“Dăm hôm lại đau tim một lần...”

Thứ năm, 22/12/2016 10:25 AM - 0 Trả lời

Các cây bút văn hóa để lại ấn tượng mạnh với đồng nghiệp về lối viết cuốn hút, bình luận sắc sảo và thực sự được gọi là cây bút văn hóa không nhiều. Nhà báo Phạm Thanh Hà (Hà Phạm) là một trong số ít đó....

(NBCL) Các cây bút văn hóa để lại ấn tượng mạnh với đồng nghiệp về lối viết cuốn hút, bình luận sắc sảo và thực sự được gọi là cây bút văn hóa không nhiều. Nhà báo Phạm Thanh Hà (Hà Phạm) là một trong số ít đó. Từ những năm 2000 chị đã được chú ý với bút danh remote Camera ở tờ Thể thao & Văn hóa và suốt 7 năm qua chị được xem là linh hồn của tờ Thời nay, giờ đây chị "bén duyên" với tạp chí Phụ nữ mới. Hà Phạm tâm sự: “Ngần ấy năm làm phóng viên văn hóa văn nghệ, mình “lăn” vào công cuộc bảo vệ di tích, mất ăn mất ngủ vì một cái tượng sắp hỏng; “lăn” xuống Ninh Bình chỉ để tìm khắp làng đá cái cột Chùa Dạm ( phiên bản thôi nhưng quý) bị vứt đi, cứ dăm hôm lại đau tim một lần việc cơi nới chùa này, phá dỡ đền kia...”.

nb-hapham

Con người, nhân danh tiện nghi, sẽ phá hỏng rất nhiều không gian tâm linh + Đằng sau những bài báo của chị là rất rất nhiều những cảm xúc, những trải nghiệm về cách mà xã hội đang đối xử với di sản,để đến giờ, câu chuyện đau tim như chị nói nó diễn ra còn nhiều hơn mỗi ngày? - Ngần ấy năm làm phóng viên văn hóa cũng là ngần ấy năm chúng tôi hiểu thế nào là những dự án trùng tu. Cách mà xã hội đã và đang ứng xử với di sản, di tích luôn là điều làm tôi, hay nhiều đồng nghiệp khác cảm thấy bất lực. Chỗ nào có di tích, di sản, là người ta nghĩ đến chuyện khai thác. Con người, nhân danh tiện nghi, sẽ phá hỏng rất nhiều không gian tâm linh chứ không chỉ không gian theo nghĩa bình thường. + Đã có khá nhiều di sản được gìn giữ hơn, yêu mến hơn thông qua sự vào cuộc khá tâm huyết của nhiều thế hệ nhà báo. Theo chị, thì bao nhiêu phần trăm các di sản được bảo vệ, so với tổng số các bài viết chị và đồng nghiệp quyết tâm đeo bám để bảo vệ? - Chúng tôi cũng đeo bám, bảo vệ di tích- di sản, như bạn nói, nhưng con số đó quả thật không đáng kể. Mà giả sử có bảo vệ được trong một thời gian ngắn ngủi nào đấy, thì cũng chỉ ít năm thôi, lại có những dự án trùng tu mới. Cho nên cảm giác cuối cùng của tôi là bất lực. Vi phạm đúng là tăng theo cấp số nhân. Tôi có một quãng thời gian rất dài là phóng viên viết về văn hóa văn nghệ, từ trước những năm 90 của thế kỷ 20, và nói thật là tôi không thể nhớ hết những lần chứng kiến các vụ vi phạm di tích ở khắp nơi, đình, đền, chùa... ha-pham Bạn thử vào Google và tìm mấy chữ “Di tích kêu cứu” xem, 0,38 giây có 23.000 kết quả. Những vụ kêu cứu ấy bao gồm cả sự thờ ơ bỏ mặc lẫn việc nhân danh trùng tu để làm biến dạng một di tích. Tôi cũng khóc thật một lần vì nhìn thấy cột đá Chùa Dạm, vẫn biết là phiên bản, nhưng thân thuộc bởi đã tồn tại rất lâu ở trong khuôn viên Bảo tàng Mỹ thuật quốc gia, bị vứt trỏng chơ giữa một bãi đá ở Ninh Bình, chỉ để bị thay bằng một cột đá giông giống như vậy, vuông thành sắc cạnh và mãi không chịu mọc rêu... Rồi cũng có lúc bật cười nhìn cái thành Nhà Mạc ở Tuyên Quang tự dưng trở thành cái lò gạch.
Các nhà báo không làm hết được những việc cần làm đâu + Các nhà báo ngoài việc tác động tới các bộ ngành, cảnh báo tới người dân, những người làm di sản hay hỗ trợ tổ chức hội thảo, chuyên đề, ra sách, ra triển lãm... dường như cũng đã làm hết những gì có thể làm được, thưa chị? - Các nhà báo không làm hết được những việc cần làm đâu, dù rất muốn. Tôi xin nhắc với bạn vị trí của những tin văn hóa, cũng như vai trò của phóng viên làm văn hóa, trong một tòa soạn. Nó chẳng là gì cả. Bạn chỉ có thể viết rằng “Di tích đang kêu cứu”, bạn không quyết định được việc ai sẽ cứu di tích. Những người muốn cứu có thể không có tiền, còn những người có tiền thì nhìn di tích theo cách của họ sẵn sàng xây mới để bảo vệ hoặc sẵn sàng đập đi để xây mới các khác. Viết, tổ chức hội thảo, triển lãm, tổ chức chuyên đề..., cũng chẳng ăn thua khi ý thức người dân, đặc biệt là ý thức chính của những người làm văn hóa, dường như ngày càng tồi tệ. nb-ha-pham

