Cuộc bầu cử tổng thống Pháp sẽ diễn ra như thế nào?

Thứ sáu, 01/04/2022 20:40 PM - 0 Trả lời

(CLO) Cử tri Pháp sẽ đi bỏ phiếu để bầu tổng thống mới trong 2 vòng, lần lượt vào ngày 10 và 24/4 tới đây. Hiện tại, Tổng thống đương nhiệm Emmanuel Macron vẫn đang là ứng viên hàng đầu.

Hệ thống bỏ phiếu hai vòng của Pháp hoạt động như thế nào, các chiến dịch được tài trợ ra sao và có những hạn chế nào? Dưới đây là những thông tin cơ bản về cuộc bầu cử tổng thống Pháp.

cuoc bau cu tong thong phap se dien ra nhu the nao hinh 1

Một cử tri bỏ phiếu bầu năm 2017. Ảnh: F24

cuoc bau cu tong thong phap se dien ra nhu the nao hinh 2

Một hòm phiếu ở Lyon. Ảnh: AFP

cuoc bau cu tong thong phap se dien ra nhu the nao hinh 3

Một địa điểm bỏ phiếu ở Pháp. Ảnh: CNN

cuoc bau cu tong thong phap se dien ra nhu the nao hinh 4

Các ứng viên chính trong cuộc bỏ phiếu 2022. Ảnh: BBC

cuoc bau cu tong thong phap se dien ra nhu the nao hinh 5

Các tấm poster của các ứng viên vòng 1. Ảnh: AP

Bài liên quan

Ai bỏ phiếu và bằng cách nào?

Tất cả những người Pháp đủ điều kiện sinh vào hoặc trước ngày 9/4/2004, tức đủ 18 tuổi trước vòng bầu cử đầu tiên và những người đã đăng ký bỏ phiếu đều có thể đi bầu cử. Hiện thời hạn cho việc đăng ký bầu cử đã kết thúc, khi mà việc đăng ký này chỉ có thể được thực hiện tối thiểu 10 ngày trước cuộc bỏ phiếu đầu tiên.

Một công dân Pháp có thể bị tước quyền bỏ phiếu theo quyết định của tòa án. Những công dân đang thi hành án tù cũng có khả năng đi bỏ phiếu dù họ phải đăng ký qua một thủ tục đặc biệt.

Mỗi cử tri đã đăng ký sẽ nhận được một phong bì trong thư có chứa mọi cương lĩnh của ứng cử viên chính thức và những mẩu giấy nhỏ có ghi tên của ứng cử viên. Từ 8 giờ sáng của Ngày Bầu cử, các cử tri đã đăng ký sẽ đi đến các địa điểm bỏ phiếu được chỉ định của họ, thường là một trường học địa phương, để bỏ phiếu.

Hệ thống bầu cử hai vòng hoạt động như thế nào?

Cử tri Pháp đi bỏ phiếu vào hai ngày Chủ nhật, cách nhau hai tuần. Hệ thống bầu cử hai vòng rất hiếm ở Tây Âu. Nhưng đó là một cách phổ biến để chọn một nhà lãnh đạo ở Trung và Đông Âu cũng như Trung Á, Nam Mỹ và rộng rãi trên khắp châu Phi.

Về mặt kỹ thuật, một Tổng thống Pháp có thể chiến thắng ngay trong vòng bỏ phiếu đầu tiên bằng cách đạt được hơn 50% phiếu bầu. Tuy nhiên tính tới nay, chưa có ứng viên nào của Pháp làm được điều đó. Trên thực tế, luôn có hai người có số phiếu bầu nhiều nhất trong vòng 1 và sẽ đi tiếp vào vòng 2.

Tại sao lại có hai vòng?

Tướng Charles de Gaulle, cha đẻ của nền Cộng hòa thứ năm của Pháp và hiến pháp năm 1958 của nước này, đồng thời là Tổng thống đầu tiên của kỷ nguyên chính trị hiện đại của Pháp, nổi tiếng là người nghi ngờ các đảng phái chính trị. Ông đã tìm cách hạn chế ảnh hưởng của họ bằng một hệ thống bỏ phiếu 2 vòng. Chính ông cũng là người đầu tiên đắc cử.

Với thể thức bầu trực tiếp, ứng viên tổng thống Pháp không nhất thiết cần tới sự hậu thuẫn của một đảng chính trị lâu đời. Ông Emmanuel Macron đã sử dụng tốt lợi thế này khi ông đắc cử vào năm 2017, khi bản thân ông chưa từng nắm giữ vị trí nào trong chính phủ. Đảng La République en Marche cũng chỉ vừa được ông lập nên khi đó.

Chỉ cần đáp ứng được các điều kiện, các ứng cử viên sẽ được xuất hiện tên trên phiếu bầu, khác với các cuộc bỏ phiếu lựa chọn nội bộ bên trong lưỡng đảng tại Mỹ. Thông thường các cử tri Pháp hay nói rằng vòng 1 họ sẽ bỏ phiếu theo trái tim, còn vòng 2 sẽ bỏ phiếu theo lý trí.

