Bảo vệ bản quyền các tác phẩm báo chí:

Đã đến lúc các cơ quan báo chí phải liên kết lại!

Thứ sáu, 06/11/2020 06:53 AM - 0 Trả lời

(CLO) Ngày 5/11, tại diễn đàn "Bảo vệ bản quyền các tác phẩm báo chí", một trong những nội dung quan trọng nhất được lãnh đạo các cơ quan quản lý, lãnh đạo các báo, đài đưa ra thảo luận là: Cần thành lập một liên minh bảo vệ bản quyền báo chí.

Diễn đàn "Bảo vệ bản quyền các tác phẩm báo chí" được tổ chức tại TP.HCM, với sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ TT&TT Hoàng Vĩnh Bảo, sự tham gia của lãnh đạo Cục Báo chí, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Cục Bản quyền tác giả và hơn 100 đại biểu từ các cơ quan báo chí, Sở TT&TT, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ, báo chí, truyền thông, quảng cáo trên cả nước.

Vi phạm tràn lan

Phát biểu về những khó khăn trong cuộc chiến bảo vệ bản quyền, ông Lê Xuân Trung, Phó tổng biên tập Báo Tuổi Trẻ cho rằng, để đánh giá thực trạng vi phạm bản quyền rất khó bởi chưa có số liệu thống kê về thực trạng vi phạm cũng như kết quả xử lý vi phạm như thế nào. Hệ thống chế tài có cả 3 cơ chế: dân sự, hình sự, hành chính. Nhưng đến nay cũng không có số liệu báo cáo là thực thi ra sao, tăng hay giảm.

Nhà báo Lê Xuân Trung phát biểu tại diễn đàn - Ảnh: Thái An (TTO).

Nhà báo Lê Xuân Trung phát biểu tại diễn đàn - Ảnh: Thái An (TTO).

Cũng theo ông Lê Xuân Trung cũng cho biết hiện các báo lấy bài của nhau có thể ở dạng xin phép hoặc không xin phép, lấy toàn bộ, lấy một phần, hay chỉ lấy hình ảnh hoặc câu trích. Vậy vấn đề đặt ra là có nên tiếp tục lấy bài của nhau hay không, nếu tiếp tục thì được gì, mất gì…

Còn Tổng Biên tập báo Kinh tế & Đô thị Nguyễn Minh Đức thì cho rằng diễn đàn là tiếng chuông cảnh tỉnh đối với cơ quan báo chí khi chưa quan tâm, bảo vệ tài sản. Theo ông Nguyễn Minh Đức, trong 10, 20 năm trước, việc các bài báo được lấy lại là vinh dự thì nay nhận thức đã khác. Báo chí mất đi tài sản, lợi ích kinh tế, thương hiệu.

“Chúng tôi đối diện vấn đề này vài năm rồi. Có một trang thông tin điện tử đã lấy và sử dụng thông tin của báo Kinh Tế & Đô Thị mà không xin phép. Sau khi bị phát hiện, họ xin, đề xuất xin đền bù, đàm phán chấm dứt vi phạm. Cần nhận diện được vi phạm, kể cả cơ quan nhà nước cũng vi phạm, hội nghề nghiệp lấy thông tin tràn lan...”, ông Lê Minh Đức chia sẻ.

Tăng chế tài

Về giải pháp xử lý vi phạm, ông Đinh Đức Thọ, Tổng thư ký tòa soạn Báo Pháp luật TP.HCM cho biết, báo hiện đã thành lập tổ bản quyền, có trách nhiệm phát hiện các cơ quan, tổ chức khác vi phạm quyền tác phẩm báo chí. Sau đó sử dụng một số biện pháp linh hoạt như: Gọi điện đề nghị gỡ, nếu không gỡ sẽ có công văn yêu cầu; nếu bên vi phạm "ngó lơ" thì sẽ gửi công văn đến cơ quan quản lý nhà nước đề nghị xử lý (kèm bằng chứng); nghiêm trọng hơn sẽ có biện pháp khởi kiện ra tòa.

Lãnh đạo các cơ quan báo chí thảo luận tại diễn đàn. Ảnh: Phương Mai/TTXVN.

Lãnh đạo các cơ quan báo chí thảo luận tại diễn đàn. Ảnh: Phương Mai/TTXVN.

Ngoài ra, ông Thọ đề nghị cần tăng mức xử phạt hành chính lên gấp 3 hoặc gấp 5 lần so với mức xử phạt hiện hành (mức phạt hiện cao nhất là 30 triệu đồng) thì sẽ có tính răn đe hơn đối với tổ chức, cá nhân vi phạm.

Đáng chú ý, theo Cục trưởng Cục Báo chí Nguyễn Thanh Lâm, diễn đàn được tổ chức nhằm trao đổi về vấn đề nhức nhối là nạn vi phạm quản quyền tác phẩm báo chí giữa các cơ quan báo chí với nhau, giữa báo chí và trang thông tin điện tử, giữa báo chí và không gian mạng xuyên quốc gia…

Về vấn đề xâm phạm bản quyền báo chí xuyên quốc gia, theo ông Nguyễn Thanh Lâm, năm 2018, có tới 900 triệu USD tiền quảng cáo của các nhãn hàng trong nước được chuyển cho Facebook và Google.

