Công bằng xã hội không thể xây dựng trên cái tát trẻ thơ

Thứ sáu, 03/04/2015 16:40 PM - 0 Trả lời

Công bằng xã hội không thể xây dựng trên cái tát trẻ thơ

(congluan.vn) - Sự việc hành hạ trẻ nhỏ của cô giáo Đông Phương và bảo mẫu Thiên Lý đã dấy lên một làn sóng giận dữ của dư luận, đặc biệt là đối với các bậc cha mẹ và cả ngành giáo dục. PV congluan.vn đã có buổi trao đổi với chuyên gia tâm lý Huỳnh Anh Bình, Giám đốc Trung tâm hướng nghiệp TP. HCM xung quanh câu chuyện về các phương pháp giáo dục trẻ.

Qua trao đổi với chuyên gia tâm lý, những bảo mẫu cũng như các bậc cha mẹ sẽ có thêm nhiều kĩ năng nuôi dạy con cái. Để sau này, sẽ không còn những suy nghĩ như: Chúng ta sẽ làm gì khi chúng nghĩ kênh duy nhất để giao tiếp với bạn bè, xã hội là bằng những nắm đấm, hay cái tát?
Báo Công luận 
Chuyên gia tâm lý Huỳnh Anh Bình

 

Chào anh Huỳnh Anh Bình. Qua thực tế từ nhiều sự việc bạo hành trẻ bậc mầm non, xin anh trao đổi đôi chút về lứa tuổi mầm non?

Chuyên gia tâm lý Huỳnh Anh Bình:Tôi xin nói rõ tuổi mầm non (từ 5 tuổi trở xuống) là độ tuổi quan trọng nhất của một con người, bởi đây chính là giai đoạn những đứa trẻ hình thành cao độ về nhân cách.

Ở độ tuổi này, khi bị bạo hành tuy chúng chưa có ý thức phản kháng những sẽ tạo nên một vết hằn trong suy nghĩ và ảnh hưởng rất lớn đến tâm lí. Bởi vậy, môi trường sống xung quanh, những tác động từ người thân, gia đình có quyết định quan trọng đến sau này.

Thưa anh, vậy qua sự việc vừa rồi, anh có thể trao đổi với độc giả về những ảnh hưởng sau này mà những đứa trẻ có thể sẽ mắc phải ?

Chuyên gia tâm lý Huỳnh Anh Bình: Đầu tiên, điều không thể tránh khỏi là những ảnh hướng về mặt thể xác khi trẻ bị hành hạ. Từ đó, chúng sẽ nảy sinh tâm lý sợ sêt, về lâu dài chúng có thể sẽ bị lãnh cảm trước những sự việc xung quanh vì đã quá quen với môi trường đánh đập.

Tuy nhiên, điều đáng lo ngại và quan trọng hơn là theo thời gian, phần “con” trong những đứa trẻ sẽ trỗi dậy và được bộc phát trong những hoàn cảnh nhất định. Chắc mọi người cũng đã để ý trong clip, có một đứa trẻ đã có hành động đánh lại bảo mẫu và có hành động thách thức. Đó là do sống trong môi trường đó đã lâu chúng sẽ mặc định những hành động bạo lực đó là lẽ đương nhiên. Hơn nữa, đây là lứa tuổi chúng dễ dàng bắt chước mọi hành động của người lớn.

Đã có rất nhiều trường hợp trẻ bị tự kỉ do phải chịu những chấn động tâm lí đột ngột từ những sự việc như thế này.

Vậy, chúng có thể sẽ bộc phát hành động phản kháng rõ rệt nhất trong khoảng thời gian nào ?

Chuyên gia tâm lý Huỳnh Anh Bình: Qua tuổi mầm non, có thể là khi chúng bước vào những năm đầu tiểu học, chúng sẽ có những thay đổi mạnh và rõ rệt nhất. Khi đó, sẵn có vết hằn tâm lí, tuy nhận thức còn lờ mờ nhưng chúng đã có ý thức thù hằn, mất niềm tin vào các thầy cô giáo. Bởi hình ảnh trên giảng đường, trong trường học sẽ chỉ được lưu dấu lại như những buổi đầu mầm non mà thôi.

Nói về nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo hành học đường nói chung và bậc mầm non nói riêng, theo anh, có phần nào từ phía phụ huynh không?

Chuyên gia tâm lý Huỳnh Anh Bình:Theo tôi, sự việc lần này cũng như những lần trước ở như vụ trường mầm non Hải Âu, hay bảo mẫu Ngọc Nhờ… chỉ là tảng băng nổi mà ta may mắn nhìn thấy trong môi trường học đường mà thôi. Và cách nhìn nhận của phụ huynh cũng như thế. Họ không mảy may nghĩ đến những trường hợp có thể xảy ra sau tấm vỏ bọc trường học kia. Có thể do quá chủ quan hoặc do việc mưu sinh cuốn họ đi quá vội vã.

Vậy nguyên nhân chính dẫn đến việc bảo mẫu bạo hành trẻ ở đây là gì, thưa anh?

Chuyên gia tâm lý Huỳnh Anh Bình:Thứ nhất, đó là ở các trường mầm non tư thục, các bảo mẫu không được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ. Họ không có được phương pháp đào tạo theo chuẩn của Bộ Giáo dục yêu cầu.

