TP. HCM:

'Cuỗm' nhiều tài sản giá trị khi cưỡng chế phá dỡ nhà dân

Thứ hai, 23/05/2022 19:24 PM - 0 Trả lời

(CLO) Khi cưỡng chế tháo dỡ nhà xây không phép, thành viên trong đoàn đã lén lấy nhiều tài sản giá trị của chị HTBC (ngụ phường Hiệp Bình Chánh, TP. Thủ Đức, TP. HCM), khiến người dân vô cùng bức xúc.

“Cuỗm” tài sản của người dân trong lúc cưỡng chế

Chị C cho biết, vào năm 2013 gia đình mua đất giấy tay, có công chứng vi bằng từ một người khác với diện tích 48m2. Thời điểm chị C mua, tại khu đất đã có sẵn móng nhà và trụ nhà bê tông.

cuom nhieu tai san gia tri khi cuong che pha do nha dan hinh 1

Các tài sản được thu hồi từ nhóm công nhân tháo dỡ nhà trả lại cho gia đình chị C - Nguồn: PLO

Bài liên quan

Đến năm 2017, gia đình chị dựng thêm ít bức tường, cất mái tôn lên để ở. Chị C cũng cho biết nhà mình xây trái phép và đồng ý với chủ trương cưỡng chế của UBND phường.

Ngày 29/4, gia đình chị C nhận được thông báo của UBND phường Hiệp Bình Chánh rằng lúc 8h ngày 17/5, UBND phường sẽ tổ chức thực hiện cưỡng chế tháo dỡ công trình xây dựng vi phạm của gia đình ông Đ (chồng chị C) tại đường số 1, KP 7.

Song, vào thời điểm này chị C đi Bình Dương công tác, còn anh Đ về quê ở Bình Định. Trước khi đoàn cưỡng chế thực hiện tháo dỡ, anh C có thông báo đến ông Giảng Phan Hồng Phúc (Phó Chủ tịch UBND phường Hiệp Bình Chánh, trưởng đoàn cưỡng chế) về việc cắt khoá nhà, tháo dỡ nhà phải đảm bảo tài sản không bị mất và phải chịu trách nhiệm nếu tài sản mất hoặc hư hỏng.

Ngày 17/5, đoàn cưỡng chế gồm UBND phường, Đô thị phường, Công an phường và lực lượng Đô thị TP Thủ Đức đến cắt khoá, thu dọn đồ đạc của gia đình chị C để sang phía đối diện nhà. Toàn bộ ngôi nhà sau đó được cưỡng chế bằng cách tháo dỡ mái tôn, đập bỏ các bức tường.

Khoảng 5h30 sáng 18/5, chị C đến nơi tập kết đồ đạc kiểm tra thì phát hiện mất một chiếc nhẫn, mắt kính và nhiều cái đồng hồ đeo tay, tổng ước tính hơn 50 triệu đồng.

Lần lượt trả lại tài sản bị mất

Chị C mang vụ việc trình báo với anh H, Công an khu vực phường Hiệp Bình Chánh. Song, anh H cho biết đoàn cưỡng chế nhất quyết phủ nhận việc lấy tài sản.

Sau khi gia đình chị C khóc lóc, đòi “làm lớn chuyện”, ngày 18/5, anh H đem trả lại cho chị C một chiếc nhẫn và một cái đồng hồ. Sau khi kiểm tra, chị C thông báo còn thiếu 3 cái đồng hồ giá trị nữa.

Sau nhiều lần phủ nhận rằng “không ai lấy nữa”, đến ngày 19/5, ông Giảng Phan Hồng Phúc (Phó chủ tịch UBND phường Hiệp Bình Chánh) lần lượt trả lại cho chị C 3 chiếc đồng hồ trên. Ông Phúc cho biết đã phải vận động và đến gặp người trong đoàn cưỡng chế để lấy lại tài sản cho chị C.

Phó chủ tịch UBND phường Hiệp Bình Chánh đồng thời gửi lời xin lỗi đến gia đình chị C. Ông Phúc cho biết trường hợp này trước đây chưa từng xảy ra và tự nhận bản thân quá chủ quan.

