Đại biểu Quốc hội: Chủ tịch Quốc hội phải thể hiện bản lĩnh người dẫn dắt

Thứ tư, 31/03/2021 06:07 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Sinh (đoàn Quảng Trị), đứng trước những vấn đề lớn và khó, Chủ tịch Quốc hội phải thể hiện bản lĩnh người đứng đầu trong dẫn dắt, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước.

Trong nhiệm kỳ qua, với vai trò là Chủ tịch Quốc hội, bà Nguyễn Thị Kim Ngân đã thể hiện trí tuệ, bản lĩnh của người đứng đầu Quốc hội, để lại nhiều dấu ấn trong lòng cử tri và Nhân dân. Đặc biệt, Chủ tịch Quốc hội đã chỉ đạo và tổ chức việc thực hiện công tác đối ngoại của Quốc hội; thay mặt Quốc hội trong quan hệ đối ngoại của Quốc hội; lãnh đạo hoạt động của đoàn Quốc hội Việt Nam trong các tổ chức liên nghị viện thế giới và khu vực đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào.

Với việc miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với bà Nguyễn Thị Kim Ngân, cử tri và Nhân dân cũng đang gửi gắm những kỳ vọng lớn tới người kế nhiệm.

Bên hành lang Quốc hội, phóng viên báo Nhà báo và Công luận đã có cuộc trao đổi với đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Sinh (đoàn Quảng Trị) - Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội.

Đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Sinh (đoàn Quảng Trị) - Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Phó Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ.

Đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Sinh (đoàn Quảng Trị) - Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Phó Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ.

- Thưa ông, Quốc hội đã miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và tiến hành bầu Chủ tịch Quốc hội mới, ông có kỳ vọng như thế nào về nhân sự sẽ được bầu làm người đứng đầu Quốc hội?

Đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Sinh: Đất nước chúng ta có chiều dài lịch sử, chúng ta càng ngày càng tiến bộ; rõ ràng bao giờ cũng kỳ vọng ở những bước tiến, mà rõ ràng tiến càng nhanh thì càng tốt.

Điều quan trọng nhất hiện nay không chỉ ở Quốc hội mà tất cả các tổ chức từ lớn đến nhỏ thì người đứng đầu rất quan trọng. Bất kỳ sinh hoạt ở một hình thức nào thì chế độ thủ trưởng lại càng quan trọng hơn, kể cả ở chế độ tập thể thì người đứng đầu là rất quan trọng, là người chèo lái. Nếu anh chèo đúng hướng thì thuyền đi nhanh, anh biết sử dụng, biết quần tụ lại những người đi cùng hướng chèo thì đúng là thuyền sẽ trôi nhanh, nếu anh không làm được việc đó thì rõ ràng rất khó.

Nếu muốn làm được việc đó, thì anh phải rất giỏi về mặt chuyên môn, rất giỏi về mặt kĩ năng quản trị, anh phải rất có bản lĩnh bởi một vấn đề là đứng càng cao thì vấn đề càng khó bởi có nhiều sức lay giống như cái cây, càng lên đỉnh thì gió càng lay. Vậy rõ ràng phải bản lĩnh, đứng trước một vấn đề như vậy thì bản lĩnh người đứng đầu sẽ dẫn dắt.

Vì vậy, tôi rất hi vọng và tin tưởng Quốc hội ngày càng phát triển thì Chủ tịch Quốc hội ngày càng được trang bị những kiến thức rộng hơn, tư duy sáng hơn, bản lĩnh cao hơn thì rõ ràng Quốc hội sẽ mạnh.

- Theo ông, Chủ tịch Quốc hội mới phải đối mặt với những khó khăn, thách thức nào trong thời gian tới?

Đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Sinh: Tôi cho rằng Quốc hội có 3 nhiệm vụ đó là: Lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.