Thứ 2, họ không có tình thương đối với con trẻ. Bạn cứ thể để ý và lấy dẫn chứng ở chính bạn, một người có lòng yêu con trẻ không bao giờ có thể hành động như thế cả.

Thứ 3, họ quá vô cảm. Họ coi đó chỉ là công cuộc mưu sinh, và dường như tất cả hành động đó chỉ cố gắng làm sao để công việc trôi qua nhanh nhất có thể.

Nói đi cũng phải nói lại, phải chăng những người bảo mẫu đó cũng có những áp lực ?

Chuyên gia tâm lý Huỳnh Anh Bình: Về vấn đề này, tôi cũng đã suy nghĩ rất nhiều. Đó gọi là mặt trái ngành nghề mà ở bất kì ngành nào cũng mắc phải. Nếu không có đủ các kĩ xử lí thì sẽ mắc phải lỗi như thế.

Ở đây, công bằng mà nói, có thể dễ thấy những áp lực các cô ấy phải chịu. Đó là từ số lượng trẻ quá nhiều trong khi chỉ có 3 giáo viên. Cũng có thể là tự sự ương bướng của những đứa trẻ, bạn hãy hình dung những bà mẹ nuôi 1 đứa trẻ tuổi lên 3 khổ sở như thế nào.

Từ đó, họ dễ sinh nóng nảy và dẫn đến phương pháp giải quyết vấn đề không đúng.

Vậy thì thưa anh, chúng ta có phương pháp gì để nuôi dạy trẻ đúng nhất, cho các bảo mẫu và những bà mẹ nói chung?

Chuyên gia tâm lý Huỳnh Anh Bình: Nói đến phương pháp thì nhiều lắm. tuy nhiên, có 2 điểm chính mà tôi chắc rằng, nếu có được, sẽ ít xảy ra những trường hợp như thế.

Thứ nhất, phải trải qua quá trình đào tạo chuẩn từ các trường sư phạm.

Thứ hai và cũng là điều quan trọng nhất, đó là hãy sống bằng chính thế giới của trẻ thơ.

Bạn hãy đặt mình vào trường hợp của chúng, thậm chí hãy sống, giao tiếp, và chăm sóc chúng như chính bạn. Khi đó mọi việc sẽ trở nên dễ dàng. Đó là lí do tại sao các cô giáo mầm non luôn có những cử chỉ, điệu bộ… Giống một đứa trẻ. Hãy để ý xem, khi kể chuyện cho lũ trẻ, bạn phải dùng ngôn ngữ của chúng chứ. Thế nhưng các cô giáo mầm non ở các trường tư lại không có được điều này.

Tôi đã đi nhiều nơi và cũng tiếp xúc với nhiều môi trường giáo dục mầm non và có thể khẳng định, ở các trường công lập không có (hoặc rất hiếm) trường hợp bạo hành trẻ.

Tôi xin nhắc lại là, hãy sống bằng chính thế giới của trẻ.

Xin cảm ơn những trao đổi của anh!

  • Thảo Xanh

Tin khác

Bắc Ninh có hơn 17.000 thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Bắc Ninh có hơn 17.000 thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(CLO) Năm học 2023-2024, toàn tỉnh Bắc Ninh có 17.296 học sinh lớp 12 (tăng hơn 1 nghìn học sinh lớp 12 so với năm 2023), cùng với khoảng 400 thí sinh tự do sẽ đăng ký tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Giáo dục
Hà Tĩnh đặt hàng cho Đại học Quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Hà Tĩnh đặt hàng cho Đại học Quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

(CLO) Đại học Quốc gia Hà Nội và tỉnh Hà Tĩnh thí điểm hợp tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong nhiều lĩnh vực từ năm học 2024-2025 theo cơ chế đặt hàng.

Giáo dục
Cách ghi phiếu đăng ký dự thi đối với thí sinh dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Cách ghi phiếu đăng ký dự thi đối với thí sinh dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

(CLO) Theo quy định, thí sinh chịu hoàn toàn trách nhiệm về thông tin khai trong phiếu đăng ký dự thi, vì vậy cần cẩn trong khi thực hiện điền các thông tin.

Giáo dục
Đình chỉ cơ sở mầm non có cô giáo đè, đánh học sinh bắt ăn

Đình chỉ cơ sở mầm non có cô giáo đè, đánh học sinh bắt ăn

(CLO) Chiều 25/4, UBND thành phố Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh) thông tin cập nhật kết quả điều tra, xử lý vụ tố cáo một chủ nhóm lớp mẫu giáo bạo hành trẻ em trên địa bàn.

Giáo dục
Vụ trẻ bị cô giáo đánh ở TP Thủ Đức: Sự việc đáng tiếc của ngành giáo dục

Vụ trẻ bị cô giáo đánh ở TP Thủ Đức: Sự việc đáng tiếc của ngành giáo dục

(CLO) Tại buổi họp báo chiều 25/4, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP HCM Lê Hoài Nam đã thông tin về sự việc trẻ bị cô giáo đánh tại lớp mẫu giáo Tí Bo (phường Linh Đông, TP Thủ Đức, TP HCM).

Giáo dục