Cụ thể hóa Điều 5: Không dễ dàng thực hiện

Chủ nhật, 16/09/2018 10:06 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) "Không dễ dàng để thực hiện việc cụ thể hóa Điều 5" là khẳng định của nhà báo Trần Ngọc Hà, Trưởng ban Văn hoá - Xã hội, Báo Pháp luật Việt Nam khi góp ý vào dự thảo bản “Quy tắc sử dụng mạng xã hội của nhà báo, hội viên Hội Nhà báo Việt Nam”.

Hiện nay, phần lớn người sử dụng internet đều sử dụng MXH, nhà báo không là ngoại lệ, thậm chí thuộc nhóm đối tượng sử dụng MXH một cách thường xuyên, điều này không có gì sai trái và không thể cấm đoán. Việc cấm đoán con người sử dụng MXH là đi ngược lại những quyền cơ bản của con người, như quyền tiếp cận thông tin, quyền biểu đạt, quyền tự do bày tỏ quan điểm, chính kiến... Không thể cấm và không ai cấm nhà báo sử dụng MXH, nhưng nhà báo cũng không thể lợi dụng MXH để sử dụng như một công cụ truyền thông với uy tín cá nhân để vi phạm pháp luật, vi phạm những chuẩn mực đạo đức cá nhân, đạo đức nghề nghiệp và đạo đức xã hội. Trên thực tế ở Việt Nam đã có những nhà báo vi phạm điều này trong một số phát ngôn mà tất cả chúng ta đều biết trong thời gian qua. Và đó cũng là lý do tại sao trong Điều 5 của 10 điều quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo do Hội Nhà báo Việt Nam ban hành lại đề cập đến hai “từ khóa” cơ bản là nhà báo phải “chuẩn mực”“trách nhiệm” khi tham gia MXH.

Báo Công luận
 Nhà báo Trần Ngọc Hà
Hội Nhà báo Việt Nam (HNBVN) đang lấy ý kiến để cụ thể hóa điều 5 thành bản quy tắc cần thiết cho nhà báo trong hoạt động tác nghiệp của mình, tôi cho rằng điều này là cần thiết, tuy nhiên không dễ dàng để thực hiện. Để cụ thể hóa Điều 5 thì cần “lượng hóa” khái niệm thế nào là chuẩn mực? Thế nào là trách nhiệm của nhà báo khi tham gia MXH? Điều này khá khó khăn vì ngoài tiêu chí chung ra thì các nhà báo ở các cơ quan báo chí khác nhau lại có các mục đích tôn chỉ khác nhau. Do đó việc xây dựng bộ quy tắc này nếu không làm một cách khoa học, bài bản hoặc quá chi tiết thì có thể đúng trong trường hợp này nhưng chưa chắc đúng trong trường hợp kia, đúng với báo này nhưng chưa đúng với báo kia. Còn nếu xây dựng như cách hiện tại, khi tôi đi dự một cuộc Hội thảo lấy góp ý của Hội Nhà báo ở Quảng Ninh mới đây thì việc cụ thể hóa Điều 5 lại chồng chéo, nhắc lại các hành vi cấm của Hiến pháp, Luật Báo chí và một số luật khác liên quan đến hoạt động của nhà báo. Mà các điều đấy có thể gói gọn lại một câu đại khái như: “Nhà báo trong tác nghiệp không được vi phạm hiến pháp, vi phạm pháp luật nói chung và pháp luật về báo chí nói riêng”.

Chính vì vậy, HNBVN cần phải giao cho các cơ quan báo chí, tùy vào tôn chỉ mục đích của mình mà xây dựng một bộ quy tắc ứng xử riêng cho các nhà báo của mình trong việc tham gia MXH. Từ khi còn chưa có các quy định trong Điều 5, báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) đã “đi trước” ban hành những quy tắc ứng xử cho cán bộ, phóng viên của báo khi tham gia MXH. Một trong những điều đáng chú ý là chúng tôi không cho phép phóng viên được đại diện báo PLVN khi sử dụng MXH, họ chỉ được sử dụng nghĩa danh cá nhân chứ không được đại diện cho toà soạn mình... Hiện nay trên thế giới các tờ báo lớn cũng thực hiện theo hướng này, nhiều tờ báo đã có bộ quy chuẩn cho phóng viên của mình.

Các tòa soạn tự xây dựng quy chuẩn và thực hiện một cách tự nguyện thì sẽ có một nền báo chí sạch và môi trường MXH cũng sẽ hình thành một “hệ sinh thái MXH” trong sạch, lành mạnh từ các nhà báo, tờ báo chuẩn mực và trách nhiệm với bạn đọc của mình...

Huy Hoàng

Tin khác

Hội Nhà báo Việt Nam đề nghị đôn đốc xử lý nghiêm vụ 2 phóng viên bị hành hung

Hội Nhà báo Việt Nam đề nghị đôn đốc xử lý nghiêm vụ 2 phóng viên bị hành hung

(CLO) Ngày 26/4, Hội Nhà báo Việt Nam có văn bản gửi UBND Thành phố Hà Nội, Công an Thành phố Hà Nội đề nghị tiếp tục đôn đốc, chỉ đạo cơ quan chức năng điều tra làm rõ, xử lý nghiêm những đối tượng hành hung các nhà báo xảy ra tại huyện Thanh Trì mới đây.

Công tác hội
Chương trình “Đất nước trọn niềm vui”: Khơi gợi tình yêu quê hương, niềm tự hào dân tộc

Chương trình “Đất nước trọn niềm vui”: Khơi gợi tình yêu quê hương, niềm tự hào dân tộc

(CLO) Tối 25/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức chương trình “Đất nước trọn niềm vui”, chương trình là dịp kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, hướng tới kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên sóng VTV2.

Công tác hội
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và mối duyên nợ đầu tiên với báo chí

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và mối duyên nợ đầu tiên với báo chí

(CLO) Được biết đến không chỉ là một vị tướng lừng danh có sức ảnh hưởng sâu rộng đến lịch sử Việt Nam và thế giới thời hiện đại, Đại tướng Võ Nguyên Giáp còn là một nhà báo xuất sắc với ngòi bút chiến đấu mạnh mẽ.

Công tác hội
Chi hội nhà báo báo Giáo dục và Thời đại tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động

Chi hội nhà báo báo Giáo dục và Thời đại tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động

(CLO) Chiều 25/4, Ban Kiểm tra (Hội Nhà báo Việt Nam) đã làm việc với Chi hội nhà báo báo Giáo dục và Thời đại nhằm nhìn nhận, đánh giá công tác Hội năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024.

Công tác hội
Hội Nhà báo Việt Nam và Indonesia: Tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa báo chí hai nước

Hội Nhà báo Việt Nam và Indonesia: Tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa báo chí hai nước

(CLO) Chiều 22/4 tại Hà Nội, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Đức Lợi đã chủ trì cuộc hội đàm với đoàn đại biểu Hội Nhà báo Indonesia do ông Sihono, Giám đốc báo chí Pancasila Hội Nhà báo Indonesia, vùng Yogyakarta làm Trưởng đoàn.

Công tác hội