Cuộc đua tăng phí của các ngân hàng và Chỉ thị nóng của Ngân hàng Nhà nước

Thứ năm, 10/05/2018 14:29 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ngân hàng Nhà nước vừa mới quy định khung biểu phí của dịch vụ rút tiền nội mạng và ngoại mạng của các ngân hàng để hạ nhiệt cuộc đua tăng phí của các ngân hàng đang diễn ra rầm rộ thời gian qua.

Sau một thời kỳ dài duy trì mức phí rút tiền nội mạng ở mức 1.100 đồng/giao dịch (sau thuế), nhiều ngân hàng lớn đã thông báo tăng phí rút tiền nội mạng. Tuy mức tăng vẫn nằm trong khung cho phép nhưng đã thu hút sự quan tâm của dư luận. Mới đây, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) thông báo từ ngày 12/5, các khách hàng sử dụng thẻ ghi nợ nội địa để rút tiền mặt tại ATM của nhà băng này sẽ phải chịu mức phí 1.650 đồng/giao dịch (sau thuế), tăng 550 đồng so với mức phí cũ. 

Ngoài ra, phí chuyển khoản liên ngân hàng qua E-Mobile Banking cũng tăng lên mức 0,05% số tiền chuyển, tối thiểu là 8.000 đồng mỗi giao dịch. Phía Agribank cho biết thời gian qua các ngân hàng, trong đó có Agribank, đã hỗ trợ cho khách hàng khi chỉ thu phí rút tiền mặt ở mức 1.100 đồng/giao dịch, trong khi mức trần của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) là 3.300 đồng/giao dịch. Không lâu sau khi Agribank tăng phí rút tiền mặt ATM, 2 ngân hàng lớn khác là Vietinbank và BIDV cũng điều chỉnh tăng mức phí này. 

Báo Công luận
Ảnh minh họa - nguồn internet 

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cùng Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) đã ra thông báo điều chỉnh tăng phí rút tiền mặt ATM đối với các thẻ ghi nợ nội địa. Cụ thể, biểu phí dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa mới áp dụng từ ngày 4/5 của BIDV, cho biết nhà băng này sẽ thu với mức phí 1.650 đồng trên mỗi giao dịch rút tiền mặt tại ATM của ngân hàng (nội mạng). Mức phí trên đã bao gồm cả thuế giá trị gia tăng (VAT) kèm theo. Nếu so với mức phí cũ, phí mới đã tăng thêm 550 đồng/giao dịch, bằng với mức tăng của Agribank đưa ra trước đó. Vietinbank cũng điều chỉnh mức phí rút tiền mặt tại ATM với thẻ ghi nợ E-Partner, ở hai mức phí cho các dòng thẻ khác nhau. 

Cụ thể, đối với thẻ ghi nợ Gold và Pink-Card, mức phí rút tiền mặt tại ATM được điều chỉnh tăng lên 2.200 đồng (đã bao gồm thuế VAT), còn các thẻ dòng C-Card và S-Card mức phí cũng điều chỉnh tăng lên 1.650 đồng/giao dịch, từ mức 1.100 đồng trước đó. Biểu phí mới được Vietinbank áp dụng từ 5/5. Không chỉ tăng phí, các ngân hàng lớn còn đề xuất xem xét lại mức phí rút tiền ngoại mạng (chủ thẻ rút tiền tại máy ATM của ngân hàng khác) cũng như tỉ lệ chia sẻ phí giữa Napas và các ngân hàng trong các giao dịch liên mạng. 

Thời gian dài trước đây, tỉ lệ chia sẻ phí thu được giữa ngân hàng có ATM và Napas là 50:50, tức một giao dịch rút tiền ngoại mạng là 3.000 đồng (chưa thuế), mỗi bên hưởng 1.500 đồng. Theo các ngân hàng, tỉ lệ này chưa hợp lý vì ngân hàng phải bỏ ra rất nhiều chi phí từ hạ tầng, nhân viên, đến quỹ tiền mặt. Từ ngày 1-3 vừa qua, Napas đã giảm 150 đồng/giao dịch rút tiền và tiến tới giảm dần theo lộ trình hằng năm. Nhưng nhiều ngân hàng vẫn cho rằng tỉ lệ chia sẻ này quá cao. Cùng với đó, nhiều ngân hàng còn đề xuất thu phí hạ tầng từ các ngân hàng nhỏ vì thời gian qua các ngân hàng nhỏ chỉ phát hành thẻ nhưng không đầu tư máy, dẫn đến hệ thống ATM của ngân hàng lớn phải gánh chịu trong khi mức thu từ các chủ thẻ quá thấp và chịu lỗ. Bên cạnh đó, phí chuyển khoản liên ngân hàng qua E-Mobile Banking cũng tăng lên mức 0,05% số tiền chuyển, tối thiểu là 8.000 đồng mỗi giao dịch. 

