Đại biểu Quốc hội: Các bộ luật tố tụng hiện nay không còn phù hợp

Thứ ba, 30/03/2021 16:10 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo đại biểu Nguyễn Duy Hữu (đoàn Đắk Lắk), việc án kéo dài, chậm, chưa được giải quyết kịp thời, một số án bị hủy, sửa, những việc này là lỗi từ quy định của pháp luật. Đó chính là các bộ luật tố tụng hiện nay không còn phù hợp.

Các bộ luật tố tụng hiện nay không còn phù hợp?

Phát biểu trước Quốc hội sáng nay (30/3) liên quan đến các Báo cáo công tác nhiệm kỳ 2016-2021 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, đại biểu Nguyễn Duy Hữu (đoàn Đắk Lắk) cho biết, hiện nay các đại biểu đều kêu rằng án kéo dài, chậm, chưa được giải quyết kịp thời, một số án bị hủy, sửa, những việc này là lỗi từ quy định của pháp luật.

"Đó chính là các bộ luật tố tụng của chúng ta hiện nay không còn phù hợp", đại biểu Hữu nói.

Đại biểu Nguyễn Duy Hữu (đoàn Đắk Lắk).

Đại biểu Nguyễn Duy Hữu (đoàn Đắk Lắk).

Đại biểu Nguyễn Duy Hữu cho biết, ông rất trăn trở và trân trọng kính mong Quốc hội, đặc biệt là Quốc hội khóa XV sẽ nghiên cứu, xem xét để có sửa đổi, bổ sung các luật về tố tụng.

"Tôi lấy ví dụ về một số chế định về hoãn phiên tòa do các đương sự xin hoãn, nguyên đơn, bị đơn xin hoãn. Bây giờ có những vụ án hàng trăm, hàng chục nguyên đơn và bị đơn người ta thay nhau xin hoãn thì đương nhiên vụ án phải kéo dài", ông Hữu nêu ví dụ.

Do đó, ông Hữu đề nghị cần nghiên cứu, xem xét. Hoặc những quy định về người được ủy quyền, người ủy quyền, người đại diện cho đương sự. Bởi vì có những đối tượng đi tù về xong nhận ủy quyền của đương sự, những đối tượng này rất là ngang ngược nhưng đương sự người ta cứ ủy quyền cho ra phiên tòa để giải quyết.

"Người này có đủ tư cách hay không thì tố tụng cũng chưa có quy định, gây rất nhiều khó khăn cho hoạt động của các cơ quan tư pháp", ông Hữu phát biểu.

Vấn đề thứ hai đại biểu Nguyễn Duy Hữu đưa ra đó là liên quan đến việc giám định. Theo ông Hữu, về giám định, nhiều bộ, ngành cũng rất tích cực nhưng cũng có bộ, ngành rất liên tục mà từ chối giám định của tòa, đặc biệt giám định về một số lĩnh vực y tế, ngân hàng, kéo dài rất nhiều.

"Có những vụ án chúng tôi phải giám định gần 1.000 hợp đồng nhưng phải kéo dài hàng năm trời. Đó là điều mà tôi cho rằng, quy định trong tố tụng của chúng ta chưa phù hợp", đại biểu Hữu cho biết.

Cùng với đó, ông Hữu cũng nêu ra vấn đề: "Chúng ta đang nói về thời đại công nghệ 4.0, thế thì bây giờ tất cả những mail, giao dịch của thẩm phán, của thư ký với đương sự có được công nhận hay không? Hay là cấp trên cho rằng, việc đó là không phù hợp quy định của pháp luật, cho nên hủy án".

Đại biểu Nguyễn Duy Hữu cho rằng trên đây là những vấn đề phải nghiên cứu, xem xét tổng thể các luật tố tụng, kể cả về Luật Hành chính, tố tụng hành chính.

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng cho rằng cần phải có một sự quan tâm đặc biệt cho đội ngũ thực hiện công tác tư pháp.

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng cho rằng cần phải có một sự quan tâm đặc biệt cho đội ngũ thực hiện công tác tư pháp.

