Ông Bùi Văn Hùng - Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần liên doanh Thái Bình Dương (Pacific):

Công nghệ là bàn đạp giúp doanh nghiệp chinh phục thị trường quốc tế

Thứ năm, 05/09/2019 10:42 AM - 0 Trả lời

(NB&CL)Các Hiệp định như EVFTA, IPA mới được ký kết đã mở ra thị trường quốc tế rộng lớn đối với hàng hóa Việt Nam. Ông Bùi Văn Hùng - Phó Tổng Giám đốc Cty CP liên doanh Thái Bình Dương (Pacific) cho rằng: “Công nghệ sẽ là yếu tố giúp các DN Việt Nam rút ngắn con đường chinh phục thị trường quốc tế”.

Bài liên quan

Đường rộng nhưng phải biết đi!

+ Ông có nhìn nhận gì về việc Việt Nam vừa ký kết các hiệp định như EVFTA, IPA? Theo ông đây có phải là con đường rộng mở cho các công ty, trong đó có Pacific phát triển không?

- Pacific là công ty chuyên sản xuất và kinh doanh đá thiên nhiên với vốn điều lệ khá khiêm tốn là 10 tỷ đồng. Tuy nhiên, ngay trong mấy tháng đầu thành lập, Công ty đã có những đối tác hàng đầu ở châu Âu và châu Mỹ cũng do chính chất lượng sản phẩm đã khẳng định được thương hiệu Việt. Công ty liên doanh với mỏ đá Yên Bái, chuyên cung cấp đá vật liệu cho ngành xây dựng công nghiệp. Hiện tại Pacific đã xuất khẩu rất nhiều sang thị trường châu Âu và châu Mỹ và được các đối tác đánh giá rất cao.

Có thể nói, các hiệp định EVFTA, IPA được ký kết là một chính sách, hướng đi rất đúng đắn của Chính phủ. Hai hiệp định được thông qua đã tạo ra một thị trường rộng lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam phát triển và khẳng định thương hiệu Việt trên thị trường quốc tế.

Đối với Pacific, đó như “ngòi nổ” phá vỡ mọi khó khăn về thuế quan đồng thời cũng tạo sức hút đầu tư từ các công ty lớn trên thế giới. Đặc biệt đó là một may mắn với công ty khi Pacific mới thành lập vào đầu năm 2019, nhưng đến tháng 6/2019 hai hiệp định trên đã được ký kết đã tạo ra nhiều cơ hội cho công ty mở rộng hợp tác trên thị trường quốc tế, đưa lại nhiều hợp đồng giá trị cho công ty.

+ Nói như vậy, công ty không gặp khó khăn gì trong quá trình khởi nghiệp?

- Khó khăn không phải là không có. Đặc biệt với nguồn vốn hạn chế ban đầu Pacific đã gặp không ít khó khăn. Trong khi nền kinh tế Việt Nam đang trong xu thế hội nhập thì các doanh nghiệp tìm cách đáp ứng, hòa nhập chung vào sự phát triển đó là điều bắt buộc. Và Pacific không thể đặt mình ngoài cuộc nếu muốn phát triển. Theo đó, nếu nguồn vốn đầu tư quá eo hẹp thì công ty khó có thể áp dụng khoa học công nghệ vào chiến lược phát triển.

Ông Bùi Văn Hùng - Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần liên doanh Thái Bình Dương (Pacific).

Ông Bùi Văn Hùng - Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần liên doanh Thái Bình Dương (Pacific).

Khi không thể đưa công nghệ làm bàn đạp để cải tổ nhân sự, thay đổi chính sách thì khó có thể “đi tắt đón đầu” xu thế kinh tế chung và đáp ứng được thị trường quốc tế. Ngay từ đầu thành lập công ty, đội ngũ lãnh đạo công ty đã thống nhất quan điểm tận dụng các giải pháp công nghệ để quản lý công việc một cách tốt nhất. Đây cũng là cách để doanh nghiệp rút ngắn quá trình đi từ giai đoạn hình thành đến phát triển.

Hiện nay phần lớn việc quản lý của công ty đều được thực hiện bằng phần mềm giao việc. Theo đó, Ban kiểm soát của công ty sẽ quản lý đầu việc bằng cách nắm bắt công việc hàng ngày từ báo cáo có kèm hình ảnh. Nếu công ty không áp dụng công nghệ thì khó có thể tường tận, chi tiết công việc của nhân viên mà hoạch định công việc theo đúng kế hoạch và đưa công ty phát triển được. Và công ty mãi sẽ chỉ dậm chân ở xuất phát điểm là duy trì với doanh thu ổn định để trả lương công nhân viên chứ không thể phát triển doanh thu lên tới hàng trăm tỷ mỗi năm như định hướng đang được đề ra.

Càng hiểu rõ thì “sân chơi” càng rộng!

+ Vốn điều lệ hạn chế, công ty mới thành lập nhưng chiến lược Pacific chọn là “đi tắt đón đầu” bằng việc áp dụng khoa học công nghệ. Vậy công ty đã thực hiện cú nhảy mạo hiểm này như thế nào?

- Ngay từ khi thành lập công ty, Ban lãnh đạo đã hướng Pacific là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất thi công đá ốp lát trên toàn cầu. Chúng tôi xác định rõ ràng việc nên và không nên đầu tư gì cho giai đoạn đầu phát triển. Và yếu tố công nghệ được chúng tôi ưu tiên hơn cả. Đến thời điểm hiện tại, đây vẫn là quyết sách khá đúng đắn và hiệu quả của công ty.

