Cứu người gặp nạn: Nên hay không nên?

Thứ tư, 16/12/2020 16:35 PM - 0 Trả lời

(CLO) Gần đây, những vụ việc người bị nạn bị người qua đường làm ngơ đã khiến cộng đồng một lần nữa dấy lên câu hỏi: Họ thờ ơ vì sợ sẽ phải chịu trách nhiệm nếu có điều gì xảy ra hay ngại phải dính đến pháp luật?

Những vụ việc tai nạn thương tâm vì không nhận sự giúp đỡ kịp thời của người dân

Trong thời gian gần đây, cộng đồng đã nhiều phen xôn xao khi xem những đoạn clip được tung lên mạng trong đó những người bị nạn vì không được sự can ngăn hay giúp đỡ kịp thời của người dân nên đã bị thương thậm chí tử vong.

Ngày 7/12, tại Bình Dương một nữ sinh bị gã côn đồ đánh liên tiếp vào mặt và bụng sau tai nạn giao thông. Đáng nói, dù rất đông người dân chứng kiến nhưng không ai ra tay can ngăn hay có bất cứu hành động nào để cứu cô gái thoát khỏi sự hành hung của gã thanh niên. Nữ sinh này sau đó, đã bị chấn thương nặng vùng đầu và mặt, tổn hại cả sức khỏe tâm lý lẫn thể chất.

Nữ sinh bị người đàn ông đánh liên tiếp vào mặt và bụng sau tai nạn giao thông ở Bình Dương.

Nữ sinh bị người đàn ông đánh liên tiếp vào mặt và bụng sau tai nạn giao thông ở Bình Dương.

Gần đây nhất vụ việc xảy ra vào đêm 11/12, một thanh niên trên đường đường ĐT741 đến đoạn qua ấp Vĩnh Tiến (xã Vĩnh Hòa, H.Phú Giáo, Bình Dương) thì bất ngờ tự ngã văng ra đường. Lúc này, có 4 người đi qua hiện trường nhưng không dừng lại cứu giúp, khiến nạn nhân sau đó bị xe khách cán chết. 

Nhiều người cho rằng những vụ việc thương tâm này chắc chắn sẽ không xảy ra nếu như những người chứng kiến kịp thời ra tay giúp đỡ cho nạn nhân. Nhưng cũng có những ý kiến đưa ra lý do, nhiều trường hợp giúp người lại thành “làm ơn mắc oán” trước đây khiến họ trở nên ngại ngần khi thấy người khác bị nạn.

Không cứu người có thể bị xử lý trách nhiệm hình sự

Dưới góc độ pháp lý, tại Điều 38 của Luật Giao thôn Đường bộ quy định về trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi có vụ tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra. Theo đó, những người liên quan trực tiếp đến vụ TNGT thì phải dừng xe lại, phải cứu người bị nạn, bảo vệ hiện trường, đồng thời cung cấp thông tin giải quyết vụ TNGT đó.

Còn đối với những nhân chứng, khi đi qua nhìn thấy vụ TNGT thì phải dừng lại cứu người bị nạn, bảo vệ hiện trường, cung cấp những thông tin mà mình chứng kiến cho cơ quan công an để làm cơ sở tìm ra nguyên nhân của vụ TNGT.

Theo Khoản 7a Điều 11, Nghị định 100/2019/NĐ-CP, hành vi không cứu giúp người bị TNGT khi có yêu cầu sẽ bị phạt tiền từ 0,5 - 1 triệu đồng đối với cá nhân, từ 1 - 2 triệu đồng đối với tổ chức.

Ngoài việc có thể bị xử phạt vi phạm hành chính, còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi không cứu giúp người bị TNGT, được quy định tại Điều 132 Bộ luật Hình sự năm 2015 "Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng".

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 1 - 5 năm: Người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm; Người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp. Phạm tội dẫn đến hậu quả 2 người trở lên chết, thì bị phạt tù từ 3 - 7 năm. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 - 5 năm.

Như vậy những quy định luật pháp đã khá rõ ràng cho các hành vi cố ý không cứu giúp người bị nạn hay không cung cấp thông tin cho cơ quan chức năng để xử lý vụ việc. Vì vậy, người dân có thể yên tâm được pháp luật bảo vệ trong trường hợp giúp đỡ người bị nạn.

Giúp người bị nạn là trách nhiệm cũng như đạo đức của mỗi người

Cứu người không chỉ là nghĩa vụ được quy định tại pháp luật nhà nước mà còn là vấn đề đạo đức thể hiện tình người trong một xã hội văn minh. Những phiền phức khi giúp nạn nhân trong một vụ việc nào đó có thể là không tránh khỏi nhưng nếu đem điều ấy ra so với sức khỏe hay tính mạng của người được cứu sẽ thấy được giá trị của việc làm nhân lên gấp nhiều lần.

Vụ việc tại nạn xảy ra vào đêm 11/12. Nạn nhân là anh P.H.P. (30 tuổi, ngụ Bình Dương)bị té ngã trên đường nhưng không được cứu giúp, sau đó bị xe khách cán chết.

