Cục trưởng Cục Y tế dự phòng: Dịch COVID-19 vẫn có khả năng xuất hiện làn sóng mới

Thứ sáu, 12/05/2023 10:24 AM - 0 Trả lời

(CLO) Ông Phan Trọng Lân - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho rằng đến nay, ngay cả trong cuộc họp của WHO ngày 5/5, câu hỏi bao giờ đại dịch kết thúc vẫn chưa rõ ràng.

Sau khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) WHO tuyên bố COVID-19 không còn là tình trạng y tế công cộng khẩn cấp gây quan ngại toàn cầu, nhiều người quan tâm đến việc phương án phòng chống COVID-19 trong thời gian tới sẽ như thế nào.

Trước băn khoăn trên, ông Phan Trọng Lân đã có những chia sẻ với báo chí nói rõ về quan điểm và cách thức phòng COVID-19 ở nước ta.

cuc truong cuc y te du phong dich covid 19 van co kha nang xuat hien lan song moi hinh 1

Ông Phan Trọng Lân cho rằng câu trả lời cho câu hỏi bao giờ đại dịch kết thúc vẫn chưa rõ ràng (ảnh nguồn Internet).

Xin ông cho biết các hoạt động phòng chống dịch COVID-19 tại Việt Nam sẽ thay đổi như thế nào sau tuyên bố của WHO?

Ông Phan Trọng Lân: Tôi phải nhấn mạnh lại rằng công bố của WHO về việc COVID-19 không còn là tình trạng y tế công cộng khẩn cấp gây quan ngại toàn cầu, tuy nhiên Tổng giám đốc WHO nhấn mạnh việc tuyên bố không có nghĩa là COVID-19 không còn là mối đe dọa hay COVID-19 ít nguy hiểm hơn.

WHO đánh giá rủi ro nguy cơ về COVID-19 vẫn ở mức cao trên toàn cầu, dù số mắc và số ca tử vong giảm trên toàn cầu nhưng từng khu vực vẫn có sự gia tăng.

Bản thân virus SARS-CoV-2 vẫn có biến đổi, thay đổi. Nếu như đầu tháng 4, WHO công bố có khoảng 400 - 500 biến thể phụ của Omicron nhưng đến đầu tháng 5, con số này đã là 900.

WHO luôn nhắc các nước không được chủ quan, cảnh giác với các biến thể mới xuất hiện.

Với Việt Nam, chúng ta đã đưa ra các đáp ứng phù hợp với tình hình dịch tễ trong bối cảnh từng thời kỳ.

Các hoạt động phòng chống dịch tại nước ta có sự chỉ đạo xuyên suốt trong thời gian qua, đặc biệt từ tháng 10/2021, Việt Nam đã chuyển hướng sang trạng thái “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”, Việt Nam đã chuyển sang thích ứng an toàn linh hoạt kiểm soát có hiệu quả dịch COVID-19.

Tiếp theo đó, ngày 17/3/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 38/NQ-CP ban hành Chương trình phòng, chống dịch COVID-19, với quan điểm, mục tiêu nhất quán trong phòng, chống dịch COVID-19 lâu dài, bền vững như hiện nay. 

Bộ Y tế đang tiếp tục xây dựng kế hoạch ứng phó bền vững với đại dịch COVID-19 trong tình hình mới, trong đó có tính đến bối cảnh có biến thể mới nguy hiểm xuất hiện, dịch lan rộng…;

Tăng cường giám sát lồng ghép COVID-19 và các bệnh viêm đường hô hấp khác.

Bên cạnh đó, chúng tôi đa dạng hoá các hoạt động giám sát dịch bệnh để có thể đánh giá đúng tình hình dịch nhằm triển khai các biện pháp ứng phó phù hợp.

Vừa tăng cường giám sát trọng điểm, thường xuyên, lồng ghép, giám sát theo sự kiện, vừa giám sát ngẫu nhiên. Việc giám sát ngẫu nhiên ở cửa khẩu không mang tính bắt buộc nhưng vẫn mang lại lợi ích trong cộng đồng nên người dân cần phối hợp.

