"Competing with Giants" là cầu nối cho sinh viên Semester At Sea tham quan Tân Hiệp Phát

Thứ sáu, 16/11/2018 18:21 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ngày 15/11, đoàn sinh viên quốc tế của chương trình Học kỳ trên biển - Semester at Sea năm 2019 cùng Giáo sư Gail Ayala Taylor và chuyên gia kinh tế John Kador đã có chuyến tham quan nhà máy và trải nghiệm tại Tập đoàn Tân Hiệp Phát.

Chuyến tham quan được các sinh viên kỳ vọng rất lớn bởi sau khi được giáo sư Gail Ayala Taylor yêu cầu đọc ba chương trong cuốn sách "Competing with Giants" (tạm dịch: Vượt lên người khổng lồ) của tác giả Trần Uyên Phương mà nhà xuất bản Forbesbooks phát hành hồi đầu tháng 9 năm nay tại New Yorks để làm bài tiểu luận, các sinh viên trên tàu đã háo hức muốn tham quan và lắng nghe ban lãnh đạo Tập đoàn Tân Hiệp Phát chia sẻ về công việc thực tế.

Báo Công luận
Đoàn sinh viên quốc tế của chương trình Học kỳ trên biển - Semester at Sea năm 2019 bất ngờ khi được tận mắt chứng kiến dây chuyền sản xuất Aseptic hiện đại của Tập đoàn Tân Hiệp Phát 
Báo Công luận
Các sinh viên đã có những giây phút hào hứng bên những chai Trà xanh Không độ vừa qua công đoạn tròng nhãn chai 
Ngay sau khi tàu cập cảng ở TP.HCM, đoàn sinh viên quốc tế gần 30 người đã dành trọn một ngày để trải nghiệm thực tế các hoạt động như tham quan dây chuyền Aseptic của nhà máy sản xuất nước giải khát, nhận được chia sẻ kinh nghiệm thực tế về nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, xây dựng thương hiệu sản phẩm, quản lý nhãn hàng và các tình huống kinh doanh điển hình (case study) đã được cuốn sách tiếng Anh "Competing with Giants" của tác giả Trần Uyên Phương, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát nhắc đến.

Báo Công luận
  Ông Stefan Reicherstorfer - Giám đốc khối Marketing chia sẻ về hoạt động marketing và việc xây dựng thương hiệu sản phẩm, quản lý nhãn hàng tại Tân Hiệp Phát
Tham gia cùng đoàn là chuyên gia kinh tế người Mỹ John Kador. Ông cũng là đồng tác giả của cuốn sách “Competing with Giants” (tạm dịch: Vượt lên người khổng lồ), cho biết ông tự hào khi được kết hợp cùng tác giả chính Trần Uyên Phương trong cuốn sách này bởi chủ đề của cuốn sách phù hợp với bối cảnh kinh tế thế giới hiện nay khi toàn cầu hóa tiếp tục là nguồn gốc và là mối quan tâm của sự tranh luận cách quản lý và cạnh tranh trong một thế giới toàn cầu hóa.

Báo Công luận
 Các sinh viên dùng thử sản phẩm và chia sẻ cảm nhận với ông Stefan Reicherstorfer
Sau chuyến trải nghiệm này, các sinh viên trong đoàn cho biết họ ấn tượng trước quy mô sản xuất lớn và hiện đại ở dây chuyền sản xuất Aseptic của nhà máy nước giải khát thuộc Tập đoàn Tân Hiệp Phát.

Giáo sư Gail Ayala Taylor, Tuck School of Business, người có hơn 20 năm kinh nghiệm làm giảng dạy và chuyến đi này là Học kỳ trên biển thứ hai mà bà tham gia, cho biết khóa đào tạo trên tàu của bà là về nghiên cứu marketing, gồm nghiên cứu mục tiêu marketing, hành vi người tiêu dùng, xây dựng thương hiệu, nghiên cứu tiếp thị và phân khúc thị trường.

Báo Công luận
 
Báo Công luận
 Bà Trần Uyên Phương, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát, tác giả quyển sách tiếng Anh "Competing with Giants" giao lưu với đoàn sinh viên quốc tế Semester At Sea 
“Chuyến tham quan và chia sẻ kinh nghiệm từ các lãnh đạo cấp cao của Tập đoàn Tân Hiệp phát như Phó Tổng Giám đốc Trần Uyên Phương hay Giám đốc khối Marketing Stefan Reicherstorfer đã giúp các sinh viên quốc tế có cơ hội nhìn thấy việc áp dụng các khái niệm mà tôi giảng dạy trong bối cảnh thực tế tại Việt Nam, cho phép họ hiểu rõ hơn về tiếp thị trong ngành công nghiệp nước giải khát và hơn thế nữa”, Giáo sư Gail Ayala Taylor chia sẻ.