Phải có 1 cơ chế bảo vệ đội ngũ thẩm phán

Thảo luận tại Quốc hội, đại biểu Nguyễn Duy Hữu cũng kiến nghị với Quốc hội cần nghiên cứu, xem xét sửa đổi luật tổ chức của các cơ quan tư pháp, như là cơ quan điều tra, Cơ quan Viện kiểm sát và tòa án.

"Hiện nay, tòa thì 4 cấp, nhưng xét xử theo 2 cấp, sơ thẩm và phúc thẩm. Hiện tại một số quy định trước đây nó rất là tiến bộ, nhưng hiện tại luật mới này không còn. Ví dụ như, quyền kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm của cấp tỉnh là hiện nay không còn. Chính vì vậy, cho nên án của cấp huyện hiện nay là các tòa cấp cao chưa thể với tới được để kháng nghị. Cho nên, tôi đề nghị Quốc hội cũng xem xét ý này", ông Hữu phát biểu.

Đặc biệt, trong phần thảo luận của mình, ông Hữu cho rằng trong việc sửa đổi luật tổ chức các cơ quan này thì cũng cần phải có những quy định cụ thể về một cơ chế để bảo vệ đối với những người làm công tác tư pháp.

Theo đại biểu Nguyễn Duy Hữu giải thích: Hội đồng Thẩm phán Tòa án Tối cao xét xử 1 vụ án theo trình tự giám đốc thẩm thôi cũng đã áp lực rồi. Nhưng hằng ngày đều phải xét xử những vụ, thậm chí là tử hình, chung thân, rồi nguyên đơn, bị đơn, bên được, bên mất, áp lực rất là nhiều.

"Điện thoại của tôi liên tục là tin nhắn khủng bố, chửi bới, thậm chí có những lời lẽ không thể nào diễn tả được của đương sự nhắn vào và hoặc của bị cáo, thậm chí bị cáo cũng nhắn chửi, đe dọa mình. Cho nên phải có 1 cơ chế như thế nào để bảo vệ đội ngũ này", ông Hữu đề nghị.

Ông Hữu nêu dẫn chứng, có thẩm phán ở Hà Nội đã bị tạt axit, dẫn đến phải mổ mấy chục lần, phải phẫu thuật mấy chục lần. Do đó, ông kiến nghị, phải có một cơ chế như thế nào để bảo vệ đội ngũ này, ngoài việc chế độ, chính sách nhưng về mặt pháp luật cũng phải có cơ chế để bảo vệ.

"Tôi cho rằng nếu chúng ta làm được tốt những việc này thì hoạt động của cơ quan tư pháp trong thời gian tới, đặc biệt là trong nhiệm kỳ tới sẽ có hiệu quả nhiều hơn nữa và tốt hơn nữa, thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với đội ngũ cán bộ này", đại biểu Hữu bày tỏ.

Phát biểu liên quan đến vấn đề chính sách cho đội ngũ thẩm phán đại biểu Lưu Bình Nhưỡng cho rằng cần phải có một sự quan tâm đặc biệt.

"Xin báo cáo với Quốc hội, tôi nói một ví dụ, lương của một nghị sĩ Quốc hội và Bộ trưởng của Australia có 65.000 USD/1 năm nhưng mà lương của một thẩm phán cấp huyện là 75.000 đôla, còn lương của thẩm phán tối cao là 100.000 đôla. Điều đó có nghĩa là gì? Chúng ta đặt ra một vấn đề như thế để chúng ta suy nghĩ", ông Nhưỡng nói.

Đại biểu Trịnh Ngọc Phương (đoàn Tây Ninh).

Đại biểu Trịnh Ngọc Phương (đoàn Tây Ninh).

Liên quan đến nội dung này, đại biểu Trịnh Ngọc Phương (đoàn Tây Ninh) cho biết, khi tìm hiểu mức lương của thẩm phán, tòa án cấp tỉnh, công tác gần 20 năm, thấy rằng, mức lương của họ chỉ tương đương với mức lương của thiếu úy, của lực lượng vũ trang.

