Đánh giá những kỷ lục kinh tế của Tổng thống Mỹ Donald Trump

Thứ hai, 26/10/2020 21:55 PM - 0 Trả lời

(CLO) Tổng thống Donald Trump tuyên bố rằng người dân Mỹ nên bầu lại ông vì những kỷ lục mà ông thiết lập được cho nền kinh tế nước này.

Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: PA

Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: PA

Trước khi đại dịch Covid-19 xuất hiện, Mỹ đạt được tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất trong vòng 50 năm, sức tăng trưởng nhanh chóng trong mức lương hằng năm của những người lao động được trả lương thấp nhất gần cán mốc 5%, cùng một thị trường chứng khoán sôi động.

Ông Trump cho rằng tất cả những điều trên đều nhờ chiến lược ba mũi nhọn của ông, đó là cắt giảm thuế, bãi bỏ quy định và chính sách thương mại mang tính đối đầu. Hơn nữa, ông còn phát biểu rằng nhiều điều tương tự sẽ hồi sinh lại nền kinh tế sau đại dịch.

Nhiều cử tri tán thành với điều trên. Trong các cuộc thăm dò, kinh tế là vấn đề mà Tổng thống Trump không phải đối mặt với thâm hụt lớn. Tuy nhiên, kỉ lục kinh tế mà chính quyền của ông nắm giữ từ trước khi đại dịch lại rất hỗn loạn.

Nó mang lại 1 điều tốt: khi ông Trump nhậm chức thì nền kinh tế vẫn cần được kích thích, và việc cắt giảm thuế cũng như chi tiêu nhiều hơn đã giúp thực hiện điều đó. Nhưng thành công trên cũng đã giúp che giấu những thiệt hại do chủ nghĩa bảo hộ của ông gây ra. Trumponomics (chính sách kinh tế của ông Trump) đã không đạt được những gì mà những người đề xướng dự đoán.

Trong cuộc vận động tranh cử vào năm 2016, ông Trump đã dự báo mức tăng trưởng kinh tế sẽ từ 4% trở lên; nhưng tại nội các, mục tiêu đã được cắt giảm xuống còn 3%. Từ đầu năm 2017 đến cuối năm 2019, nền kinh tế Mỹ đã tăng trưởng trung bình hàng năm 2,5%, nhanh hơn so với mức tăng trưởng 2,4% của ba năm trước đó.

Chính quyền Trump lập luận rằng việc cắt giảm thuế sẽ tự phục vụ cho chính nó và việc cắt giảm tệ nạn quan liêu trong doanh nghiệp sẽ khuyến khích sự đầu tư.

Trên thực tế, dựa theo thước đo của IMF, thâm hụt ngân sách đã tăng từ 4,4% lên 6,3% GDP, và mặc dù việc bãi bỏ quy định đã giúp thúc đẩy chỉ số niềm tin kinh doanh, nhưng lại không nắm giữ cú nhảy vọt chắc chắc nào trong sự tăng trưởng đầu tư.

Việc cải cách quy định lẫn thuế đã khống chế một số chính sách sai lầm, chẳng hạn như khấu trừ thuế đối với lãi vay thế chấp cùng thuế tiểu bang và địa phương. Nhưng những cải cách như thế này là vô cùng nhỏ so với quy mô của nền kinh tế.

Trong ba năm, đến năm 2019, chính quyền của Trump khẳng định họ đã loại bỏ 51 tỷ đô la các khoản phí quy định, nhưng khoản phí đó chỉ bằng khoảng 0,2% GDP của một năm và phớt lờ những phúc lợi xã hội từ quy định. 

Hầu hết các ước tính cho thấy sự thúc đẩy tăng trưởng dài hạn từ cải cách thuế của ông Trump sẽ rơi vào khoảng 1/10 điểm phần trăm mỗi năm hoặc ít hơn.

Do đó, điều đặc biệt về nền kinh tế tiền đại dịch của Mỹ không nằm ở khía cạnh cung ứng, thậm chí cũng không phải ở sự bùng nổ trong gia tăng công ăn việc làm, khi điều này được nhân bản rộng rãi trong thế giới các nước giàu. Mà đó là khi tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm mạnh trong năm 2018 và 2019, thì mức tăng trưởng của Mỹ chỉ giảm tương đối nhẹ nhàng.

Nguyên nhân là do Mỹ tạm thời được hỗ trợ bởi khoản thâm hụt ngân sách lớn hơn. Ông Trump có thể có chút hài lòng từ chính sách kích cầu của mình.

Năm 2017, nhiều chuyên gia kinh tế nhận định đây là thời điểm không tốt cho việc kích cầu vì nền kinh tế và thị trường lao động đã đạt ngưỡng giới hạn; trong năm 2018, Cục Dự trữ Liên bang cũng đã đi đến một phán quyết tương tự và tăng mức lãi suất lên gấp bốn lần.

Hóa ra, vẫn còn rất nhiều uẩn khúc phía sau. Theo đó, sự phung phí trong chi tiêu tài chính đã dẫn đến mức tăng trưởng nhanh hơn so với những nơi khác thuộc khu vực các quốc gia giàu có mà không kích thích lạm phát quá nhiều.

