Đặc sắc Lễ hội hoa Anh đào - Mai vàng Yên Tử 2019

Chủ nhật, 10/03/2019 09:30 AM - 0 Trả lời

(CLO) Với chủ đề: “Hợp tác - Phát triển - Điểm đến của thành công”, Lễ hội hoa Anh đào - Mai vàng Yên Tử năm 2019 đã được khai mạc tối 9/3, tại Trung tâm Văn hóa Trúc lâm Yên Tử (xã Thượng Yên Công, TP. Uông Bí, Quảng Ninh).

Đây là năm thứ 7 liên tiếp tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Hiệp hội Văn hóa quốc tế Nhật Bản tổ chức Lễ hội hoa Anh đào và lần thứ 3 có sự kết hợp với hoa Mai vàng Yên Tử - loài hoa độc đáo của vùng đất Phật linh thiêng. Riêng đối với TP. Uông Bí, đây là lần thứ 2 địa phương đăng cai tổ chức lễ hội độc đáo này sau 5 lần được tổ chức tại TP. Hạ Long.

Mai vàng Yên Tử - loại hoa độc đáo của vùng đất thiêng Yên Tử. Ảnh: TL

Mai vàng Yên Tử - loại hoa độc đáo của vùng đất thiêng Yên Tử. Ảnh: TL

Lễ hội là một trong những sự kiện ý nghĩa, thể hiện tình cảm, mối quan hệ ngoại giao tốt đẹp giữa Việt Nam và Nhật Bản; tăng cường quan hệ hữu nghị, sự hiểu biết lẫn nhau, đồng thời là cơ hội giao lưu văn hóa, xúc tiến đầu tư phát triển về du lịch, thương mại giữa các doanh nghiệp hai nước.

Tại lễ hội năm nay, số lượng hoa nhiều hơn lễ hội năm trước, với trên 100 cây, 5.000 cành hoa Anh đào (Nhật Bản) và khoảng 200 cây, chậu hoa Mai vàng Yên Tử (Quảng Ninh) cùng nhau khoe sắc, được các nghệ nhân trang trí thành các tiểu cảnh đẹp mắt, sinh động dưới chân Yên Tử, trong không gian của Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm Yên Tử, thuộc Quần thể di tích danh thắng Yên Tử, thu hút rất đông du khách đến thưởng lãm, chụp ảnh lưu niệm.

Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Umeda Kunio và Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Văn Đọc cùng các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Báo Quangninh

Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Umeda Kunio và Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Văn Đọc cùng các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Báo Quangninh

Không gian lễ hội cũng giới thiệu các gian hàng trưng bày và bán các sản phẩm OCOP (tên gọi của chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm) tiêu biểu của tỉnh Quảng Ninh và những gian hàng giới thiệu sản phẩm của Nhật Bản. Mô hình lập thể núi Yên Tử ở thành phố Uông Bí, hòn Trống Mái trên vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) và núi Phú Sĩ (Nhật Bản) được thiết kế trưng bày tại đây tạo thêm điểm nhấn sinh động cho không gian lễ hội, phục vụ nhân dân, du khách.

Ông Umeda Kunio - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam trao cho lãnh đạo TP. Uông Bí những cành hoa Anh đào tươi thắm. Ảnh: Báo Quangninh

Ông Umeda Kunio - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam trao cho lãnh đạo TP. Uông Bí những cành hoa Anh đào tươi thắm. Ảnh: Báo Quangninh

Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Umeda Kunio - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam đã bày tỏ sự ấn tượng trước những thành tựu trong tất cả các lĩnh vực mà tỉnh Quảng Ninh đạt được trong thời gian gần đây. Ông vui mừng khi chứng kiến mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước Việt Nam - Nhật Bản ngày càng trở nên sâu sắc, nhất là khi chứng kiến và tham gia những sự kiện giao lưu văn hóa như hôm nay. Đặc biệt hơn khi 2 năm trở lại đây, Lễ hội hoa Anh đào - Mai vàng Yên Tử được tổ chức tại TP. Uông Bí, quốc hoa của Nhật Bản sánh vai, khoe sắc cùng Mai vàng đặc trưng vùng đất Phật của Quảng Ninh, Việt Nam càng tô điểm thêm hương sắc cho mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp này.