Tại Diễn đàn toàn cảnh ngân hàng 2018 sáng 8/5, nhiều diễn giả cũng như chuyên gia ngân hàng đặc biệt quan tâm tới vấn đề các ngân hàng ồ ạt tăng phí dịch vụ thời gian gần đây. Chuyên gia ngân hàng Nguyễn Thị Mùi cho rằng hiện nay các khách hàng sử dụng thẻ luôn có cảm giác rằng ngân hàng đang tận thu, phí chồng phí, vì tính ra rất nhiều loại phí. Theo bà Mùi, những phí ngân hàng bắt buộc thu rất thỏa đáng nhưng vấn đề là thu bao nhiêu và thu thế nào. Trong khi các ngân hàng vẫn nói là số thu phí hiện nay quá thấp, như muốn hòa vốn đầu tư vào mỗi điểm ATM thì phải thu gấp nhiều lần hiện nay, khoảng 7.000 đồng/giao dịch. Theo TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo, trưởng khoa tài chính Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, trong câu chuyện phí cần có sự sòng phẳng và rõ ràng. 

Ông Bảo đặt vấn đề: "Ngân hàng kêu lỗ khi giá vốn một giao dịch rút tiền ATM là 9.000 đồng, nhưng chỉ thu được hơn 1.000 đồng. Giá vốn ATM là gì? Ngân hàng kinh doanh nhiều sản phẩm, dịch vụ, kèm theo việc chi lương qua tài khoản. Vậy việc tách riêng tính giá vốn ATM để tính chi phí thì liệu có tính đúng, tính đủ chưa?". Ngoài ra, ông Bảo cho rằng khi ngân hàng tăng phí thì phải tăng chất lượng dịch vụ và cần thông báo trước lộ trình cho người dân biết để chuẩn bị. Liên quan đến bất cập của phí giao dịch liên mạng, nhiều chuyên gia khác cho rằng các ngân hàng nên tự giải quyết với nhau, chẳng hạn như thu phí hạ tầng, không nên đổ lên người tiêu dùng. "Ngân hàng phát hành thẻ hưởng được nhiều lợi ích khi khách hàng mở thẻ, như được hưởng số tiền gửi không kỳ hạn trên tài khoản, chưa kể bán được dịch vụ khác nên ngân hàng phát hành thẻ buộc phải chia sẻ phí với ngân hàng có máy ATM" - ông Bảo nói. 

Chiều 9/5, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các ngân hàng thương mại tạm dừng tăng phí rút tiền ATM nội mạng. Động thái này nhằm hạ nhiệt cuộc đua tăng phí. Theo NHNN, các ngân hàng cần minh bạch thông tin, giải thích cho khách hàng hiểu và cân bằng lợi ích giữa ngân hàng và khách hàng, để tạo ra sự hài hòa lợi ích giữa người cung cấp dịch vụ và sử dụng dịch vụ. Ngân hàng cần tránh việc tăng phí mà khách hàng chưa hiểu rõ. Song song đó, các ngân hàng khi tăng phí phải đảm bảo dịch vụ tốt hơn./.

Cẩm Tú


Tin khác

Giảm mạnh ngày lễ, giá vàng SJC vẫn “nóng bỏng tay” so với vàng thế giới

Giảm mạnh ngày lễ, giá vàng SJC vẫn “nóng bỏng tay” so với vàng thế giới

(CLO) Dù giảm mạnh trong ngày nghỉ lễ nhưng giá vàng SJC vẫn cao vượt trội so với giá vàng thế giới.

Tài chính - Bảo hiểm
Bamboo Capital (BCG) mục tiêu lợi nhuận tăng 6 lần, đưa Bảo hiểm AAA lên UPCoM

Bamboo Capital (BCG) mục tiêu lợi nhuận tăng 6 lần, đưa Bảo hiểm AAA lên UPCoM

(CLO) Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2024 tăng gấp 6 lần so với thực hiện năm 2023. Đưa bảo hiểm AAA lên UPCoM.

Tài chính - Bảo hiểm
Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu 4.566 tỷ đồng, lãi sau thuế 379 tỷ đồng tăng gần 20%

Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu 4.566 tỷ đồng, lãi sau thuế 379 tỷ đồng tăng gần 20%

(CLO) Tập đoàn Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu năm 2024 4.566 tỷ đồng, tăng 32,3%. Lợi nhuận sau thuế kế hoạch 379 tỷ đồng, tăng 19,5% so với cùng kỳ

Tài chính - Bảo hiểm
Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

(CLO) Với bước tiến mới về công nghệ, trong vài năm trở lại đây hầu hết các giao dịch ngân hàng được thực hiện xuyên lễ, 365+ thông qua các điểm giao dịch số tự động hay ứng dụng ngân hàng số. Năm nay, các ngân hàng còn tung nhiều ưu đãi hấp dẫn trong dịp lễ 30/4 và 1/5 dành cho khách hàng.

Tài chính - Bảo hiểm
ABBANK đẩy mạnh hỗ trợ khách hàng tiếp cận vốn ưu đãi, tăng trưởng đều ở cả mảng huy động và cho vay

ABBANK đẩy mạnh hỗ trợ khách hàng tiếp cận vốn ưu đãi, tăng trưởng đều ở cả mảng huy động và cho vay

(CLO) Kết thúc quý I năm 2024, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) ghi nhận tăng mạnh số lượng giao dịch qua kênh ngân hàng số, tổng huy động và dư nợ cũng đạt tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2023. Ngân hàng tích cực triển khai các chương trình gói tín dụng với lãi suất hấp dẫn giúp khách hàng doanh nghiệp đẩy mạnh các hoạt động mở rộng sản xuất kinh doanh.

Tài chính - Bảo hiểm