Lãi suất giảm trở lại khiến cho nợ công dễ chi trả hơn. Trớ trêu thay, không nhất thiết phải sử dụng một biện pháp kích thích thô sơ cho sự tăng trưởng nếu không phải vì cuộc chiến thương mại và thuế quan của ông Trump, vốn làm tổn thương lòng tin và tạo sức ép lên mức tăng trưởng toàn cầu.

Trước đại dịch, IMF ước tính rằng cuộc chiến giữa Mỹ và Trung Quốc có thể xóa sổ gần 1% sản lượng toàn cầu.

Mỹ né tránh trở ngại này, thay vì thoát khỏi cuộc chiến hoàn toàn. Nghiên cứu gần đây cho thấy rằng, thuế quan của ông Trump đã tàn phá nhiều công việc sản xuất hơn những gì nước Mỹ tạo ra, khi làm cho các bộ phận nhập khẩu đắt hơn và thúc giục các quốc gia khác trả đũa bằng cách nhắm vào hàng hóa Mỹ.

Tỉ lệ việc làm trong lĩnh vực sản xuất hầu như không tăng trong năm 2019. Đồng thời, thuế quan đang đẩy giá tiêu dùng lên mức gần 0,5%, đủ để giảm thu nhập thực tế trung bình của các hộ gia đình gần 1.300 đô-la.

Tổng hợp lại, các mũi nhọn khác nhau của Trumponomics cung cấp ba bài học. Thứ nhất, có những lợi ích to lớn khi giữ nền kinh tế hoạt động sôi nôi và kiếm soát chặt chẽ thị trường việc làm, đặc biệt là đối với những người lao động nghèo. Chính sách tạo ra nên hướng đến việc khôi phục những điều kiện trên càng sớm càng tốt sau đại dịch.

Thứ hai, ở những nền kinh tế đã được bãi bỏ quy định, những cải cách về phía cung ứng sẽ không phải lúc nào cũng được thể hiện nhiều trong tăng trưởng GDP. Điều đó không khiến những cải cách trở thành những điều không mong muốn — việc loại bỏ cắt giảm thuế là tốt — nhưng điều đó cũng có nghĩa là các chính trị gia không nên đưa ra những lời hứa suông về tăng trưởng, vốn bị áp lực bởi những thế lực bất biến như già hóa dân số.

Bài học thứ ba, thuế quan thường là một cách vô ích để thúc đẩy sản xuất, đồng thời còn ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng và người tiêu dùng.

Vào năm 2019, ông Trump nắm giữ trách nhiệm với các điều kiện thị trường lao động tốt nhất mà Mỹ đạt được ​​trong vài thập kỷ. Ông ấy xứng đáng nhận được một vài sự tín nhiệm. Mặc dù vậy, Trump đang quá đề cao Trumponomics. Những chính sách đó vừa là sự trợ giúp nhưng cũng vừa là điều trở ngại.

Vân Trần

Tin khác

Ngoại trưởng Blinken nói Mỹ không kìm hãm sự phát triển của Trung Quốc

Ngoại trưởng Blinken nói Mỹ không kìm hãm sự phát triển của Trung Quốc

(CLO) Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết các biện pháp kiểm soát xuất khẩu chip tiên tiến sang Trung Quốc không nhằm mục đích kìm hãm nền kinh tế hoặc sự phát triển công nghệ của Trung Quốc.

Thế giới 24h
Nhiều người biểu tình ủng hộ Palestine tại các trường đại học Mỹ bị bắt

Nhiều người biểu tình ủng hộ Palestine tại các trường đại học Mỹ bị bắt

(CLO) Những người biểu tình ủng hộ Palestine tại một số trường đại học Mỹ đã bị bắt vào thứ Bảy (27/4), khi họ tuyên bố sẽ tiếp tục phong trào nhằm tìm kiếm lệnh ngừng bắn trong cuộc chiến giữa Israel với Hamas.

Thế giới 24h
Ngoại trưởng Pháp đến thăm Lebanon, tìm cách ngăn chặn xung đột Israel-Hezbollah

Ngoại trưởng Pháp đến thăm Lebanon, tìm cách ngăn chặn xung đột Israel-Hezbollah

(CLO) Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Stephane Sejourne sẽ thúc đẩy các đề xuất nhằm ngăn chặn sự leo thang trong xung đột giữa Israel và Hezbollah trong chuyến thăm Lebanon vào Chủ nhật (28/4).

Thế giới 24h
Iraq phạt tù quan hệ đồng giới lên tới 15 năm

Iraq phạt tù quan hệ đồng giới lên tới 15 năm

(CLO) Quốc hội Iraq hôm thứ Bảy (27/4) đã thông qua luật hình sự hóa các mối quan hệ đồng giới với mức án tối đa 15 năm tù.

Thế giới 24h
Nga có thể tịch thu tài sản tư nhân của Mỹ

Nga có thể tịch thu tài sản tư nhân của Mỹ

(CLO) Nếu Mỹ tịch thu tài sản và tiền mặt bị đóng băng của Nga ở phương Tây, Nga cũng sẽ tịch thu tài sản của các công dân và nhà đầu tư Mỹ ở Nga, theo ông Dmitry Medvedev, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga, tuyên bố vào thứ Bảy (27/4).

Thế giới 24h