Cùng nhau hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm chống vi phạm bản quyền nội dung số

Thứ năm, 21/07/2022 11:51 AM - 0 Trả lời

(CLO) Ngày 21/7, Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử - Bộ Thông tin và Truyền thông và Liên minh Giải trí - Sáng tạo ACE (Hiệp hội Điện ảnh Hoa Kỳ - MPA) đã tổ chức Hội thảo chuyên đề: Vi phạm bản quyền trực tuyến và các biện pháp ngăn chặn tại Việt Nam.

Tham dự tọa đàm còn có đại diện Thanh Tra Bộ Thông tin và Truyền thông, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia, Sở TTTT các tỉnh thành, Thanh Tra Bộ Văn hóa thể thao, du lịch, Cục An ninh mạng Bộ Công an, các đơn vị là chủ sở hữu bản quyền gồm Đài phát và thanh truyền hình ở trung ương và địa phương, các cơ quan thông tấn báo chí. Ngoài ra còn có tập đoàn Canal+ (Pháp), Paramount Picttures (Mỹ), Công ty TNHH Truyền hình số vệ tinh (VSTV/K+)…

Bài liên quan
cung nhau hop tac va chia se kinh nghiem chong vi pham ban quyen noi dung so hinh 1

Hội thảo về Vi phạm bản quyền trực tuyến và các biện pháp ngăn chặn tại Việt Nam thu hút nhiều chuyên gia.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Lê Quang Tự Do, Phó Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử cho biết, hiện nay trên môi trường internet có hàng nghìn trang thông tin điện tử tổng hợp và mạng xã hội đang hoạt động, trong đó có các mạng xã hội xuyên biên giới như Facebook, YouTube, các trang thông tin và mạng xã hội này hàng ngày truyền tải lượng thông tin báo chí, nội dung số, video clip khổng lồ tới hàng triệu người dùng internet.

Trong đó, có nhiều nội dung thông tin được lưu trữ, đăng tải trái phép, không thực hiện đúng qui định về trao đổi bản quyền với các chủ sở hữu bản quyền nội dung, gây thiệt hại tới quyền lợi và uy tín của các đơn vị chủ sở hữu nội dung.Trong thời gian vừa qua, Cục PTTH và TTĐT đã nhận được rất nhiều yêu cầu xử lý vi phạm bản quyền nội dung, đa số là các nội dung về giải trí như bóng đá, phim, game show, ca nhạc….

Các hình thức, phương pháp vi phạm bản quyền hết sức tinh vi và biến đổi liên tục, luôn che giấu thông tin chi tiết và thực hiện xuyên biên giới từ nước ngoài cung cấp dịch vụ vào Việt Nam.

cung nhau hop tac va chia se kinh nghiem chong vi pham ban quyen noi dung so hinh 2

Ông Lê Quang Tự Do, Phó Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử phát biểu khai mạc hội thảo.

Chính vì vậy, để nâng cao hiệu quả công tác chống vi phạm bản quyền nội dung số, được sự chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ TT&TT, Cục PTTH và TTĐT tổ chức buổi hội thảo cùng các đơn vị để trao đổi, thảo luận và đưa ra các giải pháp phối hợp, từ đó có thể triển khai công tác rà quét phát hiện vi phạm bản quyền, lập hồ sơ và triển khai các biện pháp hiệu quả nhất để bảo vệ bản quyền cho các chủ sở hữu hợp pháp nội dung số trên không gian mạng.

Chia sẻ về thực trạng vi phạm bản quyền trên môi trường số tại Việt Nam, ông Phạm Hoàng Hải – Giám đốc Trung tâm Bản quyền Nội dung số Việt Nam cho biết, hiện nay việc vi phạm bản quyền trên môi trường số diễn ra công khai trên nhiều nền tảng, nội dung bị vi phạm thuộc sở hữu của các đơn vị sản xuất nội dung số được phát sóng và đăng tải trên các nền tảng truyền thông, gây thiệt hại cho chủ sở hữu.

cung nhau hop tac va chia se kinh nghiem chong vi pham ban quyen noi dung so hinh 3

Hội thảo đã nghe nhiều giải pháp về xây dựng và hợp tác đưa ra giải pháp bảo vệ bản quyền.

Các hành vi vi phạm bản quyền phổ biến như: Thực hiện livestream, phát trực tiếp trên các mạng xã hội hoặc website; copy nguyên trạng các nội dung đã phát hoặc cắt ghép, chỉnh sửa các video, sau đó đăng tải trái phép lên Internet.

