Covid-19 đảo ngược thành tựu nhiều năm trong cuộc chiến xóa đói giảm nghèo

Thứ ba, 13/10/2020 16:13 PM - 0 Trả lời

(CLO) Thành quả trong hàng thập kỷ thế giới chiến đấu chống lại đói nghèo dường như bị đại dịch Covid-19 xoá sạch. Các chính phủ cần làm gì để sớm khôi phục lại như trước đại dịch, đây là một bài toán khó.

Thành tựu trong cuộc chiến chống đói nghèo bị xoá sạch

Covid xoá sạch thành quả hàng chục năm xoá đói gỉam nghèo. Ảnh: Getty

Covid xoá sạch thành quả hàng chục năm xoá đói gỉam nghèo. Ảnh: Getty

Dịch Covid-19 lần này ảnh hưởng tới tất cả mọi người nhưng ảnh hưởng không đồng đều.

Người trẻ thường sẽ khỏi bệnh, còn người già lại thường sẽ tử vong vì nó. Người giàu vượt qua được cú sốc kinh tế; người nghèo thì không.

Ngân hàng thế giới dự đoán rằng, vì dịch Covid-19, số lượng những người cực kỳ nghèo (cụ thể là những người kiếm được ít hơn 1,9 đô la một ngày) sẽ tăng đến con số 70 triệu tới 100 triệu người trong năm nay.

Liên Hợp Quốc cho biết nếu sử dụng một thước đo rộng hơn, bao gồm cả những người thiếu nơi trú ẩn cơ bản, nước sạch và trẻ em đói ăn, số lượng người nghèo sẽ tăng tới 240 triệu đến 490 triệu trong năm nay

Điều này có thể đảo ngược gần như cả một thập kỷ phát triển của nhân loại.

Nếu tìm ra một liều vắc xin, nền kinh tế chắc chắn sẽ phục hồi.

Tuy nhiên, việc tiêm phòng vắc xin trên diện rộng sẽ mất rất nhiều năm và những người quá nghèo không thể đợi lâu như thế.

Cho đến lúc đó, nạn suy dinh dưỡng sẽ ngăn cản sự phát triển cơ thể và trí não của một lượng lớn trẻ em.

Các chính phủ ở những nước giàu đã tiêu hơn 10% GDP để làm dịu cú sốc kinh tế.

Các nước khác thì không thể tham vọng như thế. Các nền kinh tế đang lên đã sử dụng chỉ 3% và những quốc gia nghèo nhất thì ít hơn 1%.

Mạng lưới an toàn ở các nước thu nhập thấp lại mỏng không khác gì mạng nhện.

Các chính phủ ở đó đã phân phát thêm tổng cộng, không phải mỗi ngày, chỉ 4 đô la trên một người cho các chương trình xã hội.

Những quốc gia giàu rất có thể sẽ cắt 1/3 viện trợ trực tiếp so với năm ngoái.

Viện nghiên cứu trung tâm Phát triển toàn cầu cho biết, Quỹ tiền tệ quốc tế và Ngân hàng thế giới đã gia tăng các khoản cho vay nhưng chỉ 31% số tiền trong các ngân hàng đã tới được các nước nghèo, chỉ bằng khoảng một nửa khi so với thời điểm cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, dù cho đó là một cú sốc nhỏ hơn nhiều.

Trong khi đó, các chính phủ ở các nước nghèo cần phải tiêu tiền một cách khôn ngoan hơn.

Bao giờ cho đến ngày xưa?

Đại dịch đẩy hàng triệu người trên thế giới vào cảnh nghèo đói. Ảnh đồ hoạ:Craig Stephens/SCMP

Đại dịch đẩy hàng triệu người trên thế giới vào cảnh nghèo đói. Ảnh đồ hoạ:Craig Stephens/SCMP

Quá nhiều nước dành những miếng ngon cho giới chức quyền, còn mảnh vụn thì mới đến lượt những kẻ nghèo khó .

Ấn Độ đã đổ 7 tỷ đô la vào các mỏ than. Kể cả khi tiền được quy định để dùng cho những mục đích tốt thì lại thường hay bị lãng phí hoặc là tham nhũng, mất mát.

Các nhà điều tra Nam Phi đang thăm dò các vụ gian lận trong số 658 hợp đồng trị giá 300 triệu đô la thuộc gói cứu trợ để chống lại Covid.

Bộ y tế của Nigeria đã mua một số lượng khẩu trang với giá 53 đô la một cái.

Trong một đoạn ghi âm bị rò rỉ, một giọng nói được cho là giọng cười ầm ĩ của một quan chức Uganda, bà ta và đồng sự có vẻ lên kế hoạch bỏ túi số tiền vốn được dùng để giảm bớt gánh nặng trong đại dịch.

Cách tốt nhất để giúp đỡ những người nghèo là đưa tiền trực tiếp cho họ. Sự đơn giản của chính sách này khiến cho nó ít bị ảnh hưởng bởi tham nhũng.

Với một khoản tiền dư nhỏ trong ví, những người nhận có thể nuôi sống con cái và gửi chúng quay lại trường học.

Họ có thể tránh phải bán tháo tài sản đi, chẳng hạn như là một chiếc xe mô tô taxi hoặc là một con bò sẽ giúp được họ nuôi sống bản thân trong tương lai.

Một đất nước đã làm rất tốt trong việc gửi tiền cho người nghèo là Brazil, bất chấp thói quen của tổng thống Jair Bolsonaro là coi thường những ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Rất nhiều thước đo nghèo đói ở đây đã giảm xuống, phần lớn bởi vì chính phủ đã gửi 110 đô la mỗi tháng trong suốt 3 tháng cho những người túng thiếu, giúp đỡ 66 triệu người.

