡ. Theo quy định, trên địa bàn kinh tế khó khăn thì được miễn tiền thuê đất, mức độ miễn bao nhiêu thì do Hội đồng nhân dân các tỉnh quy định.  Tuy nhiên, khó khăn hiện nay là việc thu hồi, giải phóng mặt bằng. Ở tỉnh miền núi như Phú Thọ, Tuyên Quang nếu nhà đầu tư cần 2 đến 3ha đất để đầu tư mở bệnh viện thì không có đất. Bây giờ nếu mua đất ruộng, đất đồi thì phải làm quy hoạch. Trong khi đó, để làm được quy hoạch, chuyển từ đất ruộng, đất lâm nghiệp thành đất y tế thì lại là câu chuyện dài dòng, phức tạp. “Cần có quy định chi tiết nếu đầu tư y tế thì nhà đầu tư cần làm thủ tục gì, còn chính quyền, sở ngành sẽ làm gì. Còn để như hiện nay thì tốc độ phát triển bệnh viện tư sẽ rất chậm chạp, rất khó để y tế tư nhân phát triển” - ông Phạm Văn Học nhấn mạnh.

Trinh Phúc

Tin khác

Thái Bình: Gắn biển công trình Bệnh viện Đa khoa huyện Tiền Hải chào mừng kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Thái Bình: Gắn biển công trình Bệnh viện Đa khoa huyện Tiền Hải chào mừng kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

(CLO) Sáng ngày 4/5, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh phối hợp với Sở Y tế tổ chức lễ gắn biển công trình “Kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh” (19/5/1890-19/5/2024), tại Bệnh viện Đa khoa huyện Tiền Hải.

Sức khỏe
Cứu sống người đàn ông bị xà beng đâm xuyên thành bụng

Cứu sống người đàn ông bị xà beng đâm xuyên thành bụng

(CLO) Mới đây, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá đã phẫu thuật cấp cứu thành công cho nam bệnh nhân bị thanh xà beng sắt dài hơn 1m đâm xuyên thành bụng do tai nạn lao động.

Sức khỏe
Bộ Y tế chỉ đạo khẩn về vụ ngộ độc khiến 470 người nhập viện

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn về vụ ngộ độc khiến 470 người nhập viện

(CLO) Theo dõi chặt chẽ người bệnh nặng và có nguy cơ tăng nặng, đặc biệt là các ca đang điều trị hồi sức tích cực, đồng thời quan tâm chăm sóc sức khỏe, động viên người bệnh và gia đình.

Sức khỏe
Đã ghi nhận hơn 1.200 ca nhập viện vì sử dụng thuốc lá điện tử

Đã ghi nhận hơn 1.200 ca nhập viện vì sử dụng thuốc lá điện tử

(CLO) Theo báo cáo tổng hợp gần 700 cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên cả nước, tính riêng năm 2023, có 1.224 ca nhập viện do sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng; trong đó trẻ dưới 18 tuổi ghi nhận 71 ca.

Sức khỏe
Thông tin vaccine AstraZeneca có thể gây đông máu: Cục quản lý khám chữa bệnh nói gì?

Thông tin vaccine AstraZeneca có thể gây đông máu: Cục quản lý khám chữa bệnh nói gì?

(CLO) PGS.TS Lương Ngọc Khuê cho hay, ban đầu khi triển khai tiêm vaccine Covid-19, ngành y tế rất thận trọng, Bộ Y tế đã xây dựng quy trình tiêm chủng, người tiêm phải đo huyết áp, khám sàng lọc trước khi tiêm, theo dõi sau tiêm tại điểm tiêm.

Sức khỏe