Đại dự án làm ‘nghèo’ Hà Tĩnh vừa bị khởi tố: "Khai tử" trước lúc "khai sinh"

Thứ tư, 06/05/2020 11:04 AM - 0 Trả lời

(CLO) Dự án nhà máy liên hợp gang thép được khởi công xây dựng một thời gian ngắn đã bị bỏ hoang, lãng phí nguồn lực nhà nước và ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân. Mới đây, Công an tỉnh Hà Tĩnh đã khởi tố vụ án hình sự gây thất thoát cho các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh này.

Dự án đầu tư nhà máy liên hợp gang thép như đống sắt gỉ, thiết bị quăng lăn lóc khắp nơi, nhà cửa bỏ hoang lâu ngày...

Dự án đầu tư nhà máy liên hợp gang thép như đống sắt gỉ, thiết bị quăng lăn lóc khắp nơi, nhà cửa bỏ hoang lâu ngày...

Thất thoát tài sản từ dự án nghìn tỷ, ai chịu trách nhiệm?

Dự án đầu tư nhà máy liên hợp gang thép công suất 50.000 tấn/năm do Công ty Cổ phần gang thép Hà Tĩnh làm chủ đầu tư được khởi công xây dựng từ ngày 16/6/2007 tại “khu đất vàng” rộng gần 25 ha tại một Khu Kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh).

Dự án có tổng mức đầu tư 2.115 tỷ đồng (sau điều chỉnh). Đây là một trong những dự án nghìn tỷ đầu tiên tại Hà Tĩnh, vì thế nhà máy này được tỉnh hết sức kỳ vọng và tạo mọi điều kiện thuận lợi trong quá trình đầu tư.

Ngày khởi công, lãnh đạo nhà máy đưa ra kế hoạch rất hoành tráng, từ tháng 7/2008 đến tháng 8/2010 lắp đặt toàn bộ dự án. Tháng 2-2010 lắp đặt dây chuyền thêu kết (luyện gang - giai đoạn 1). Cuối năm 2010 sản xuất thử phôi thép thương phẩm và trước đó là sản xuất gang thỏi thương phẩm. Tuy nhiên, tiến độ thực hiện dự án lại đi ngược với những cam kết ban đầu của chủ đầu tư.

Thời gian đầu, Công ty đã có nhiều nỗ lực và quyết tâm triển khai dự án, tiến độ xây lắp công trình ở mức khá nhanh. Tuy nhiên từ tháng 5/2009 thì thi công cầm chừng. Từ cuối năm 2010 dự án dừng hẳn việc thi công xây dựng. Tính đến 7/2014, tiến độ dự án chậm gần 4 năm so với tiến độ tại giấy chứng nhận đầu tư được cấp.

Theo báo cáo của Công ty CP Gang thép Hà Tĩnh, trước khi dừng thi công, giá trị khối lượng thực hiện đã đạt trên 1.200 tỷ đồng, bằng khoảng 60% giá trị khối lượng công việc của dự án; vốn giải ngân trên 1.000 tỷ đồng, trong đó vốn tự có 298,5 tỷ đồng và vốn vay các ngân hàng hơn 707 tỷ đồng (vốn vay từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam chiếm tỷ lệ lớn nhất, khoảng 80%).

Tuy nhiên, từ khi được các ngân hàng rót vốn, dự án vẫn không có thêm tiến triển đáng kể nào. Trong thời gian 2010 – 2015, công trình vẫn nằm im lìm trên khu đất ngay ngã ba Vũng Áng. Để tránh mất cắp vật liệu, chủ đầu tư đã điều khoảng 20 bảo vệ túc trực xung quanh khuôn viên nhà máy.

Từ khi dự án có dấu hiệu chậm tiến độ, UBND tỉnh Hà Tĩnh cùng các sở, ngành và các ngân hàng cho vay vốn đã phối hợp với chủ đầu tư nhằm tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn để tái khởi động dự án. Đặc biệt, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức nhiều cuộc làm việc và ban hành rất nhiều văn bản chỉ đạo giải quyết các kiến nghị và đôn đốc chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ dự án và Chủ đầu tư cũng đã có rất nhiều văn bản hồi đáp, cam kết hoàn thành việc thi công lần lượt từ 2011, 2012, 2013 và đến 2014.

Ai sẽ chịu trách nhiệm về số tiền thất thoát liên quan đến đại dự án này?

Ai sẽ chịu trách nhiệm về số tiền thất thoát liên quan đến đại dự án này?

“Cực chẳng đã”, ngày 29/7/2015, BQL KKT Hà Tĩnh đã quyết định chấm dứt hoạt động, thu hồi giấy chứng nhận đầu tư dự án nhà máy liên hợp gang thép công suất 50.000 tấn/năm. Nguyên nhân của sự ngừng trệ đầu tư mà theo báo cáo từ phía doanh nghiệp là thiếu hụt vốn nghiêm trọng nhất là vốn tự có (các cổ đông không góp đủ vốn như cam kết ban đầu) và vốn vay dài hạn cũng thiếu nguồn do các ngân hàng không cho vay bổ sung.