Bây giờ càng làm luật càng khó, bởi vì sao? Một luật mới ra phải tích hợp với toàn bộ hệ thống các luật cũ. Hiện nay, chúng ta có khoảng 274 Luật. Rõ ràng, hồi xưa thì có 1 luật nó không phải tích hợp với 2, 2 luật phải tích hợp với luật thứ nhất. Bây giờ luật thứ 275 phải tích hợp với 274 luật để nó không bị chồng chéo, mâu thuẫn thì mới tạo ra được hệ thống hành lang pháp luật sao cho đồng bộ, mà cái đấy tôi nghĩ là nó khó.

Nhưng nếu chúng ta có hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ thì không khó bởi vì hiện nay ai cũng nói rằng có IT, có hệ thống dữ liệu về pháp luật nhưng nó mới chỉ là đầu mục, vấn đề là phải liên thông với nhau từ hệ thống luật cho đến các văn bản dưới luật, các Nghị định, các Thông tư thậm chí là các văn bản.

Trong thời gian vừa qua, Kiểm toán trong 5 năm đã phát hiện ra 687 văn bản không phù hợp với pháp luật, thậm chí trái luật, kiến nghị với các cơ quan thì trong khi đó mới sửa được 136 cái. Rõ ràng còn mấy trăm cái đấy hiện nay nó đang “lơ lửng”. Tôi không biết họ kiến nghị đúng hay sai nhưng chắc chắn phải có cơ sở.

Hoặc năm 2020, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam rà soát hệ thống pháp luật và các văn bản dưới luật đưa ra 24 vấn đề, trong đó rà soát lại thì chỉ có 4 vấn liên quan đến luật còn lại 20 vấn đề liên quan đến các văn bản dưới luật. Thế thì rõ ràng nếu có hệ thống công nghệ rà soát thì không có sự chồng chéo. Đấy là vấn đề khó khăn thứ nhất.

Vấn đề khó khăn thứ hai là, vấn đề giám sát: Ai cũng nói rằng là làm đúng, chủ trương 1 giải pháp 10, hành động phải gấp nhiều lần như thế nhưng để làm việc đó người ta không làm thì phải giám sát mà kể cả Chính phủ cũng như vậy.

Giám sát trong thời gian vừa qua, Quốc hội đã làm, Chính phủ cũng làm nhưng tôi cho rằng là cần phải dành thời gian nhiều hơn. Ví dụ như vừa rồi, cũng đã đi giám sát hệ thống văn bản pháp luật. Giám sát có rất nhiều loại trong đó có giám sát các báo cáo qua các kỳ, giám sát hệ thống văn bản đã ban hành, giám sát kết quả thực hiện. Tôi cho rằng một trong những giám sát rất quan trọng đó là giám sát hệ thống văn bản như tôi đã nói thì phải làm.

Vấn đề thứ ba là, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước: Từ vấn đề phân bổ nguồn lực theo kế hoạch 5 năm, kế hoạch về ngân sách tài chính, đầu tư công… sau rồi quyết định hằng năm đảm bảo làm sao phân bổ nguồn lực cho nó đúng và trúng.

Cùng với đó, phải giám sát tiếp những vấn đề còn đang tồn đọng của các nhiệm kỳ trước như 12 đại dự án, bây giờ phải khắc phục. Vừa rồi, Chính phủ báo cáo có 3 dự án được ra, vậy 9 dự án còn lại sẽ như thế nào?

Tôi vừa được họp phiên trước kỳ họp, còn 5 năm dự án hiện nay còn đang cãi nhau giữa chủ đầu tư và các nhà thầu là chưa có hồi kết. Vậy những việc đó là những việc Quốc hội đã giám sát nhưng cái quan trọng nữa là Chính phủ phải tổ chức thực hiện thật nhanh bởi những dự án càng để thì càng thiệt hại, càng để thì càng tổn thất.

- Vậy theo ông, trước những khó khăn, thách thức thì Chủ tịch Quốc hội phải làm như thế nào?

Đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Sinh: Tôi cho rằng là, Quốc hội làm theo chế độ Hội nghị và lãnh đạo Quốc hội thì làm theo chế độ tập thể nhưng vai trò người đứng đầu là rất quan trọng. Rõ ràng những việc này thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) phải đưa ra Quốc hội những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền của Quốc hội. Còn những vấn đề thuộc UBTVQH thì UBTVQH phải tiến hành. Người đứng đầu là người phải dẫn dắt, đưa ra chương trình nghị sự và quyết định những vấn đề thuộc thẩm quyền.