+ Trước thực trạng kêu cứu của di sản, tại sao chị- một người theo tôi là rất am hiểu di sản, người có kinh nghiệm quá nhiều trong bảo vệ, nhìn nhận đúng về di sản- không đứng ra thành lập hội những nhà báo bảo vệ di sản? Biết đâu sẽ có nhiều hoạt động và nhiều tiếng nói để thực sự cứu được di sản quý giá của Việt Nam?

- Bạn hỏi sao không lập ra Hội những nhà báo bảo vệ di sản. Vào những năm 90 của thế kỷ trước, cũng đã có một câu lạc bộ những nhà báo viết về văn hóa ở Hà Nội, (hình như bây giờ cũng có một diễn đàn các nhà báo viết về văn hóa). Dạo ấy chúng tôi có lần quyết bảo vệ Hồ Gươm, khi một ngôi nhà cao tầng mọc lên ở đây. Bắt đầu từ nhà Bưu điện rất xấu, đến Tòa Thị chính, ngôi nhà Hàm cá mập... Hàng trăm bài báo khi ngôi nhà bây giờ là Bảo Minh chuẩn bị mọc lên. Thế rồi bạn thấy đấy, Hồ Gươm bây giờ ra sao, đầy những nhà cao tầng. Vấn đề chỉ là thời gian thôi. Tôi ý thức sự bất lực của những phóng viên văn hóa từ lâu rồi.

+ Cám ơn chị!

Hằng Nga (Thực hiện)

Tin khác

Người phóng viên chiến trường Ngọc Đản và những ký ức khó quên

Người phóng viên chiến trường Ngọc Đản và những ký ức khó quên

(NB&CL) “Đối với chúng tôi, những năm tháng làm phóng viên chiến trường là thời gian ghi lại những ký ức hào hùng của dân tộc và cũng là thời gian tích lũy kinh nghiệm, hiểu biết về nghề làm báo, viết báo. Thật tự hào mỗi khi vào lại Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh, tôi lại đắm chìm trong nỗi nhớ ngày 30/4/1975”- Nhà báo Đậu Ngọc Đản - người phóng viên miền Bắc đầu tiên có mặt tại Dinh Độc Lập 30/4/1975, sau 50 năm, vẫn xúc động khi trò chuyện về những năm tháng lịch sử.

Nghề báo
Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

(CLO) Trong những ngày tháng diễn ra Chiến dịch Điện Biên Phủ, đã có những bài báo, những bức ảnh ghi lại những khoảnh khắc lịch sử hào hùng, phản ánh chân thực, sinh động nhất về diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ và 56 ngày đêm chiến đấu kiên cường… Những câu chuyện ấy phần nào được kể qua hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam hôm nay.

Nghề báo
Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

(CLO) Chiều 26/4, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức họp báo giới thiệu Cuộc thi ảnh báo chí, nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam và Quốc phòng toàn dân năm 2024.

Nghề báo
Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện nhiều chương trình trọng điểm, phát sóng đa nền tảng trên các kênh và nền tảng số của VTV.

Nghề báo
Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

(CLO) Ngày 26/4, Hội Nhà báo tỉnh Bình Dương đã tổ chức hội nghị học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho gần 100 hội viên, nhà báo đang công tác tại các cơ quan báo chí trong tỉnh.

Nghề báo