Nội dung vi phạm được sử dụng trái phép tại nhiều nền tảng: Các website, ứng dụng (app) OTT được nhà nước cấp phép; các website đăng ký tên miền và đặt server ở nước ngoài; các app OTT lậu được chia sẻ trên Internet hoặc được cài đặt qua các thiết bị Android TV Box; các mạng xã hội phổ biến như Facebook, YouTube, TikTok, Gapo, TalkTV, Instagram, Twitch; các nhà cung cấp nội dung trên mạng di động…

Tính đến tháng 6/2022, Trung tâm bản quyền nội dung số Việt Nam đã phối hợp cùng các cơ quan chức năng, chặn truy cập của người dùng tại Việt Nam đến trên 500 website vi phạm bản quyền.

cung nhau hop tac va chia se kinh nghiem chong vi pham ban quyen noi dung so hinh 4

Phóng viên phỏng vấn bên lề Hội thảo: Vi phạm bản quyền trực tuyến và các biện pháp ngăn chặn tại Việt Nam.

Hội thảo thảo luận trong 2 phiên, ở phiên thảo luận 1 các đại biểu thảo luận về việc xây dựng và Hợp tác trong việc đưa ra các giải pháp bảo vệ bản quyền. Phần thảo luận này bàn về các chiến lược giúp ngăn cản và hạn chế hậu quả của hành vi vi phạm trên mạng. Những giải pháp nào đang được áp dụng để thực sự mang lại hiệu quả cho việc chống vi phạm bản quyền và liệu các biện pháp kỹ thuật tiên tiến có giúp bảo vệ tương lai của ngành công nghiệp nội dung?

Phiên thảo luận 2, thảo luận về tính hiệu quả của việc thực thi các giải pháp ngăn chặn hành vi vi phạm. Thảo luận về sự ra đời của việc phân phối nội dung trực tuyến đã đưa hành vi vi phạm bản quyền nội dung sang một giai đoạn mới. Công nghệ rõ ràng đã hỗ trợ hành vi vi phạm bản quyền trên mạng, nhưng liệu thế giới công nghệ mới có giúp cung cấp các giải pháp giúp giải quyết vấn đề hay không? Đây sẽ là phần thảo luận về tính hiệu quả của việc chặn trang web vi phạm và các giải pháp thực sự mang lại hiệu quả khác.

Ngoài ra các đại biểu cũng được nghe chia sẻ về giải pháp ngăn chặn vi phạm bản quyền trực tuyến, bà Celine Boyer - Trưởng phòng An ninh mạng của Tập đoàn Canal+….

Lê Tâm - Sơn Hải

Tin khác

“Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp”: Góc nhìn mới về chiến dịch

“Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp”: Góc nhìn mới về chiến dịch

(CLO) Nói về tác phẩm “Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp” nhà báo Trần Thu Hà cho biết: “Bộ phim chỉ 50 phút, nhưng chúng tôi cố gắng chuyển tải được giá trị từ khối lượng thông tin đồ sộ, thành những câu chuyện dễ hiểu, mới mẻ và thu hút được khán giả, nhưng vẫn phải đảm bảo tính chính xác của thông tin”.

Nghề báo
Khai mạc Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024, Cúp Báo Quân đội nhân dân”

Khai mạc Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024, Cúp Báo Quân đội nhân dân”

(CLO) Chiều 1/5, tại khu vực hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội), Báo Quân đội nhân dân (QĐND) phối hợp với Liên đoàn Xe đạp - Mô tô thể thao Việt Nam và một số đơn vị tổ chức Lễ khai mạc Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024, Cúp Báo Quân đội nhân dân”.

Nghề báo
Nhà báo Đinh Quang Thành với giờ phút may mắn trong cuộc đời nghề nghiệp

Nhà báo Đinh Quang Thành với giờ phút may mắn trong cuộc đời nghề nghiệp

(CLO) Theo nhà báo Đinh Quang Thành: “Trưa ngày 30/4/1975, tôi không nghĩ mình có thể vào được Dinh Độc Lập ở giây phút lịch sử đó. Sau bao ngày cùng các đơn vị bộ đội trải qua gian khổ…, có mặt ở thời khắc lịch sử quan trọng ấy, đối với tôi đó là điều vô cùng may mắn trong cuộc đời nghề nghiệp”.

Nghề báo
Người phóng viên chiến trường Ngọc Đản và những ký ức khó quên

Người phóng viên chiến trường Ngọc Đản và những ký ức khó quên

(NB&CL) “Đối với chúng tôi, những năm tháng làm phóng viên chiến trường là thời gian ghi lại những ký ức hào hùng của dân tộc và cũng là thời gian tích lũy kinh nghiệm, hiểu biết về nghề làm báo, viết báo. Thật tự hào mỗi khi vào lại Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh, tôi lại đắm chìm trong nỗi nhớ ngày 30/4/1975”- Nhà báo Đậu Ngọc Đản - người phóng viên miền Bắc đầu tiên có mặt tại Dinh Độc Lập 30/4/1975, sau 50 năm, vẫn xúc động khi trò chuyện về những năm tháng lịch sử.

Nghề báo
Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

(CLO) Trong những ngày tháng diễn ra Chiến dịch Điện Biên Phủ, đã có những bài báo, những bức ảnh ghi lại những khoảnh khắc lịch sử hào hùng, phản ánh chân thực, sinh động nhất về diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ và 56 ngày đêm chiến đấu kiên cường… Những câu chuyện ấy phần nào được kể qua hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam hôm nay.

Nghề báo