Báo Công luận
 Giáo sư John Kador (hàng đầu, đầu tiên bên trái), Giáo sư Gail Ayala Taylor (hàng đầu, thứ ba từ phải qua) và đoàn sinh viên Semester At Sea bày tỏ ấn tượng trước những chia sẻ và cảm nhận thực tế sau chuyến tham quan Tân Hiệp Phát
Học kỳ trên biển - Semester at Sea là một chương trình nghiên cứu ở nước ngoài dành cho sinh viên quốc tế, được thành lập vào năm 1963. Năm nay, chương trình Semester at Sea được bắt đầu từ tháng 9 tại Hamburg, Đức và đến Việt Nam vào giữa tháng 11. Trước khi đến Việt Nam, đoàn 450 sinh viên trên tàu đã đến thăm Đức, Tây Ban Nha, Ghana, Nam Phi, Mauritius, Ấn Độ và Myanmar. Sau Việt Nam, tàu sẽ tiếp tục sang Trung Quốc, Nhật Bản, Hawaii và kết thúc tại San Diego, Hoa Kỳ. Ở mỗi quốc gia tàu đến thăm, sinh viên sẽ thực hiện các công việc thực địa được kết nối với các khóa học của họ trên tàu.

Trong suốt lịch sử của chương trình, gần 63.000 sinh viên từ hơn 1.500 trường cao đẳng và đại học toàn Hoa Kỳ đã tham gia. Trong thời gian ở trên biển, các sinh viên được tham gia nhiều khóa học và môn học khác nhau. Các nhân vật thế giới như Nelson Mandela, Mẹ Teresa, Desmond Tutu và Fidel Castro đều đã gặp gỡ những người tham gia chương trình vào những thời điểm khác nhau trong lịch sử.

P.V

Tin khác

Bộ Y tế nhất quán cấm nhập khẩu, kinh doanh thuốc lá điện tử, Bộ Công Thương nói gì?

Bộ Y tế nhất quán cấm nhập khẩu, kinh doanh thuốc lá điện tử, Bộ Công Thương nói gì?

(CLO) Trường hợp các sản phẩm thuốc lá điện tử thế hệ mới tới mức phải cấm lưu hành và sử dụng thì Bộ Công Thương ủng hộ quan điểm này của Bộ Y tế trên cơ sở bảo vệ sức khỏe toàn dân.

Thị trường - Doanh nghiệp
Sân chơi English Beat 2024 mùa 2 của MobiFone tiếp tục gặt hái thành công

Sân chơi English Beat 2024 mùa 2 của MobiFone tiếp tục gặt hái thành công

(CLO) Sau hơn 2 tháng tổ chức, English Beat 2024 mùa 2 do mobiEdu phối hợp cùng các Sở Giáo dục tổ chức đã chính thức thành công tốt đẹp tại 6 tỉnh trải dài trên toàn quốc.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tăng trưởng bền vững: Khai phá cơ hội từ Chuyển đổi Số và Xanh

Tăng trưởng bền vững: Khai phá cơ hội từ Chuyển đổi Số và Xanh

(CLO) Trên con đường đến một tương lai bền vững, việc khai phá cơ hội từ chuyển đổi số và xanh đang trở thành một yếu tố then chốt trong nỗ lực xây dựng một nền kinh tế và một môi trường sống lành mạnh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ngành thép Trung Quốc có nguy cơ 'rơi khỏi vách đá'

Ngành thép Trung Quốc có nguy cơ 'rơi khỏi vách đá'

(CLO) Quá trình chuyển đổi quan trọng trong ngành thép của Trung Quốc, vốn đang làm trầm trọng thêm mối lo ngại về dư thừa công suất, khiến nhiều người lo lắng có thể khiến ngành “rơi khỏi vách đá” và làm tổn hại đến chỗ đứng lâu dài của quốc gia trong thương mại toàn cầu.

Thị trường - Doanh nghiệp
G7 đạt thỏa thuận chấm dứt sử dụng than vào năm 2035

G7 đạt thỏa thuận chấm dứt sử dụng than vào năm 2035

(CLO) Nhóm G7 bao gồm Mỹ, Anh, Italy, Pháp, Nhật Bản, Đức và Canada đã đạt được thỏa thuận chấm dứt việc sử dụng than để sản xuất điện vào năm 2035. Tuy nhiên, nhiều người vẫn tỏ ra quan ngại về vấn đề này.

Thị trường - Doanh nghiệp