“Nền tảng Facebook và Google là độc quyền lưỡng cực, cho phép xâm phạm bản quyền báo chí, họ vẫn chạy quảng cáo trên các trang xâm phạm bản quyền. Báo chí, truyền thông cần công khai các vi phạm của các nền tảng xuyên biên giới…”, ông Lâm nói.

Liên kết lại

Theo ông Lê Quang Tự Do, Phó Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, bảo vệ bản quyền các tác phẩm rất khó khăn, khó thì nên có một đầu mối. Việc hình thành một liên minh các cơ quan báo chí để bảo vệ tác quyền là việc phải làm.

Thứ trưởng Bộ TT&TT Hoàng Vĩnh Bảo chỉ đạo diễn đàn. Ảnh: Đồng Du (LĐO)

Thứ trưởng Bộ TT&TT Hoàng Vĩnh Bảo chỉ đạo diễn đàn. Ảnh: Đồng Du (LĐO)

“Phải có 3 bên tham gia liên minh, báo chí, công nghệ, cơ quan quản lý nhà nước. Với nguồn lực của từng tờ báo để đấu với các nền tảng về bản quyền sẽ không đấu lại, phải dùng vị thế cơ quan quản lý nhà nước. Một tờ báo, trang tổng hợp, website gọi đến xin gỡ, không gỡ một cú điện thoại của cục là gỡ ngay, không gỡ là bị chặn…

Việc phát hiện các xâm phạm bản quyền không phải là vấn đề khó, khó là phần xử lý, ai sẽ xử lý, cần phải am hiểu pháp luật để mà chứng minh yêu cầu gỡ bỏ, phải thành lập bộ phận chuyên nghiệp, có lương, phí để hoạt động…”, ông Lê Quang Tự Do phát biểu.

Đây cũng là ý kiến mà nhà báo Lê Xuân Trung đồng thuận. Theo ông Trung, trước tiên các báo cần chấm dứt lấy nội dung của nhau, ký kết tôn trọng và bảo vệ bản quyền của nhau. Đồng thời với việc tự nguyện, tự giác thực hiện của các cơ quan báo chí tham gia liên minh bảo vệ bản quyền báo chí, các cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan tư pháp “ra tay” thực thi nghiêm luật và các văn bản dưới luật về sở hữu trí tuệ và bản quyền báo chí.

Còn ông Lê Hồng Kỹ (sáng lập viên Trang VietnamBiz), khi nhiều cơ quan báo chí cho rằng trang thông tin điện tử vi phạm nhiều nhất về bản quyền tác phẩm báo chí, thì ông cũng chỉ ra rằng cơ quan mình đi mua và tái xuất bản, nhưng cũng là nạn nhân khi bị các trang khác copy lại.

Từ đó, ông Kỹ đặt vấn đề nên chăng các cơ quan báo chí nên liên minh với nhau bảo vệ bản quyền, đồng thời sẽ có bên thứ 3 kết nối giữa các cơ quan báo chí và cơ quan quản lý nhà nước nhằm phát hiện, xử lý bên vi phạm một cách thống nhất, hiệu quả.

Cam kết không vi phạm lẫn nhau

Phát biểu kết luận và chỉ đạo diễn đàn, Thứ trưởng Bộ TT&TT Hoàng Vĩnh Bảo nêu để giải quyết thực trạng trên thì trước hết các cơ quan báo chí trong nước phải liên kết với nhau thực hiện đúng quy định pháp luật về bản quyền tác phẩm báo chí. Khi thực hiện đúng thì cùng nhau đưa ra các biện pháp để xử lý vi phạm bản quyền xuyên quốc gia đến từ Google hoặc Facebook, trên cơ sở chia sẻ bằng hợp đồng lợi nhuận.

Ngoài ra, Thứ trưởng Hoàng Vĩnh Bảo đề nghị các cơ quan báo chí muốn không để trang thông tin điện tử, mạng xã hội “ăn cắp” bản quyền thì chính bản thân các cơ quan báo chí phải mạnh mẽ cam kết không vi phạm lẫn nhau, bảo vệ lẫn nhau; kịp thời phát hiện, lưu vết, đối chiếu quy định pháp luật và gửi lên cơ quan quản lý nhà nước để xử lý vi phạm.

Phan Thương (Thanh Niên Online)

An Nhiên

Tin khác

Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

(CLO) Trong những ngày tháng diễn ra Chiến dịch Điện Biên Phủ, đã có những bài báo, những bức ảnh ghi lại những khoảnh khắc lịch sử hào hùng, phản ánh chân thực, sinh động nhất về diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ và 56 ngày đêm chiến đấu kiên cường… Những câu chuyện ấy phần nào được kể qua hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam hôm nay.

Nghề báo
Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

(CLO) Chiều 26/4, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức họp báo giới thiệu Cuộc thi ảnh báo chí, nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam và Quốc phòng toàn dân năm 2024.

Nghề báo
Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện nhiều chương trình trọng điểm, phát sóng đa nền tảng trên các kênh và nền tảng số của VTV.

Nghề báo
Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

(CLO) Ngày 26/4, Hội Nhà báo tỉnh Bình Dương đã tổ chức hội nghị học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho gần 100 hội viên, nhà báo đang công tác tại các cơ quan báo chí trong tỉnh.

Nghề báo
Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 77 năm ngày truyền thống Báo Khánh Hòa, ngày 26/4, Báo Khánh Hòa tiếp tục phối hợp với Công ty Cổ phần Nước giải khát yến sào Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”.

Nghề báo