Hiện, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP. Thủ Đức cho biết đang phối hợp cùng Công an phường Hiệp Bình Chánh làm việc với năm công nhân, lao động tự do được UBND phường Hiệp Bình Chánh thuê tháo dỡ nhà chị C.

Có thể bị xử lý hình sự

Theo luật sư Trần Minh Hùng (Đoàn luật sư TP. HCM), trong trường hợp trên, cơ quan thi hành quyết định cưỡng chế là UBND phường Hiệp Bình Chánh, đứng đầu là chủ tịch Phường phải chịu trách nhiệm.

“Khi cưỡng chế tài sản, về nguyên tắc không được lấy tài sản của người bị cưỡng chế mà phải được lập danh sách tài sản đang có tại nơi bị cưỡng chế và gửi giữ tài sản cho người bị cưỡng chế theo quy định. Việc lấy tài sản của người bị cưỡng chế là vi phạm pháp luật.

Tùy số tiền bị lấy, tùy tài sản giá trị bao nhiêu mà có thể bị xử lý về hành chính thậm chí có thể hình sự. Nếu tài sản lớn đủ định lượng thì tùy tính chất, mức độ, hành vi mà có thể bị xử lý về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ hoặc có thể bị xử lý về tội trộm cắp tài sản”, luật sư Hùng nêu quan điểm.

Cũng theo luật sư Hùng, trong trường hợp tài sản không được thu hồi thì cơ quan tiến hành thi hành quyết định cưỡng chế phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người dân bị mất tài sản. Ngoài việc phải bồi thường thì các cá nhân, cán bộ vi phạm phải chịu trách nhiệm như đã nêu trên. Đồng thời, người lấy tài sản của người dân cũng sẽ bị xử lý theo hợp đồng lao động hoặc theo quy định Luật cán bộ công chức, viên chức bằng các hình thức như cảnh cáo, buộc thôi việc…

Kỳ Hoa

Bình Luận

Tin khác

Động đất 4.1 độ Richter gây rung lắc mạnh ở Kon Tum

Động đất 4.1 độ Richter gây rung lắc mạnh ở Kon Tum

(CLO) Một trận động đất có độ lớn lên đến 4.1 vừa xảy ra trên địa bàn huyện Kon Plông (tỉnh Kon Tum). Người dân trên địa bàn và các tỉnh lân cận đã cảm nhận được sự rung lắc về trận động đất này.

Đời sống
Người lao động nhọc nhằn mưu sinh dưới nắng gắt tại Hà Nội

Người lao động nhọc nhằn mưu sinh dưới nắng gắt tại Hà Nội

(CLO) Những ngày qua, Hà Nội liên tục ghi nhận mức nhiệt cao với nhiệt độ ngoài trời có thể lên đến 50 độ C. Vì cuộc sống mưu sinh, nhiều người lao động, lái xe ôm, nhân viên giao hàng vẫn phải làm việc dưới cái nắng cháy da cháy thịt.

Đời sống
Liên tiếp xảy ra tai nạn đuối nước thương tâm ở Nghệ An

Liên tiếp xảy ra tai nạn đuối nước thương tâm ở Nghệ An

(CLO) Chỉ mới vào đầu hè nhưng trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã xảy ra nhiều vụ đuối nước thương tâm, trong đó nạn nhân hầu hết là học sinh.

Đời sống
Hàng trăm người nỗ lực chữa cháy rừng phòng hộ ven biển ở Quảng Bình

Hàng trăm người nỗ lực chữa cháy rừng phòng hộ ven biển ở Quảng Bình

(CLO) Hơn 300 người dân cùng các lực lượng chức năng đã nỗ lực chữa cháy rừng phòng hộ trên cát chưa rõ nguyên nhân, xảy ra ở xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình).

Đời sống
Du khách chen chân 'giải nhiệt' ở biển Sầm Sơn

Du khách chen chân "giải nhiệt" ở biển Sầm Sơn

(CLO) Bãi biển Sầm Sơn (Thanh Hóa) trong những ngày đầu nghỉ lễ dịp 30/4 - 1/5 đã đón hàng chục nghìn du khách từ các tỉnh lân cận đổ về "giải nhiệt".

Đời sống