Vụ việc tại nạn xảy ra vào đêm 11/12. Nạn nhân là anh P.H.P. (30 tuổi, ngụ Bình Dương)bị té ngã trên đường nhưng không được cứu giúp, sau đó bị xe khách cán chết.

Hơn nữa, mỗi người hãy luôn đặt bản thân vào vị trí của người khác trong các trường hợp tương tự. Nếu như một ngày nào đó họ cũng bị tai nạn có thể ảnh hưởng tới tính mạng, lúc ấy họ mới thấy được tầm quan trọng của sự giúp đỡ từ những người xung quanh to lớn đến thế nào. Giả sử những người kia cũng chỉ dửng dưng khoanh tay đứng nhìn vì sợ vạ lây thì cảm giác của họ sẽ ra sao?

Xử lý như thế nào khi thấy người gặp nạn?

Theo các chuyên gia, để việc giúp người được thuận tiện và không phải nhiều rắc rối sau này, việc đầu tiên người dân nên làm là gọi cấp cứu đến số 115 (có thể hỏi họ về cách sơ cứu cho người đang gặp nạn) và gọi cảnh sát 113 để báo về sự việc. 

Sau đó, người cứu giúp hãy chụp và quay phim toàn bộ hiện trường đồng thời hô hào càng nhiều người đến trợ giúp càng tốt để làm bằng chứng xác minh sau này. Trường hợp nạn nhân còn tỉnh táo thì tìm cách liên lạc với người nhà của họ. Những bước chuẩn bị như thế sẽ tránh khỏi việc bị cơ quan điều tra mời đến tường trình sự việc nhiều lần và cũng như sẽ không bị người thân của người bị nạn hiểu lầm. Bên cạnh đó, cũng cần có sự linh hoạt từ cơ quan chức năng để người dân không cảm thấy phiền phức khi phải đối mặt với các quy trình pháp luật. 

Giúp người luôn là một nghĩa cử cao đẹp trong truyền thống của người Việt Nam. Tuy nhiên, một số trường hợp gần đây có thể khiến truyền thống ấy bị mai một. Vậy nên vai trò của cơ quan chức năng và người dân là tăng cường phổ biến ý thức pháp luật về cứu người gặp nạn để hạn chế những sự việc đau lòng sau này.

Khang Lâm

Tin khác

Hà Nội: Đi bộ vỉa hè, nữ du khách người Anh rơi xuống hố cáp ngầm

Hà Nội: Đi bộ vỉa hè, nữ du khách người Anh rơi xuống hố cáp ngầm

(CLO) Khi đang đi bộ trên vỉa hè đường Xuân Diệu (Tây Hồ, Hà Nội), nữ du khách người Anh bất ngờ rơi xuống hố cáp ngầm khiến người này bị gãy xương đùi chân phải, mắc kẹt dưới hố.

Đời sống
Người dân tại Thủ đô vui chơi, tận hưởng kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 bất chấp nắng nóng

Người dân tại Thủ đô vui chơi, tận hưởng kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 bất chấp nắng nóng

(CLO) Những ngày nghỉ lễ dịp 30/4-1/5, công viên Yên Sở (quận Hoàng Mai, Hà Nội) thu hút nhiều người đến cắm trại, nướng thịt, vui chơi. Tuy nhiên, do thời tiết nắng nóng và một lượng lớn người dân về quê nghỉ lễ nên tại công viên không ghi nhận tình trạng quá đông như dịp lễ mọi năm.

Đời sống
Người phụ nữ bị trầm cảm đi lạc hơn 300km từ Ninh Bình vào Hà Tĩnh

Người phụ nữ bị trầm cảm đi lạc hơn 300km từ Ninh Bình vào Hà Tĩnh

(CLO) Bị trầm cảm nhẹ, chị P.T.T (SN 1979, Ninh Bình) đã đi khỏi nhà từ ngày 25/4, tới tối ngày 26/4, được lực lượng Công an phát hiện và liên hệ người thân đưa người này về nhà an toàn.

Đời sống
Thanh Hoá: Cá lồng chết bất thường trên sông Mã

Thanh Hoá: Cá lồng chết bất thường trên sông Mã

(CLO) Nhiều hộ nuôi cá lồng trên sông Mã đoạn qua địa bàn huyện Bá Thước (Thanh Hóa) xảy ra hiện tượng cá chết bất thường chưa rõ nguyên nhân trong những ngày qua.

Đời sống
Những kỷ vật thiêng liêng tái hiện cuộc đời, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Trần Phú

Những kỷ vật thiêng liêng tái hiện cuộc đời, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Trần Phú

(CLO) Những kỷ vật còn lưu giữ tại Khu di tích Tổng Bí thư Trần Phú (huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) đã tái hiện rõ nét cuộc đời cách mạng của người cộng sản kiên trung, nhà lãnh đạo xuất sắc.

Đời sống