Vậy khi nào Việt Nam có thể công bố hết dịch COVID-19, thưa ông?

Ông Phan Trọng Lân: Hiện chúng ta không còn hạn chế đi lại, trong khi bản chất của SARS-CoV-2 vẫn có thể di chuyển trên những người khỏe mạnh, vượt qua hàng rào hành chính, do đó phòng chống dịch COVID-19 mang tính toàn cầu, không riêng một quốc gia, một địa phương.

Miễn dịch COVID-19 sẽ giảm theo thời gian và dịch vẫn có thể xuất hiện làn sóng mới từ khu vực này đến khu vực khác.

Chính vì thế dịch bệnh COVID-19 khó dự báo, khó lường và có sự gia tăng ở từng khu vực. Hiện dịch bệnh có sự gia tăng ở khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

Mỗi ngày Việt Nam ghi nhận khoảng 2.000 ca bệnh COVID-19, trong đó có ca bệnh nhập viện, có bệnh nhân tử vong, 1/10 trong số này có liên quan hậu COVID-19. Vì vậy, COVID-19 vẫn gây gánh nặng cho hệ thống y tế.

Liên quan đến công bố dịch, Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm quy định việc công bố dịch gồm 5 nội dung: Thứ nhất trên dịch bệnh; Thứ hai là thời gian, địa điểm, phạm vi, quy mô; Thứ ba là nguyên nhân, đường lây truyền và tính chất nguy hiểm của dịch; Thứ tư là các biện pháp phòng chống và thứ năm là các cơ sở khám chữa bệnh tiếp nhận điều trị.

Như vậy với 5 nội dung này, vẫn cần tiếp tục công bố số liệu về dịch để các cơ quan liên quan và người dân nắm được.

Mỗi số liệu đưa ra đều mang ý nghĩa giúp cho người dân và cơ quan liên quan biết thời gian, địa điểm, quy mô dịch và các biện pháp phòng chống để thực hiện một cách xuyên suốt thống nhất, giúp cho nhanh chóng khống chế dịch.

Đến nay, ngay cả trong cuộc họp của WHO ngày 5/5, câu hỏi bao giờ đại dịch kết thúc vẫn chưa rõ ràng.

Vì thế, đối với Việt Nam, chúng tôi sẽ cùng các chuyên gia cập nhật, tham mưu cho Bộ Y tế, cho Chính phủ đưa ra các biện pháp linh hoạt, phù hợp mới mức độ, diễn biến tình hình dịch, đảm bảo sức khỏe, tính mạng người dân là trên hết.

Các hoạt động phòng chống dịch hiện nay sẽ dựa trên tình hình dịch tễ, biện pháp phòng chống, nguồn lực… đặc biệt trong bối cảnh dịch chưa ổn định, vẫn có biến chủng, ca mắc mới hằng ngày.

Các biện pháp này nhằm đảm bảo khi có tình huống phải áp dụng để kiểm soát dịch nhanh chóng.

Theo ông có nên chuyển COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B?

Ông Phan Trọng Lân: Phòng chống dịch phải trên nguyên lý khoa học cũng như căn cứ trên luật pháp cả quốc tế và Việt Nam.

Đối với hoạt động phòng chống dịch nói chung, COVID-19 nói riêng đều có 4 cấu phần. Thứ nhất, dựa trên tình hình dịch tễ; Thứ hai là các biện pháp phòng chống; Thứ ba là thời điểm áp dụng các biện pháp và thứ tư là các nguồn lực, biện pháp phòng chống, các chính sách để đảm bảo thực hiện các biện pháp ứng phó một cách đồng bộ.

Như vậy chúng ta phải cân đối 4 yếu tố này, làm thế nào để khi tình huống liên quan đến dịch bệnh, thì áp dụng đúng thời điểm nhằm khống chế, kiểm soát nhanh chóng dịch bệnh.

