Đã đến thời điểm bước vào ôn luyện chuyên sâu, trọng điểm môn Ngữ Văn

Thứ tư, 12/05/2021 13:16 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo các chuyên gia ngành giáo dục, tháng 5, tháng 6 là quãng thời gian ôn thi tốt nghiệp THPT vào giai đoạn nước rút. Riêng đối với môn Ngữ Văn, học sinh phải thay đổi chiến thuật tập trung ôn chuyên sâu, trọng điểm.

Bám sát cấu trúc đề vì có thay đổi nhỏ

Tiến sĩ Đặng Ngọc Khương – giáo viên Trường THPT Chuyên ngữ cho rằng, để thành công có điểm cao trong kỳ thi tốt nghiệp, thí sinh ôn luyện môn Văn cần đặc biệt lưu ý về cấu trúc đề thi, nội dung và phương pháp ôn tập, kĩ năng làm bài để đạt được điểm số cao nhất.

Theo thầy Đặng Ngọc Khương, cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT hai phần (Đọc hiểu và Làm văn) giống các năm trước, tuy nhiên vẫn có những thay đổi nhỏ. Trong đó, phần Đọc hiểu 4 câu hỏi nhỏ phân theo mức độ: nhận biết – thông hiểu – vận dụng và vận dụng cao.

Hiện nay học sinh đang trong thời gian nước rút ôn thi tốt nghiệp, đối với môn Ngữ Văn nhiều học sinh cảm thấy khó vì mơ hồ (ảnh Trinh Phúc).

Hiện nay học sinh đang trong thời gian nước rút ôn thi tốt nghiệp, đối với môn Ngữ Văn nhiều học sinh cảm thấy khó vì mơ hồ (ảnh Trinh Phúc).

Phần Làm văn gồm hai phần, gồm Nghị luận xã hội (viết đoạn văn) và Nghị luận văn học (viết bài văn)

Khi đi vào chi tiết, học sinh cần có  lưu ý như sau: Ở câu 4 phần Đọc hiểu (vận dụng cao) , 3 năm gần đây thường có xu hướng yêu cầu thí sinh bày tỏ quan điểm, suy nghĩ về một vấn đề nào đó mang tính nghị luận xã hội. Tuy nhiên, câu 4 trong đề tham khảo 2021 lại nghiêng về nghị luận văn học (nhận xét về tình cảm của tác giả đối với miền Trung được thể hiện trong đoạn trích?)

Ở phần Nghị luận văn học (câu 5 điểm), đề 2018, 2019, câu lệnh có 2 vế: vế chính yêu cầu học sinh phân tích, cảm nhận. Vế phụ yêu cầu học sinh từ nội dung phân tích, cảm nhận có thể liên hệ để đưa ra một nhận xét, đánh giá nào đó. Năm 2020, trên tinh thần giảm tải do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid - 19, câu nghị luận văn học chỉ còn 1 vế cảm nhận (không yêu cầu đưa ra nhận xét). Tuy nhiên, trong đề tham khảo năm 2021, kiểu câu hỏi gồm 2 vế đã xuất hiện trở lại (Phân tích hình tượng sông Hương và nhận xét về tính trữ tình trong bút kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường)

Lưu ý về nội dung ôn tập và phương pháp ôn tập

Thầy Khương nhấn mạnh, để làm tốt bài thi môn Ngữ văn trong kì thi Tốt nghiệp THPT yêu cầu học sinh cần có sự đầu tư nghiêm túc và một quá trình ôn luyện tập trung, lâu dài. Tuy nhiên, đến thời điểm nước rút – 2 tháng trước khi thi (tháng 5, tháng 6), về phương diện nội dung, các em cần ôn theo hướng chuyên sâu, trọng điểm.

Cụ thể: Với phần Đọc hiểu, Ngữ liệu tuy không giới hạn, nhưng học sinh nên tập trung vào các vấn đề vừa mang tính thực tiễn, mang ý thời sự, lại vừa có tính triết lí, nhân văn sâu sắc, không nên ôn luyện lan man.

Với làm văn, đặc biệt là phần Nghị luận văn học, học sinh nên tập trung chủ yếu vào nội dung chương trình lớp 12. Nên phân chia mức độ ưu tiên để tập trung vào những tác phẩm chính, quan trọng. Có thể giảm mức độ ưu tiên với những tác phẩm đã ra trong 2 năm gần đây.

