Đắng cay phận nữ làm môi giới bất động sản

Chủ nhật, 07/03/2021 13:55 PM - 0 Trả lời

(CLO) Mặc dù thu nhập hàng tháng lên tới 30 triệu - 40 triệu đồng/tháng, song nhiều chị em hoạt động trong ngành môi giới bất động sản vẫn chịu sự bỉ bôi của bạn bè, gia đình, thậm chí cả chồng vì.... không cùng “đẳng cấp”.

Thu nhập cao nhưng nhà chồng ... không ưa

Từ trước tới nay, nhiều người vẫn có quan điểm, nghề môi giới bất động sản chỉ dành cho nam giới. Điều này đúng, nhưng không hoàn toàn chính xác.

Ghi nhận tại một số công ty môi giới bất động sản, hầu hết nhân viên môi giới đều là nam giới, chiếm tới 70% - 80% toàn quân số. Trong khi đó, nữ giới chỉ chiếm thiểu số trong ngành này.

Ghi nhận tại một số công ty môi giới bất động sản, hầu hết nhân viên môi giới đều là nam giới, chiếm tới 70% - 80% toàn quân số. (Ảnh minh họa)

Ghi nhận tại một số công ty môi giới bất động sản, hầu hết nhân viên môi giới đều là nam giới, chiếm tới 70% - 80% toàn quân số. (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, nữ giới đi làm nghề môi giới ngày càng nhiều và ngày càng có nhiều người thành công nhờ ngành này. Dù vậy, khác với cánh “mày râu”, phụ nữ làm nghề môi giới bất động sản chịu rất nhiều điều tiếng, thậm chí có người bị chính bạn bè, người thân của mình khinh rẻ.

Chị Nguyễn Thu Giang (SN 1990, quê Quảng Ninh), một nữ môi giới bất động sản chuyên nghiệp, đã có gần 8 năm kinh nghiệm với nghề tâm sự: Nghề môi giới bất động sản không cần bằng cấp, có người chỉ học hết lớp 12, cũng có trường hợp cá nhân môi giới chỉ học đến lớp 9, cộng trừ nhân chia chưa chắc đã thành thạo.

“Chính vì vậy, nhiều người, thậm chí có cả bố mẹ mình mới có cái nhìn không tốt về nghề môi giới. Họ cho rằng, chỉ có người không có ăn học, thất nghiệp mới đi làm nghề môi giới”, chị Giang đắng cay chia sẻ.

Năm 24 tuổi, chị Giang lên xe hoa với một người đàn ông Hà Nội “xịn”, hơn chị gần 10 tuổi. Gia đình chồng chị 3 đời làm công chức, hầu hết đều làm trong ngành điện.

Khi biết chị làm nghề môi giới bất động sản, gia đình chồng thường nói bóng, nói gió nghề nghiệp của chị. Bố mẹ chồng bỉ bôi, chê nghề nghiệp của chị không cùng “đẳng cấp” với họ.

Chị Giang chia sẻ: Làm nghề môi giới bất động sản thu nhập không ổn định, tháng nhiều, tháng thấp, tùy thuộc vào sản phẩm bán được trong tháng. Nếu gặp may, có tháng thu nhập lên tới cả trăm triệu đồng, nhưng có tháng chỉ vài triệu đồng.

“Bình quân mỗi tháng cũng được 30 triệu - 40 triệu đồng, trong khi chồng làm công chức, lương 8 triệu đồng/tháng. Dù vậy, vẫn bị chồng “chê” nghề nghiệp lông bông, không có tính ổn định”, chị Giang nói.

Tương tự, chị Hải Yến (SN 1994), một nữ môi giới khác tại Hà Nội cho rằng, nữ giới đi làm nghề môi giới thường môi giới chịu rất nhiều điều tiếng.

Bản thân chị Hải Yến, vốn là cử nhân ngành kinh tế, của trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội. Ra trường, chị được nhận ngay vào làm cho một chi nhánh ngân hàng.

Sau 3 năm ngắn bó với ngành ngân hàng với mức lương 10 triệu đồng/tháng, chị xin nghỉ việc và chuyển sang làm môi giới bất động sản. Tuy nhiên, quyết định này vấp phải sự phản đối của bố mẹ.

“Khi biết mình nghỉ việc ở ngân hàng và chuyển sang làm môi giới bất động sản, bố mẹ mình bảo tốn nhiều tiền bạc cho mình đi học, ra trường làm lại nghề “buôn lưỡi, bán nước bọt”, như vậy là phụ công bố mẹ. Dù tốn nhiều thời gian thuyết phục, nhưng cho tới nay họ vẫn chưa có cái nhìn đúng với nghề môi giới”, chị Yến nói.

Nữ giới và những cạm bẫy trong nghề môi giới bất động sản

Bất cứ ngành nghề nào đều có mặt tốt và mặt trái, dù là nam hay nữ khi lựa chọn nghề nghiệp cũng đều phải chấp nhận thử thách trong công việc.

Nữ giới làm môi giới bất động sản phải có bản lĩnh để vượt qua những lời gạ tình khiếm nhã.

Nữ giới làm môi giới bất động sản phải có bản lĩnh để vượt qua những lời gạ tình khiếm nhã.

