Cùng bé sáng tạo và tìm hiểu tranh dân gian Kim Hoàng

Thứ bảy, 16/06/2018 19:17 PM - 0 Trả lời

(CLO) Là chủ đề chuỗi các hoạt động do Bảo tàng gốm sứ Việt Nam, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phối hợp với Dự án Cùng bé sáng tạo tổ chức từ ngày 15-17/6/2018, tại Hà Nội.

Báo Công luận
Các em nhỏ khám phá tranh dân gian Kim Hoàng. Ảnh: Cẩm Tú 
Đây là hoạt động được tổ chức nhằm tạo ra một sự kiện xã hội hóa giáo dục mỹ thuật từ truyền thống in tranh dân gian Kim Hoàng, khuyến khích tinh thần sáng tạo và hiểu biết về nghệ thuật Việt cho các em nhỏ và những người yêu thích nghệ thuật dân gian.

Đồng thời, tạo nên một sân chơi nghệ thuật dành cho thanh thiếu thiếu niên thủ đô với các hoạt động: giới thiệu về tranh dân gian Kim Hoàng, kỹ thuật in tranh dân gian Kim hoàng và trải nghiệm sáng tạo. Bên cạnh đó, quảng bá việc phục dựng lại làng nghề tranh dân gian Kim Hoàng – dòng tranh gần như bị xóa sổ hơn nửa thế kỷ nay.

Trong khuôn khổ chương trình “Cùng bé sáng tạo, khám phá tranh dân gian Kim Hoàng” sẽ có hàng loạt nội dung như: Giới thiệu về lịch sử, nghệ thuật, kỹ thuật, các bản khắc, các mẫu tranh dân gian Kim Hoàng… Tham gia sự kiện, các em nhỏ sẽ được in tranh, trải nghiệm vẽ tranh cùng với nghệ nhân Kim Hoàng và các giảng viên, sinh viên trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam. Bên cạnh đó, các hoạt động tô tranh dân gian Kim Hoàng, vẽ trên quạt giấy, vẽ trên túi giấy, vẽ mặt nạ truyền thống...

Kim Hoàng là tên thường gọi của dòng tranh dân gian phát triển khá mạnh từ thế kỷ 18 đến thế kỷ 19 ở làng Kim Hoàng, xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây cũ, nay là Hà Nội. Làng xưa vốn là sự hợp nhất của hai làng Kim Bảng và Hoàng Bảng thành làng Kim Hoàng. Vào năm Chính Hòa thứ 22 (1701), hai làng này đã dựng đình chung và lấy mốc thời gian này làm sự khởi đầu của nghề in tranh. Làng nghề này đến đầu thế kỷ XX gần như bị xóa sổ hoàn toàn. Năm 2015 làng tranh Kim Hoàng bắt đầu được phục dựng nhờ sự nỗ lực của một nhóm các họa sĩ và các nghệ nhân xưa. Có thể nói, đây là một trong những dòng tranh chứa đựng nhiều giá trị tinh hoa của người Việt từ kỹ thuật đến nghệ thuật.

Hằng Minh

Tin khác

Ấn tượng chương trình nghệ thuật đặc biệt 'Bản hùng ca vang mãi'

Ấn tượng chương trình nghệ thuật đặc biệt 'Bản hùng ca vang mãi'

(CLO) Chương trình nghệ thuật “Bản hùng ca vang mãi” được dàn dựng công phu, hoành tráng, âm thanh, ánh sáng hiện đại, cùng những câu chuyện lay động cảm xúc khán giả...

Đời sống văn hóa
Khai mạc Lễ hội du lịch biển 'Hải Tiến - Biển hát khúc tình ca'

Khai mạc Lễ hội du lịch biển "Hải Tiến - Biển hát khúc tình ca"

(CLO) Tối 29/4, UBND huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) đã tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch biển Hải Tiến năm 2024 với chủ đề “Hải Tiến - Biển hát khúc tình ca”.

Đời sống văn hóa
Chiêm ngưỡng những kỷ vật kháng chiến gắn với chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiêm ngưỡng những kỷ vật kháng chiến gắn với chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Hơn 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phản ánh về trận quyết chiến lược Điện Biên Phủ năm 1954 hiện đang thu hút nhiều người dân Thủ đô Hà Nội và du khách quốc tế tới tham quan, khám phá.

Đời sống văn hóa
Hào hứng Lễ hội thả diều - Hello Sunny Phan Thiết

Hào hứng Lễ hội thả diều - Hello Sunny Phan Thiết

(CLO) Hơn 100 cánh diều đầy màu sắc và hình dạng độc đáo bay lượn giữa bầu trời xanh tại Lễ hội thả diều Hello Sunny Phan Thiết.

Đời sống văn hóa
Họa sĩ Lê Vinh - Bậc thầy vẽ tranh bằng bút bi cực thực

Họa sĩ Lê Vinh - Bậc thầy vẽ tranh bằng bút bi cực thực

(NB&CL) Được đào tạo sử dụng các chất liệu màu nước, sơn dầu, lụa, khắc gỗ… nhưng họa sĩ Lê Vinh, chàng trai sinh năm 1979 tại huyện Ba Vì, Hà Nội, lại chọn hướng đi riêng sau khi tốt nghiệp, để rồi thể loại tranh vẽ bằng bút bi mới lạ đưa anh trở thành hiện tượng trong làng hội họa Việt Nam.

Đời sống văn hóa