Điều ưu tiên đối với các chính phủ nên là chăm sóc sức khỏe cơ bản, điều mà cơn đại dịch đã làm gián đoạn đến mức tỷ lệ tiêm chủng cho trẻ em đã lùi lại khoảng 20 năm.

Cuộc khủng hoảng bắt buộc các chính trị gia phải đưa ra những lựa chọn khó khăn một cách nhanh chóng.

Sai lầm là không thể tránh khỏi, đặc biệt là khi còn rất nhiều điều về dịch bệnh vẫn chưa được biết.

Tuy nhiên, vẫn có một số lỗi không thể tha thứ được. Việc đóng cửa đột ngột của Ấn Độ đã khiến cho hàng triệu công nhân nhập cư mất các công việc tại thành thị và chỗ ở, ép buộc họ phải đi bộ quay trở lại làng hoặc bằng những chuyến tàu đông đúc khiến cho virus lây lan rộng hơn.

Nam Phi ngăn cản người dân rời khỏi nhà vào ban đêm nhưng sau đó thì lại đuổi hàng ngàn người cư trú bất hợp pháp ra khỏi các lều trại ở các khu vực công cộng, khiến họ không có nơi nào để đi.

Ngân hàng Thế giới tuần qua cho biết tình trạng nghèo cùng cực trên toàn cầu dự kiến sẽ tăng lên lần đầu tiên vào năm 2020 sau hơn 20 năm do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.

Đại dịch COVID-19 ước tính sẽ đẩy thêm 88 triệu đến 115 triệu người vào cảnh nghèo cùng cực trong năm nay, với tổng số sẽ lên tới 150 triệu vào năm 2021, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của sự suy giảm kinh tế.

Nghèo cùng cực, được định nghĩa là sống với mức dưới 1,90 đô la một ngày, có khả năng ảnh hưởng đến từ 9,1% đến 9,4% dân số thế giới vào năm 2020, theo Báo cáo Nghèo đói và Thịnh vượng Chung hai năm một lần. Điều này sẽ thể hiện sự thụt lùi xuống tỷ lệ 9,2% vào năm 2017. Nếu đại dịch không gây ra cơn địa chấn toàn cầu, tỷ lệ nghèo đói dự kiến sẽ giảm xuống còn 7,9% vào năm 2020.

Các chính trị gia quản lý từ xa trong các văn phòng đầy đủ tiện nghi nên nghĩ kỹ hơn về về việc những quyết định của họ sẽ có ảnh hưởng như thế nào tới những người đang bị đại dịch Covid-19 đẩy vào tình cảnh nghèo đói nghiêm trọng.

Thật đáng xấu hổ khi mà những phản ứng của họ đối với đại dịch lại càng tạo thêm sự khốn khổ cho những kẻ kém may mắn nhất.

Vân Trần

Tin khác

Tổng thống Palestine nói chỉ Mỹ mới ngăn được Israel tấn công Rafah

Tổng thống Palestine nói chỉ Mỹ mới ngăn được Israel tấn công Rafah

(CLO) Ngày 28/4, Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas cho biết chỉ có Mỹ mới có thể ngăn chặn Israel tấn công thành phố biên giới Rafah ở Gaza, đồng thời nói thêm rằng cuộc tấn công dự kiến ​​​​trong vài ngày tới có thể buộc phần lớn người dân Palestine phải chạy trốn khỏi vùng đất này.

Thế giới 24h
Elon Musk đến thăm Trung Quốc để thúc đẩy thị trường xe tự lái

Elon Musk đến thăm Trung Quốc để thúc đẩy thị trường xe tự lái

(CLO) CEO Elon Musk của Tesla đã đến Bắc Kinh vào Chủ nhật (28/4) trong một chuyến thăm không báo trước, nơi ông dự kiến sẽ thảo luận về việc triển khai công nghệ Xe tự lái hoàn toàn (FSD).

Thế giới 24h
Ukraine liên tiếp rút quân ở phía đông, ông Zelenskyy thúc giục thêm vũ khí

Ukraine liên tiếp rút quân ở phía đông, ông Zelenskyy thúc giục thêm vũ khí

(CLO) Chỉ huy hàng đầu của Ukraine hôm Chủ nhật (28/4) cho biết, quân đội Kiev đã rút lui khỏi ba ngôi làng ở chiến trường phía đông nước này bởi sức ép quá mạnh từ lực lượng đông đảo của Nga.

Thế giới 24h
Nga tiếp tục cảnh báo mạnh mẽ phương Tây nếu tịch thu tài sản của Nga

Nga tiếp tục cảnh báo mạnh mẽ phương Tây nếu tịch thu tài sản của Nga

(CLO) Ngày 28/4, các quan chức Nga cảnh báo Mỹ và phương Tây rằng Moscow sẽ có phản ứng "ăn miếng trả miếng" và "quyết liệt" nếu tài sản đóng băng của nước này bị tịch thu.

Thế giới 24h
Israel đồng ý 'tham kiến' Mỹ trước khi tấn công Rafah

Israel đồng ý 'tham kiến' Mỹ trước khi tấn công Rafah

(CLO) Ngày 28/4, người phát ngôn an ninh quốc gia Nhà Trắng John Kirby cho biết Israel đã đồng ý lắng nghe những quan ngại và suy nghĩ của Mỹ trước khi tiến hành cuộc tấn công vào thành phố biên giới Rafah ở Gaza.

Thế giới 24h