Tuy nhiên, chúng tôi chỉ đầu tư những khâu thật cần thiết, phần còn lại công ty kêu gọi nhà đầu tư bằng cách mời các đối tác đồng hành cùng Pacific. Chúng tôi rất may mắn khi ký với đối tác Nhật Bản, họ sẵn sàng trao nguồn vốn để cùng liên doanh phát triển với công ty khi nhìn thấy lợi thế của công ty là có nguồn nguyên liệu dồi dào từ mỏ đá Yên Bái.

Theo đà đó, chỉ trong 4 tháng đầu hoạt động, chúng tôi đã kêu gọi được đầu tư và hợp tác với 1 trong 4 công ty lớn nhất thế giới đó là Công ty đá Vicostone đưa lại đơn hàng có giá trị lớn cho công ty.

Tài chính là vấn đề khá quan trọng trong sự phát triển doanh nghiệp trong đó có Pacific, nhưng đó không phải là tất cả. Doanh nghiệp nào cũng cần có mục tiêu và đích đến rõ ràng. Từ đó mới có thể biết phải làm gì và làm như thế nào để đạt được nó.

+ Theo ông, đâu là “bảo bối” của các doanh nghiệp Việt Nam cũng như của Pacific trong cuộc đua chinh phục thị trường quốc tế?

- Đi từ khó khăn thực tiễn của công ty ở hiện tại khi đang hợp tác với khá nhiều đối tác nước ngoài, Ban lãnh đạo công ty vẫn luôn coi trọng chiến lược phát triển là yếu tố quyết định cho mọi cuộc chiến. Chiến lược ở đây là cách nhìn, nắm bắt xu thế và chiến lược khẳng định thương hiệu Việt trên thị trường quốc tế.

Hàng Việt Nam muốn xuất khẩu và được thị trường thế giới đón nhận thì phải có chất lượng. Và dù là chiến lược nào thì vẫn phải luôn hướng đến đích cuối cùng là chất lượng sản phẩm. Có như vậy, hàng Việt Nam mới “không ngại” cạnh tranh với bất kỳ đối thủ nào trên thị trường thế giới.

Hiện tại dòng đá trắng Yên Bái đang được rất nhiều nước đón nhận. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên đang bị cạn kiệt dần, Pacific cũng đang có kế hoạch sản xuất đá nhân tạo để thay thế dần trong tương lai và đáp ứng nhu cầu rộng lớn trên thị trường quốc tế.

Thị trường quốc tế khá rộng lớn, do vậy sẽ có “kẻ khó, người dễ”. Muốn chinh phục được thị trường rộng lớn này thì bản thân doanh nghiệp khi lựa chọn đối tác phải là người hiểu về đối tác, càng hiểu rõ, lợi thế về sân chơi sẽ càng rộng.

+ Vâng xin cảm ơn ông!

 Lương Minh (Thực hiện)

Tin khác

Sân chơi English Beat 2024 mùa 2 của MobiFone tiếp tục gặt hái thành công

Sân chơi English Beat 2024 mùa 2 của MobiFone tiếp tục gặt hái thành công

(CLO) Sau hơn 2 tháng tổ chức, English Beat 2024 mùa 2 do mobiEdu phối hợp cùng các Sở Giáo dục tổ chức đã chính thức thành công tốt đẹp tại 6 tỉnh trải dài trên toàn quốc.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tăng trưởng bền vững: Khai phá cơ hội từ Chuyển đổi Số và Xanh

Tăng trưởng bền vững: Khai phá cơ hội từ Chuyển đổi Số và Xanh

(CLO) Trên con đường đến một tương lai bền vững, việc khai phá cơ hội từ chuyển đổi số và xanh đang trở thành một yếu tố then chốt trong nỗ lực xây dựng một nền kinh tế và một môi trường sống lành mạnh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ngành thép Trung Quốc có nguy cơ 'rơi khỏi vách đá'

Ngành thép Trung Quốc có nguy cơ 'rơi khỏi vách đá'

(CLO) Quá trình chuyển đổi quan trọng trong ngành thép của Trung Quốc, vốn đang làm trầm trọng thêm mối lo ngại về dư thừa công suất, khiến nhiều người lo lắng có thể khiến ngành “rơi khỏi vách đá” và làm tổn hại đến chỗ đứng lâu dài của quốc gia trong thương mại toàn cầu.

Thị trường - Doanh nghiệp
G7 đạt thỏa thuận chấm dứt sử dụng than vào năm 2035

G7 đạt thỏa thuận chấm dứt sử dụng than vào năm 2035

(CLO) Nhóm G7 bao gồm Mỹ, Anh, Italy, Pháp, Nhật Bản, Đức và Canada đã đạt được thỏa thuận chấm dứt việc sử dụng than để sản xuất điện vào năm 2035. Tuy nhiên, nhiều người vẫn tỏ ra quan ngại về vấn đề này.

Thị trường - Doanh nghiệp
Cổ phiếu Bất Động Sản Điện Lực Miền Trung (LEC) bị đưa vào diện kiểm soát

Cổ phiếu Bất Động Sản Điện Lực Miền Trung (LEC) bị đưa vào diện kiểm soát

(CLO) Cổ phiếu mã LEC của CTCP Bất động sản Điện lực Miền Trung (LEC) bị chuyển từ diện cảnh báo sang diện kiểm soát.

Thị trường - Doanh nghiệp