"Như vậy, mức lương của thẩm phán sơ cấp ở cấp huyện sẽ thấp hơn nhiều và có tương xứng hay không?", ông Phương nêu câu hỏi.

Ông Phương cho biết, qua tìm hiểu thêm, mức lương thẩm phán đã có nhiều ý kiến nhưng vẫn chưa có sự thay đổi. Mặt khác, theo số liệu thống kê của Báo cáo số 07, tính đến ngày 30/9/2020 là có 6.179 thẩm phán, 6.819 thẩm tra viên.

"Tôi được biết, hiện nay tòa án cấp huyện chỉ có 3 thẩm phán thì cũng kiêm nhiệm luôn là lãnh đạo. Do vậy, nếu tăng lương cho đội ngũ cán bộ này cũng không ảnh hưởng nhiều đến ngân sách nhà nước nhưng sẽ đảm bảo được mục tiêu đặt ra", ông Phương nêu ý kiến.

Quốc Trần

Tin khác

Bài học sâu sắc và sứ mệnh cao cả đối với thế hệ Gen Z

Bài học sâu sắc và sứ mệnh cao cả đối với thế hệ Gen Z

(CLO) Trong bối cảnh thế giới đang phát triển với tốc độ chóng mặt, việc thế hệ Gen Z hiểu và thực hiện trách nhiệm đối với Tổ quốc sẽ là yếu tố quyết định cho sự thành công và bền vững của đất nước. Hào khí 30/4 không chỉ là một kỷ niệm trong quá khứ mà còn là nguồn động viên, khích lệ cho thế hệ trẻ tiếp tục bước đi và xây dựng tương lai tươi sáng cho Việt Nam. Đó chính là sứ mệnh cao cả mà thế hệ Gen Z đang nỗ lực thực hiện.

Tin tức
Hào khí 30/4: Nguồn động viên và cảm hứng cho thế hệ Gen Z để không ngừng phấn đấu, vươn lên

Hào khí 30/4: Nguồn động viên và cảm hứng cho thế hệ Gen Z để không ngừng phấn đấu, vươn lên

(CLO) Một trong những ý nghĩa quan trọng nhất của hào khí 30/4 đối với thế hệ Gen Z là sự tự hào về quốc gia và dân tộc. Việc nhớ lại lịch sử giúp cho thế hệ Gen Z có cái nhìn sâu sắc hơn về giá trị của hòa bình và tự do, đồng thời khuyến khích họ trân trọng những gì họ đang có và sẵn lòng đóng góp cho xã hội.

Tin tức
Lễ Thượng cờ “Thống nhất non sông” tại Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải

Lễ Thượng cờ “Thống nhất non sông” tại Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải

(CLO) Sáng 30/4, tại Kỳ đài ở Khu Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ “Thống nhất non sông” nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), 52 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972-1/5/2024).

Tin tức
Cảnh sát biển Việt Nam và Trung Quốc kết thúc tốt đẹp chuyến tuần tra liên hợp

Cảnh sát biển Việt Nam và Trung Quốc kết thúc tốt đẹp chuyến tuần tra liên hợp

(CLO) Ngày 29/4, Cảnh sát biển hai nước Việt Nam và Trung Quốc đã kết thúc tốt đẹp chuyến tuần tra liên hợp trên vùng biển lân cận đường phân định Vịnh Bắc Bộ lần thứ nhất năm 2024.

Tin tức
Chiến tranh đã kết thúc như thế…

Chiến tranh đã kết thúc như thế…

(NB&CL) 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975 cờ Giải phóng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập. Thời khắc ấy báo hiệu Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã toàn thắng, cũng là thời khắc báo hiệu chiến tranh đã kết thúc. Thời khắc đáng nhớ ấy, nhiều năm sau, vẫn như đọng nguyên trong ký ức của nhiều ký giả quốc tế - những con người đã có cơ may hiếm có được ghi nhận, chứng kiến những biến động một đi không trở lại của lịch sử.

Tin tức