Tại sao có rất nhiều ứng viên?

Hệ thống hai vòng của Pháp có một tác dụng phụ đáng kể là sự xuất hiện một lượng lớn các ứng cử viên. Điều đó mang lại những bất tiện. Vòng đầu tiên sẽ bị chia nhỏ phiếu bầu khiến gần như không ai đạt được ngưỡng 50%.

Năm 2002 có kỷ lục 16 ứng cử viên tranh tài ở vòng đầu tiên, trong đó có 8 ứng viên thuộc phe cánh tả. Kết quả là, Thủ tướng đương nhiệm lúc đó Lionel Jospin đã bất ngờ bị loại trong vòng đầu tiên. Thậm chí điều còn gây sốc hơn vào thời điểm đó là nhà lãnh đạo cực hữu Jean-Marie Le Pen đã giành được một vị trí vào vòng 2 với chỉ chưa đến 17% phiếu bầu. Vì vậy, ông Jacques Chirac, phe bảo thủ đã vượt qua bà Le Pen một cách dễ dàng với 82% tỷ lệ bầu trong vòng 2.

Ai có thể tranh cử tổng thống?

Tất cả các công dân Pháp từ 18 tuổi trở lên có thể tham gia nếu đáp ứng đủ các điều kiện nhất định, trẻ hơn nhiều so với độ tuổi tối thiểu 35 của Mỹ.

Các điều kiện bao gồm đăng ký bỏ phiếu, không bị tước quyền ứng cử bởi toà án, không bị giám hộ và đã thực hiện hợp lệ bất kỳ nghĩa vụ quốc gia nào. Những người sắp mãn nhiệm chỉ được tái cử một lần.

Để trở thành ứng cử viên tổng thống chính thức, họ sẽ phải có chữ ký của 500 quan chức dân cử trải rộng trên ít nhất 30 cơ quan của Pháp, chứng nhận sự ủng hộ của họ đối với quyền tham gia tranh cử của một cá nhân.

Những người ứng cử phải xuất trình 500 chữ ký khi họ nộp đơn vào Hội đồng Lập hiến của Pháp để tham gia cuộc bỏ phiếu bầu cử tổng thống chính thức. Họ cũng phải cung cấp các báo cáo chi tiết về tình trạng tài chính và lợi ích kinh doanh của họ, được công khai trên danh nghĩa minh bạch.

Quốc Thiên

Bình Luận

Tin khác

Ông Kim Jong Un thị sát vụ thử tên lửa phóng hàng loạt mới của Triều Tiên

Ông Kim Jong Un thị sát vụ thử tên lửa phóng hàng loạt mới của Triều Tiên

(CLO) Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un hôm thứ Năm (25/4) đã thị sát vụ thử nghiệm tên lửa phóng hàng loạt 240 mm do một đơn vị công nghiệp quốc phòng mới thành lập sản xuất, theo hãng thông tấn Triều Tiên KCNA đưa tin vào thứ Sáu.

Thế giới 24h
Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine từ chức sau cáo buộc tham nhũng

Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine từ chức sau cáo buộc tham nhũng

(CLO) Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine đã nộp đơn từ chức hôm thứ Năm (25/4) sau khi ông phải đối mặt với cáo buộc hình sự vì liên quan đến việc mua lại trái phép đất thuộc sở hữu nhà nước trị giá 7 triệu USD.

Thế giới 24h
DNA tiết lộ mô hình tình dục và hôn nhân ở đế chế cổ đại

DNA tiết lộ mô hình tình dục và hôn nhân ở đế chế cổ đại

(CLO) Nghiên cứu phân tích DNA cổ đại lấy từ các ngôi mộ của người Avar đã tiết lộ về nguồn gốc, cũng như mô hình tình dục và hôn nhân của đế chế từng rất hùng mạnh ở châu Âu này.

Thế giới 24h
Căng thẳng Mỹ - Nga lan ra cả ngoài không gian

Căng thẳng Mỹ - Nga lan ra cả ngoài không gian

(CLO) Ngày 24/4, Nga đã bác bỏ một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc do Mỹ soạn thảo kêu gọi các quốc gia ngăn chặn chạy đua vũ trang ngoài không gian. Động thái này cho thấy căng thẳng giữa hai cường quốc đã lan ra ngoài không gian.

Thế giới 24h
WHO: Việc sử dụng rượu và thuốc lá điện tử ở giới trẻ đáng 'báo động'

WHO: Việc sử dụng rượu và thuốc lá điện tử ở giới trẻ đáng 'báo động'

(CLO) Theo một báo cáo công bố hôm thứ Năm (25/4) của chi nhánh Châu Âu thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), việc sử dụng rộng rãi rượu và thuốc lá điện tử trong thanh thiếu niên là “đáng báo động”.

Thế giới 24h