Cử tri lo lắng về đổi mới giáo dục, đề xuất quản lý giá sách giáo khoa

Thứ hai, 20/02/2023 10:16 AM - 0 Trả lời

(CLO) Nhiều ý kiến cử tri cho rằng hiện nay thực hiện cải cách giáo dục gặp rất nhiều khó khăn, lúng túng.

Thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho biết, cử tri TP Hồ Chí Minh đánh giá cao ngành GD&ĐT đã có nhiều cố gắng chuẩn bị các điều kiện dạy học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 3, lớp 7, lớp 10 và đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cử tri cho rằng hiện nay thực hiện cải cách giáo dục gặp rất nhiều khó khăn, lúng túng như sách giáo khoa (SGK) để cho học sinh lớp 10 chọn tổ hợp các môn, chương trình giáo dục theo SGK mới chưa nhận được sự đồng thuận cao của người dạy, người học và phụ huynh.

cu tri lo lang ve doi moi giao duc de xuat quan ly gia sach giao khoa hinh 1

Đổi mới chương trình, sách giáo khoa đang nhận được sự quan tâm lớn đến từ dư luận (ảnh Tư liệu).

Trước vấn đề này, theo Bộ GD&ĐT, đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông là một vấn đề lớn, đây là lần đầu tiên, chương trình giáo dục phổ thông được xây dựng một cách tổng thể, toàn diện, đồng bộ tất cả các môn học, hoạt động giáo dục ở các cấp học, lớp học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.

Đồng thời cũng là lần đầu tiên thực hiện việc xã hội hóa biên soạn SGK nên việc đổi mới chương trình, SGK ban đầu không thể tránh khỏi những khó khăn, vướng mắc khi tổ chức triển khai thực hiện. 

Đối với lớp 10, học sinh được lựa chọn các môn học bảo đảm vừa đáp ứng nhu cầu của người học vừa bảo đảm phù hợp với điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường. 

Bộ GD&ĐT cũng cho rằng, để hướng dẫn các trường triển khai thực hiện dạy học lớp 10, Bộ đã ban hành Công văn số 1496/BGDĐT-GDTrH ngày 19/4/2022 về việc triển khai chương trình, trong đó yêu cầu các Sở GD&ĐT chỉ đạo các trường công khai các tổ hợp môn học lựa chọn trong phương án tuyển sinh và tăng cường công tác tư vấn hướng nghiệp giúp học sinh lựa chọn môn học phù hợp.

Các trường trung học phổ thông phối hợp với Phòng GD&ĐT tổ chức khảo sát nhu cầu học tập các môn học lựa chọn, cụm chuyên đề học tập của học sinh lớp 9 nếu các em được vào học lớp 10.

Trên cơ sở nhu cầu học tập của học sinh và điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, nhà trường xây dựng các tổ hợp môn học cho phù hợp.

Thời gian tới, Bộ GD&ĐT tiếp tục chỉ đạo các địa phương triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới, trong quá trình thực hiện, Bộ GD&ĐT tiếp thu các phản ánh của giáo viên, học sinh, phụ huynh để có những giải pháp thích hợp.

Cũng theo Bộ GD&ĐT, cử tri TP Hồ Chí Minh cũng kiến nghị Bộ GD&ĐT cần nghiên cứu đưa giá SGK vào danh mục do Nhà nước quản lý giá.

Vấn đề này, Bộ GD&ĐT cho biết, theo quy định của Luật Giá 2012 và các văn bản hướng dẫn, SGK thuộc danh mục hàng hóa thực hiện kê khai giá.

Theo đó, nhà xuất bản và các doanh nghiệp được quyết định mức giá và thực hiện kê khai giá với Bộ Tài chính.

Trong thời gian vừa qua, Bộ GD&ĐT đã phối hợp Bộ Tài chính để rà soát phương án kê khai giá SGK mới của các nhà xuất bản và các doanh nghiệp. 

