Xuất khẩu gạo sang Trung Quốc:

Cửa đã hẹp đối với một thị trường rộng?

Thứ năm, 04/04/2019 08:36 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Số liệu từ Tổng cục Hải quan cho hay, 2 tháng đầu năm gạo xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đã giảm tới 95,5%. Một trong những lý do được đưa ra là phía đối tác muốn tăng cường kiểm soát biên giới để hướng tới nhập khẩu chính ngạch nhằm quản lý chất lượng, tránh thất thu thuế.

Chủ động kiểm soát nhập khẩu gạo

Trước đây, Trung Quốc luôn được coi là nước khá “dễ tính” trong việc kiểm soát gạo nhập khẩu và vẫn duy trì nhập qua đường biên mậu với Việt Nam. Tuy nhiên, từ vài năm trở lại đây thị trường xuất khẩu này bắt đầu thu hẹp dần. Điều đáng chú ý nhất là 2 tháng đầu năm, gạo xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đã giảm tới 95,5%. Theo hạn ngạch nhập khẩu gạo của Trung Quốc từ Việt Nam mỗi năm ước chừng có khoảng 5,32 triệu tấn gạo được nhập và số gạo nhập này được duy trì 10 năm nay. Trong số 5,32 triệu tấn này thì khoảng 2,66 triệu tấn cho khối Nhà nước thực hiện còn lại 2,66 triệu tấn cho khối tư nhân và doanh nghiệp nước ngoài.

Một trong những lý do của việc sụt giảm này được Tham tán Thương mại Việt Nam tại Trung Quốc cho hay, số lượng doanh nghiệp Việt Nam được phép xuất khẩu gạo sang Trung Quốc giảm dần. Trước đây, trong quy hoạch các doanh nghiệp xuất khẩu, Bộ Công Thương đã chủ trương và chỉ chấp nhận cho 159 doanh nghiệp trong nước được thực hiện xuất khẩu gạo vào Trung Quốc. Tuy nhiên, phía Trung Quốc muốn chủ động trong việc kiểm soát nhập khẩu gạo và cho rằng họ mới chính là đơn vị cấp phép cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam. Do vậy, sau những đợt thanh tra của đoàn Trung Quốc, số lượng doanh nghiệp được phép xuất khẩu gạo sang Trung Quốc của Việt Nam giảm xuống chỉ còn vài chục doanh nghiệp.

Gạo xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đã suy giảm mạnh trong thời gian qua.

Gạo xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đã suy giảm mạnh trong thời gian qua.

Cần xem lại năng lực

Theo các chuyên gia kinh tế, mấu chốt của việc Trung Quốc tăng cường kiểm soát nhập khẩu gạo từ Việt Nam là vì lâu nay, hoạt động xuất nhập khẩu gạo giữa Việt Nam - Trung Quốc chủ yếu theo đường tiểu ngạch, khó kiểm soát, họ muốn tăng cường kiểm soát biên giới để hướng tới nhập khẩu chính ngạch nhằm quản lý chất lượng, tránh thất thu thuế. Minh chứng cho việc này, ngay từ đầu năm nay, trong cuộc tiếp xúc với lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Nông thôn nước ta, một số doanh nghiệp Trung Quốc đã thể hiện mong muốn được nhập khẩu ngay 100.000 tấn gạo của Việt Nam trong thời gian tới. Các doanh nghiệp Trung Quốc cho biết họ mong muốn được tiếp xúc với doanh nghiệp Việt Nam lớn, có khả năng đáp ứng đơn hàng lớn qua con đường chính ngạch.

Đây cũng được xem là yêu cầu tất yếu trong quản lý an toàn thực phẩm và chính sách quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu của Trung Quốc. Do đó, để tiếp tục khai thác lại thị trường Trung Quốc, các doanh nghiệp Việt Nam phải xem lại năng lực của mình trong việc tuân thủ yêu cầu về an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc. Chỉ những doanh nghiệp có đầu tư bài bản mới làm ăn được lâu dài. Và hướng tới xuất khẩu gạo theo đường chính ngạch sang Trung Quốc là hoạt động lâu dài, ổn định mà các doanh nghiệp Việt Nam phải quan tâm.

Các chuyên gia cũng chỉ ra rằng, để tăng tỷ trọng xuất khẩu gạo có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao, ngành lúa gạo cần xây dựng và phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ để hình thành chuỗi giá trị gia tăng. Bên cạnh đó cũng phải khai thác lợi thế cạnh tranh để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả xuất khẩu trên cơ sở áp dụng công nghệ tiên tiến, nguồn nhân lực chất lượng cao, xây dựng kết cấu hạ tầng hiện đại, thực hiện chính sách ưu đãi các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Phương Nguyên

Tin khác

Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

(CLO) Reuters đưa tin, dẫn lời các nhà tư vấn thương mại và chủ ngân hàng, cũng như các nhà nhập khẩu và xuất khẩu, có tới một nửa số giao dịch thương mại giữa Nga và Trung Quốc được thực hiện thông qua các bên trung gian.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nga có thể tịch thu tài sản tư nhân của Mỹ

Nga có thể tịch thu tài sản tư nhân của Mỹ

(CLO) Tuyên bố cuối tuần qua, quan chức an ninh cấp cao Dmitry Medvedev cho biết Nga có thể đáp trả hành động Mỹ tịch thu tài sản bị đóng băng ở phương Tây của nước này bằng cách tịch thu tài sản của công dân và các nhà đầu tư Mỹ ở Nga.

Thị trường - Doanh nghiệp
Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bước qua sóng gió

Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bước qua sóng gió

(NB&CL) Đó là lời khẳng định của Tổng Giám đốc Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) Lê Hồng Hà trong buổi trò chuyện với PV Báo Nhà báo & Công luận. Theo Tổng Giám đốc Lê Hồng Hà, trước những khó khăn, thách thức, chúng tôi đã nỗ lực hết sức để giữ vững và duy trì sản xuất kinh doanh, từng bước vượt qua giai đoạn khó khăn nhất và hướng tới phục hồi, phát triển.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nam A Bank tiếp tục giữ đà tăng trưởng

Nam A Bank tiếp tục giữ đà tăng trưởng

(CLO) Ngày 26/04, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank – Mã NAB) đã công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với nhiều kết quả tăng trưởng tích cực, lợi nhuận trước thuế đạt gần 1.000 tỷ đồng, tiếp tục bám sát các mục tiêu kinh doanh năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Khí đốt Nga đang tìm cách vượt qua lệnh trừng phạt của châu Âu

Khí đốt Nga đang tìm cách vượt qua lệnh trừng phạt của châu Âu

(CLO) Người phát ngôn Điện Kremlin Dimitry Peskov nói với các nhà báo hôm 27/4, các nhà sản xuất Nga sẽ tìm cách vượt qua các biện pháp trừng phạt tiềm tàng đối với hoạt động xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Moscow.

Thị trường - Doanh nghiệp