Tiết mục văn nghệ mở màn lễ khai mạc. Ảnh: Báo Quangninh

Tiết mục văn nghệ mở màn lễ khai mạc. Ảnh: Báo Quangninh

Bên cạnh đó, Đại sứ Nhật Bản Umeda Kunio bày tỏ hy vọng, các chương trình, hoạt động tại lễ hội sẽ góp phần thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa tình hữu nghị quốc tế, hợp tác, phát triển Việt Nam - Nhật Bản; lan tỏa những nét đặc sắc của văn hoá Việt Nam - Nhật Bản đến với du khách trong nước, quốc tế.

Và điểm nhấn của lễ khai mạc là chương trình giao lưu nghệ thuật với sự tham gia của nhiều nghệ sỹ Việt Nam và Nhật Bản. Các tiết mục đặc sắc trong chương trình thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa văn hóa hai đất nước; tôn vinh, phát huy tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước Việt - Nhật.

Màn múa đặc sắc của các diễn viên Nhật Bản với trang phục Kimono truyền thống. Ảnh: Báo Quangninh

Màn múa đặc sắc của các diễn viên Nhật Bản với trang phục Kimono truyền thống. Ảnh: Báo Quangninh

Trong 9 ngày diễn ra lễ hội còn có các chương trình giao lưu văn hóa và một số trò chơi dân gian của Việt Nam - Nhật Bản; các hoạt động tham quan Yên Tử và một số tuyến, điểm du lịch trên địa bàn thành phố Uông Bí.

Đặc biệt, với chủ đề: “Hợp tác - Phát triển - Điểm đến của thành công”, lễ hội năm nay cũng là cơ hội xúc tiến thương mại, đầu tư cho các đơn vị, doanh nghiệp của cả Việt Nam và Nhật Bản. Trong khuôn khổ lễ hội, 2 phía Việt Nam - Nhật Bản đã đem đến 24 gian hàng trưng bày, bán các sản phẩm đặc trưng, giới thiệu nét văn hóa đặc sắc của 2 bên. Trong khuôn khổ lễ hội, TP. Uông Bí cũng tổ chức hội nghị trao đổi hợp tác giới thiệu về dịch vụ, du lịch, khoa học - công nghệ với sự tham gia của 200 đại biểu đến từ các doanh nghiệp, đơn vị của Việt Nam  - Nhật Bản

Lễ hội kéo dài 9 ngày, từ 9 đến 17/3, hứa hẹn sẽ mang đến cho người dân, du khách cơ hội trải nghiệm không gian văn hóa Việt - Nhật đặc sắc.

L.V

Tin khác

Tổ chức chiếu phim kỷ niệm các ngày lễ lớn năm 2024

Tổ chức chiếu phim kỷ niệm các ngày lễ lớn năm 2024

(CLO) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa giao Cục Điện ảnh chủ trì, phối hợp với các đơn vị điện ảnh tổ chức Đợt phim kỷ niệm các ngày lễ lớn 30/4, 1/5, 7/5, 19/5 năm 2024.

Đời sống văn hóa
Phố phường Hà Nội rực sắc đỏ trong dịp lễ 30/4 và 1/5

Phố phường Hà Nội rực sắc đỏ trong dịp lễ 30/4 và 1/5

(CLO) Những ngày này, nhiều tuyến phố tại Thủ đô Hà Nội được trang trí rực rỡ cờ hoa, băng rôn để chào mừng 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954- 7/5/2024), 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024).

Đời sống văn hóa
Chuyện người cán bộ công an nặng lòng với kỷ vật chiến tranh

Chuyện người cán bộ công an nặng lòng với kỷ vật chiến tranh

(NB&CL) Hàng ngàn hiện vật quý giá về một thời “mưa bom bão đạn” đã được Thượng tá công an Đào Hà dày công sưu tầm, lưu giữ. Nhưng Đào Hà không dành bộ sưu tập đó cho riêng mình, ông mong muốn chúng mang đến những giá trị văn hóa, lịch sử cho cộng đồng.

Đời sống văn hóa
Trải nghiệm chợ phiên vùng cao giữa Thủ đô dịp nghỉ lễ

Trải nghiệm chợ phiên vùng cao giữa Thủ đô dịp nghỉ lễ

(CLO) Du khách có cơ hội được trải nghiệm những nét văn hóa đặc trưng của một chợ phiên vùng cao ngay tại thủ đô Hà Nội trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay.

Đời sống văn hóa
Khánh thành nhà hát tỉnh Ninh Bình với tổng mức đầu tư 245 tỷ đồng

Khánh thành nhà hát tỉnh Ninh Bình với tổng mức đầu tư 245 tỷ đồng

(CLO) Nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới (2014-2024), UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức lễ khánh thành Nhà hát tỉnh Ninh Bình.

Đời sống văn hóa