Về phương pháp ôn tập, học sinh có thể chia nhỏ đề thi làm 3 phần với thời gian tương ứng để luyện từng ngay cho đỡ áp lực và luyện đề tổng hợp cuối tuần như một bài thi thử. Cụ thể: Luyện từng ngày luân phiên nhau 1 trong 3 phần thi: Đọc hiểu (25 phút), Nghị luận xã hội (25 phút), Nghị luận văn học (60 phút). Thời gian của từng phần khi luyện nên ít hơn thời gian thi thực tế 5 – 10 phút để khi vào làm bài thi thực tế đảm bảo được tốc độ.

Luyện theo tuần: Mỗi tuần 1 bài thi thử. Ngữ liệu đọc hiểu có thể tùy chọn, nhưng phạm vi câu Nghị luận văn học nên bám sát các tác phẩm trọng tâm.

Sau khi làm xong bài luyện, nền nhờ thầy cô chấm và góp ý để kịp thời bổ sung, rút kinh nghiệm. Hãy giữ lại tất cả tập bài luyện đã được góp ý, chỉnh sửa và lấy đó làm đề cương ôn tập.

Song song với việc khoanh vùng nội dung ôn tập chú ý về phương pháp ôn tập, học sinh cũng cần phân tích kĩ đề và đáp án 3 năm trở lại đây để có cách thức và kĩ năng làm bài hiệu quả nhất.

Theo chia sẻ của thầy Khương, việc phân tích kĩ đề thi những năm gần đây và đặc biệt là đề tham khảo năm 2021 sẽ giúp học sinh nhận diện được những kiểu, dạng câu hỏi, cách hỏi quen thuộc, từ đó có hướng ôn luyện phù hợp, tránh lan man, xa rời thực tiễn.

Cùng với việc phân tích kĩ đề thi, học sinh cũng nên quan tâm đến đáp án chính thức của Bộ sau mỗi kì thi để biết được cách thức và nội dung trả lời cho từng câu hỏi, cách thức cho điểm với từng.

Trinh Phúc

Tin khác

Chuyên gia chia sẻ về cách ôn tập và làm bài môn Toán để đạt điểm cao

Chuyên gia chia sẻ về cách ôn tập và làm bài môn Toán để đạt điểm cao

(CLO) Theo đề thi minh họa môn Toán, kiến thức thi vẫn trọng tâm và bám sát cấu trúc đề thi nhiều năm trước, do đó học sinh cần rèn luyện kỹ năng làm bài tránh sai sót.

Giáo dục
Cách để đạt điểm cao môn Ngữ văn kỳ thi tuyển sinh lớp 10 công lập Hà Nội

Cách để đạt điểm cao môn Ngữ văn kỳ thi tuyển sinh lớp 10 công lập Hà Nội

(CLO) Theo chuyên gia, không khó để học sinh đạt điểm 8 môn Ngữ văn, kỳ thi vào lớp 10 công lập tại Hà Nội.

Giáo dục
Bắc Giang: Phát động Cuộc thi Robocon lần thứ nhất, năm 2024

Bắc Giang: Phát động Cuộc thi Robocon lần thứ nhất, năm 2024

(CLO) Mới đây, Cuộc thi Robocon tỉnh Bắc Giang lần thứ nhất, năm 2024 đã được phát động với chủ đề “Khám phá du lịch Bắc Giang”.

Giáo dục
Sắp diễn ra cuộc thi chung kết FSchool Talent Show Hà Nam mùa thứ 2

Sắp diễn ra cuộc thi chung kết FSchool Talent Show Hà Nam mùa thứ 2

(CLO) Vòng Chung kết Cuộc thi Tìm kiếm Tài năng FSchool Talent Show Hà Nam 2024 sẽ diễn ra vào tối ngày 4/5 tới. Đêm thi hứa hẹn sẽ mang tới những tiết mục hấp dẫn, gay cấn và tìm ra chủ nhân xứng đáng cho ngôi vị Quán quân.

Giáo dục
Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tổ chức kiểm tra trực tiếp tại các điểm thi

Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tổ chức kiểm tra trực tiếp tại các điểm thi

(CLO) Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) sẽ thành lập 63 đoàn kiểm tra công tác coi thi tại 63 Sở GD&ĐT.

Giáo dục