Sau hơn hai năm thu hồi giấy phép đầu tư, Dự án đầu tư nhà máy liên hợp gang thép công suất 50.000 tấn/năm giờ đây không khác gì đống sắt gỉ, thiết bị quăng lăn lóc khắp nơi, nhà cửa bỏ hoang lâu ngày tạo nên một cảnh tượng hoang tàn.

Được biết, đến thời điểm hiện nay, các ngân hàng cho vay vẫn chưa tìm ra giải pháp hữu hiệu nào để thu hồi vốn và hơn 700 tỷ đồng được các ngân hàng “đổ” vào đây vẫn đang nằm bất động cùng với sự im lặng của các ngân hàng.

Công an Hà Tĩnh đã khởi tố vụ án hình sự gây thất thoát cho các tổ chức tín dụng

Công an Hà Tĩnh đã khởi tố vụ án hình sự gây thất thoát cho các tổ chức tín dụng

Do chủ đầu tư không có khả năng trả nợ, cuối năm 2018, Chi cục thi hành án dân sự thị xã Kỳ Anh phối hợp với các đơn vị liên quan cưỡng chế, kê biên toàn bộ tài sản, công trình phục vụ cho việc xây dựng nhà máy thép để phát mại, trả lại tiền cho các ngân hàng.

Ngày 26/4/2019, Công ty đấu giá hợp danh Hồng Lĩnh (đóng tại Hà Tĩnh) tổ chức buổi đấu giá tài sản nhà máy thép Vạn Lợi theo hợp đồng với Chi cục thi hành án dân sự thị xã Kỳ Anh.

23 hồ sơ gửi đến tham gia cuộc đấu giá với mức khởi điểm hơn 108 tỷ đồng. Đại diện các ngân hàng, nhà chức trách địa phương được mời chứng kiến. Hình thức đấu giá bỏ phiếu trực tiếp, bước giá của mỗi vòng là 300 triệu đồng.

Sau 11 vòng, khách hàng Nguyễn Minh Hoàng Phương Vũ, Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển kho bãi Nhơn Tân (đóng tại Bình Định) là người trúng đấu giá với giá hơn 205 tỷ đồng.

Liên quan đến dự án này, Công an đã khởi tố vụ án, nhiều người cho rằng những dự án này đang góp phần làm “nghèo thêm” một tỉnh vốn đã nghèo. Dư luận đang quan tâm là món tiền mà các ngân hàng rót vào “đại” dự án nhưng nay chỉ mới thu hồi được hơn 200 tỷ đồng, vậy con số thất thoát trên 1.000 tỷ đồng này trách nhiệm thuộc về ai?

Trần Phong

Tin khác

Triệt phá đường dây tội phạm rửa tiền, chuyển tiền trái phép quy mô lớn

Triệt phá đường dây tội phạm rửa tiền, chuyển tiền trái phép quy mô lớn

(CLO) Ngày 27/4, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh thông tin, vừa triệt phá một đường rửa tiền, vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới với quy mô lớn.

Vụ án
Công an cảnh báo 'bẫy' rủi ro khi bán, cho thuê tài khoản ngân hàng

Công an cảnh báo "bẫy" rủi ro khi bán, cho thuê tài khoản ngân hàng

(CLO) Theo Công an TP Hà Nội, thời gian gần đây, tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng đang diễn biến phức tạp với nhiều thủ đoạn mới rất tinh vi.

Vụ án
Bắt khẩn cấp đối tượng 'nổ' cán bộ Nhà nước để lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Bắt khẩn cấp đối tượng "nổ" cán bộ Nhà nước để lừa đảo chiếm đoạt tài sản

(CLO) Để "đánh bóng”, tạo niềm tin, uy tín với các cá nhân, tổ chức, Trần Hữu Minh đã "nổ" là cán bộ Bộ Quốc phòng với cấp bậc Đại tá, hưởng lương Thiếu tướng và là Tổ trưởng Tổ công tác đặc biệt của Ban Bí thư Trung ương Đảng; cán bộ Văn phòng Chính phủ; cán bộ Thanh tra Chính phủ,…

Vụ án
Triệt phá đường dây buôn ma túy liên tỉnh, thu giữ nhiều súng đạn

Triệt phá đường dây buôn ma túy liên tỉnh, thu giữ nhiều súng đạn

(CLO) Lê Huy Quỳnh trực tiếp mua ma túy từ Hà Nội về, sau đó chia nhỏ để tiêu thụ tại các huyện, thành phố trong tỉnh. Mọi giao dịch mua, bán thông qua các trang mạng xã hội. Sau khi giao dịch hoàn thành, các đối tượng xóa mọi thông tin liên lạc.

Vụ án
Nghi án bác sĩ giết người, phân xác phi tang ở Đồng Nai

Nghi án bác sĩ giết người, phân xác phi tang ở Đồng Nai

(CLO) Do mâu thuẫn cá nhân, nghi phạm đã ra tay sát hại nạn nhân rồi phân xác bỏ nhiều nơi nhằm phi tang, che giấu hành vi phạm tội.

Vụ án