Đối với COVID-19 tính chưa ổn định, khó lường, dù có giảm các biện pháp phòng chống nhưng về miễn dịch suy giảm theo thời gian, trong khi biến thể phụ thường xuyên xuất hiện, dịch xuất hiện làn sóng mới.

Như vậy, biện pháp chúng ta áp dụng phải trải từ hành chính xã hội cho đến biện pháp về chuyên môn, kỹ thuật.

Trong phân loại, bệnh truyền nhiễm nhóm A thiên về các biện pháp hành chính xã hội và đảm bảo nguồn lực.

Tuy nhiên tôi nhấn mạnh dù là nhóm bệnh nào thì việc phối hợp thực hiện hài hòa, linh hoạt để khi áp dụng các biện pháp phòng chống dịch có thể triển khai nhanh chóng, phù hợp với tình huống dịch, tránh được lãng phí mới là quan trọng.

Ông có khuyến cáo gì với người dân trong phòng chống dịch COVID-19 hiện nay?

Ông Phan Trọng Lân: Như tôi đã nói ở trên, dịch COVID-19 vẫn diễn biến khó lường, khó dự báo, chúng ta vẫn ghi nhận khoảng 2.000 ca mắc trong đó bao gồm có nhập viện, có tử vong, 1/10 trong số này có liên quan đến tình trạng hậu COVID-19.

Do đó, chúng tôi tiếp tục khuyến cáo trong thời gian tới chúng ta vẫn cần duy trì thực hiện 2K, vaccine, thuốc điều trị, công nghệ và ý thức người dân trong việc phòng, chống COVID-19 lâu dài.

Trinh Phúc

Bình Luận

Tin khác

Bộ Y tế yêu cầu tập trung cứu chữa người bị nạn trong vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai

Bộ Y tế yêu cầu tập trung cứu chữa người bị nạn trong vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai

(CLO) Bộ Y tế chỉ đạo các bệnh viện khu vực phía Nam phối hợp chặt chẽ trong việc chuyển tuyến, hội chẩn chuyên môn, khám chữa bệnh từ xa qua telehealth... để cứu chữa người bị nạn trong vụ nổ lò hơi xảy ra tại Đồng Nai.

Sức khỏe
Hà Tĩnh: Nắng nóng vượt ngưỡng 41 độ C, 2 người đàn ông tử vong do sốc nhiệt

Hà Tĩnh: Nắng nóng vượt ngưỡng 41 độ C, 2 người đàn ông tử vong do sốc nhiệt

(CLO) Dưới thời tiết nắng nóng gay gắt vượt ngưỡng 41 độ C, hai cụ ông ở Hà Tĩnh đã tử vong do sốc nhiệt.

Sức khỏe
Vì sao bệnh ho gà ở Hà Nội chiếm gần 50% số ca bệnh cả nước?

Vì sao bệnh ho gà ở Hà Nội chiếm gần 50% số ca bệnh cả nước?

(CLO) Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 127 ca mắc ho gà, tăng 7,9 lần so với cùng kỳ năm 2023, đáng chú ý, tại Hà Nội có 60 ca.

Sức khỏe
Hóc dị vật cuống trái xoài khiến một trẻ nguy kịch

Hóc dị vật cuống trái xoài khiến một trẻ nguy kịch

(CLO) Dị vật cuống trái xoài đã được các bác sĩ lấy ra khỏi đường thở của bé trai 8 tháng tuổi, hiện tình trạng sức khỏe bé tạm ổn, đang điều trị và theo dõi thêm.

Sức khỏe
Bắc Ninh ghi nhận 4 ca mắc ho gà

Bắc Ninh ghi nhận 4 ca mắc ho gà

(CLO) Các ca mắc ho gà trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đều xuất hiện ở trẻ dưới 2 tháng tuổi, độ tuổi chưa đến lịch được tiêm vắc xin phòng bệnh ho gà.

Sức khỏe