Bà Hoàng Ý Lan, Phó giám đốc phụ trách bán hàng của Công ty TNHH Địa ốc H.L.M cho biết, mặt tốt của nghề môi giới là không cần bằng cấp, nhưng lại có thu nhập cao đến rất cao.

Tuy nhiên, mặt trái của nghề môi giới chính là việc thu nhập không ổn định, thời gian làm việc không cố định và dễ bị tổn thương, khi bị khách hàng xúc phạm.

Với tư cách là một phụ nữ hoạt động trong ngành bất động sản, bà Lan hơn ai hết hiểu được nỗi khổ của nữ giới làm trong ngành môi giới bất động sản.

Bà Lan nói: Ngay ở thời hiện đại, phụ nữ Việt Nam khi đã lấy chồng vẫn bị tâm lý “nữ công gia chánh” hoặc “trọng nam khinh nữ” trói buộc. Trong khi nam giới, được tự do đi làm những điều mình thích, thì nữ giới vừa phải chăm sóc gia đình, vừa phải ra ngoài, bươn chải làm việc.

Với nghề môi giới bất động sản, phụ nữ không được lựa chọn ngày, giờ làm việc. Bất kỳ khi nào có khách, dù nắng, hay mưa, chị em vẫn phải tự chạy xe máy hàng chục cây số để đến tận nơi tư vấn cho khách.

Nhớ lại thời điểm với vào nghề, bà Lan nói: “Có những lúc, mải tư vấn cho khách về muộn, quá giờ đón con cũng phải chịu. Chứ nghĩ đến cảnh con khóc đòi mẹ, là vừa đi vừa khóc. Nếu có chồng thông cảm thì tốt, nhưng nếu chồng không hiểu thì phải cắn răng chịu đựng”.

Ngoài ra, bà Lan chia sẻ: Trong nghề môi giới bất động sản, phụ nữ có lợi thế hơn nam giới về ngoại hình, dễ tiếp cận khách hàng hơn. Trong ngành này, phụ nữ dễ tạo thiện cảm với khách hàng.

Tuy nhiên, lợi thế này cũng phát sinh ra nhiều vấn đề khó tránh khỏi. Trong đó, vấn nạn “gạ tình” hay bị khách hàng nam chọc ghẹo là chuyện bình thường và thường xuyên xảy ra.

“Tôi từng gặp rất nhiều trường hợp, nữ nhân viên môi giới bị chính khách hàng gạ tình. Thậm chí, có người còn nhắn tin thẳng thừng, phải cho quan hệ tình dục, mới quyết định có ký hợp đồng hay không. Chuyện này xảy ra như cơm bữa, nên người phụ nữ làm nghề này cần phải có bản lĩnh, biết cách từ chối khi có những lời đề nghị khiếm nhã”, bà Lan giãi bày.

Lâm Vũ

Tin khác

Việc Mỹ tịch thu tài sản của Nga sẽ đẩy nhanh quá trình phi đôla hóa

Việc Mỹ tịch thu tài sản của Nga sẽ đẩy nhanh quá trình phi đôla hóa

(CLO) Bloomberg đưa tin, dẫn lời một cựu quan chức của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), việc "vũ khí hóa" đồng đô la Mỹ thông qua việc tịch thu các tài sản bị đóng băng của Nga có thể thúc đẩy toàn cầu xa lánh đồng bạc xanh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ấn Độ nhập thêm dầu của Nga sau thời gian ngưng trệ

Ấn Độ nhập thêm dầu của Nga sau thời gian ngưng trệ

(CLO) Một con tàu do hãng vận tải khổng lồ Sovcomflot (SCF) của Nga bị Mỹ trừng phạt đã xả dầu nhiên liệu tại một cảng phía tây Ấn Độ vào thứ Sáu (26/4), Reuters đưa tin.

Thị trường - Doanh nghiệp
Bamboo Capital (BCG) mục tiêu lợi nhuận tăng 6 lần, đưa Bảo hiểm AAA lên UPCoM

Bamboo Capital (BCG) mục tiêu lợi nhuận tăng 6 lần, đưa Bảo hiểm AAA lên UPCoM

(CLO) Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2024 tăng gấp 6 lần so với thực hiện năm 2023. Đưa bảo hiểm AAA lên UPCoM.

Tài chính - Bảo hiểm
Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu 4.566 tỷ đồng, lãi sau thuế 379 tỷ đồng tăng gần 20%

Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu 4.566 tỷ đồng, lãi sau thuế 379 tỷ đồng tăng gần 20%

(CLO) Tập đoàn Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu năm 2024 4.566 tỷ đồng, tăng 32,3%. Lợi nhuận sau thuế kế hoạch 379 tỷ đồng, tăng 19,5% so với cùng kỳ

Tài chính - Bảo hiểm
Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

(CLO) Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đang hướng tới mức cao nhất trong 8 năm khi các công ty thống trị của nước này xây dựng thêm nhiều nhà máy ở nước ngoài, một sự thay đổi có thể làm dịu đi những chỉ trích về nỗ lực xuất khẩu của Bắc Kinh.

Thị trường - Doanh nghiệp