Thời gian tới thì đúng còn rất nhiều thách thức. Đặc biệt, tình hình thế giới là như vậy, tình hình kinh tế, chính trị, dịch bệnh… trong nước của chúng ta cũng vô cùng khó khăn mà có những diễn biến mà không lường trước được.

Chúng ta có một thách thức rất quan trọng nữa suy cho đến cùng đó là năng suất lao động còn rất thấp mặc dù có bước tiến. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn xếp ở mức thấp trên bản trên bản đồ thế giới. Chúng ta phải nhìn nhận như vậy để chúng ra có bước tiến. Vậy Quốc hội, Chính phủ cần đi đúng hướng, đặt ra câu hỏi làm gì để vượt qua khó khăn như vậy.

Xin cảm ơn ông!

Ngày 30/3, Quốc hội đã tiến hành miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử Quốc gia đối với bà Nguyễn Thị Kim Ngân.

Ngay sau đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã trình nhân sự để Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia.

Nhân sự được giới thiệu là ông Vương Đình Huệ, hiện là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP Hà Nội.

Trước đó, ngày 18/3, tại Hội nghị hiệp thương lần thứ 2 bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, phương án nhân sự Chủ tịch Quốc hội đã được trình, và ông Vương Đình Huệ được giới thiệu ứng cử ở khối Quốc hội.

Quốc Trần

Tin khác

Truy điệu 2 cán bộ kiểm lâm hy sinh khi làm nhiệm vụ chữa cháy rừng ở Hà Giang

Truy điệu 2 cán bộ kiểm lâm hy sinh khi làm nhiệm vụ chữa cháy rừng ở Hà Giang

(CLO) Ngày 28/4, tại Nhà tang lễ thành phố Hà Giang, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hà Giang cùng các gia đình tổ chức lễ tang, lễ truy điệu 2 cán bộ kiểm lâm đã anh dũng hy sinh khi làm nhiệm vụ chữa cháy rừng. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Quốc Trị dự lễ truy điệu.

Tin tức
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giao thông tới đâu, người dân hưởng lợi tới đó

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giao thông tới đâu, người dân hưởng lợi tới đó

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, thực tiễn cho thấy, giao thông phát triển đến đâu sẽ tạo ra giá trị mới, mở ra không gian phát triển mới đến đó.

Tin tức
Hợp luyện toàn bộ khối diễu binh, diễu hành Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hợp luyện toàn bộ khối diễu binh, diễu hành Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Ngày 28/4, tại sân vận động tỉnh Điện Biên, toàn bộ 51 khối tham gia diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đã tiến hành hợp luyện lần đầu tiên.

Tin tức
Thủ tướng Phạm Minh Chính thị sát, kiểm tra công tác ứng phó khô hạn trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

Thủ tướng Phạm Minh Chính thị sát, kiểm tra công tác ứng phó khô hạn trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

(CLO) Ngày 28/4, trong chương trình công tác tại Ninh Thuận, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi thị sát, tìm hiểu tình hình hạn hán, kiểm tra công tác ứng phó khô hạn trên địa bàn tỉnh, khảo sát việc vận hành hệ thống thủy lợi Tân Mỹ, thăm hỏi, động viên người dân bị ảnh hưởng bởi hạn hán.

Tin tức
Hiện thực hóa quy hoạch, tạo khí thế, động lực mới cho phát triển tỉnh Ninh Thuận

Hiện thực hóa quy hoạch, tạo khí thế, động lực mới cho phát triển tỉnh Ninh Thuận

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ: Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp đã nói thì phải làm, đã cam kết thì phải thực hiện, đã thực hiện thì phải có kết quả thực chất, cân - đong - đo - đếm và lượng hóa được; góp phần hiện thực hóa Quy hoạch tỉnh, tạo khí thế, động lực mới cho phát triển tỉnh Ninh Thuận.

Tin tức