Đồng thời, Bộ GD&ĐT đã thực hiện các giải pháp để tăng cường bình ổn giá SGK, đảm bảo an sinh xã hội như Ban hành Thông tư số 05/2022/TT-BGDĐT ngày 19/3/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 33/2017/TT-BGDĐT quy định về tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa SGK;

Ban hành văn bản chỉ đạo các nhà xuất bản thực hiện tiết kiệm tối đa, cắt giảm các khoản chi phí để giảm giá SGK;

Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp hỗ trợ cung cấp SGK cho học sinh thuộc đối tượng chính sách xã hội; học sinh vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn; học sinh hộ nghèo, cận nghèo để các em học sinh có đủ SGK đến trường.

Ngoài ra, đối với Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXBGDVN) là doanh nghiệp Nhà nước do Bộ GD&ĐT quản lý, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo NXBGDVN nghiên cứu, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đa dạng hóa các kênh phân phối để giảm chi phí phát hành;

Đẩy mạnh tái cơ cấu NXBGDVN theo hướng tinh gọn bộ máy, nhân sự, tiết giảm tối đa các bộ phận trung gian, bộ phận quản lý để giảm chi phí, hạ giá thành và giá bán SGK. 

Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT đã có Công văn số 3910/BGDĐT-KHTC ngày 17/8/2022 và Công văn số 5501/BGDĐT-KHTC ngày 19/10/2022 gửi Bộ Tài chính góp ý dự thảo Luật Giá sửa đổi, trong đó thống nhất với dự thảo Luật Giá sửa đổi về nội dung bổ sung SGK vào danh mục do Nhà nước định giá theo yêu  cầu tại Nghị quyết số 63/2022/QH15 kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV.

Trinh Phúc

Bình Luận

Tin khác

Sắp tới nhà giáo làm việc theo hợp đồng, quy mô học sinh giảm hợp đồng chấm dứt!

Sắp tới nhà giáo làm việc theo hợp đồng, quy mô học sinh giảm hợp đồng chấm dứt!

(CLO) Về vấn đề đơn phương chấm dứt hợp đồng nhà giáo, dự thảo nêu vì lý do bất khả kháng khác theo quy định của Chính phủ làm cho cơ sở giáo dục buộc phải thu hẹp quy mô, khiến vị trí việc làm mà nhà giáo đang đảm nhận không còn và không thể thỏa thuận để bố trí việc làm khác.

Giáo dục
Trong dự thảo Luật Nhà giáo, nhà giáo bị nghiêm cấm điều gì?

Trong dự thảo Luật Nhà giáo, nhà giáo bị nghiêm cấm điều gì?

(CLO) Một trong những điều nghiêm cấm nhà giáo đó là ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức, nộp các khoản tiền ngoài quy định của pháp luật.

Giáo dục
Chứng chỉ hành nghề nhà giáo có làm nhụt chí người theo đuổi nghề giáo?

Chứng chỉ hành nghề nhà giáo có làm nhụt chí người theo đuổi nghề giáo?

(CLO) Ông Vũ Minh Đức, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT) cho rằng, sinh viên ra trường phải đủ điều kiện thực tập trong thời gian một năm sau đó được đánh giá hoàn thành mới được cơ quan tuyển dụng.

Giáo dục
Luật hóa quy định lương giáo viên cao nhất liệu có khả thi?

Luật hóa quy định lương giáo viên cao nhất liệu có khả thi?

(CLO) Hiện nay, dự thảo Luật Nhà giáo đã đưa vào quy định lương giáo viên cao nhất trong thang bậc lương hành chính sự nghiệp, nếu được thông qua đây được xem một bước đột phá trong chính sách giáo dục.

Giáo dục
Hải Phòng: Phân công nhiệm vụ khác với giáo viên phụ trách lớp có trẻ bị bầm tím lưng khi đi học

Hải Phòng: Phân công nhiệm vụ khác với giáo viên phụ trách lớp có trẻ bị bầm tím lưng khi đi học

(CLO) Chiều ngày 17/5, UBND quận Lê Chân (Hải Phòng) đã phát đi văn bản yêu cầu Hiệu trưởng trường mần non An Dương tạm thời phân công nhiệm vụ khác đối với 3 giáo viên phụ trách lớp có cháu bé 5 tuổi bị bầm tím ở lưng.

Giáo dục