Đào tạo tiến sĩ hiện nay còn có những hạn chế

Thứ hai, 22/04/2024 17:49 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trong báo cáo của Ủy ban Văn hoa, Giáo dục của Quốc hội đã chỉ ra, đầu tư cho lĩnh vực giáo dục đại học nói chung, đào tạo trình độ tiến sĩ nói riêng còn thấp.

Mới đây, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đã có báo cáo về kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về đào tạo trình độ tiến sĩ.

Trong đó đã chỉ ra một số điểm còn hạn chế, như tỉ lệ giảng viên có học hàm giáo sư, phó giáo sư còn thấp, nhất là ở những ngành, lĩnh vực đặc thù, dẫn tới khó khăn trong bảo đảm điều kiện đội ngũ để duy trì ngành đào tạo cũng như bảo đảm cơ cấu, thành phần của hội đồng đánh giá luận án của nhiều cơ sở đào tạo.

dao tao tien si hien nay con co nhung han che hinh 1

Ngân sách đầu tư cho đào tạo tiến sĩ vẫn còn thấp so với quy mô GDP hiện nay (ảnh minh họa).

Việc áp dụng tiêu chí về số lượng, tỉ lệ giảng viên cơ hữu như các cơ sở giáo dục đại học đối với 2 cơ sở đào tạo tiến sĩ rất đặc thù là Học viện Khoa học và Công nghệ thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Học viện Khoa học xã hội thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam là chưa thực sự phù hợp .

Năng lực đội ngũ giảng viên tham gia đào tạo, hướng dẫn nghiên cứu sinh còn chưa đồng đều, nhất là về năng lực sáng tạo, khả năng thực hành và ứng dụng, kỹ năng sử dụng thành thạo ngoại ngữ và công nghệ thông tin.

Phương pháp giảng dạy, nghiên cứu ở một số đơn vị chậm đổi mới. Nhiều giảng viên có hạn chế nhất định trong việc cập nhật, bổ sung bài giảng, giáo trình. Không ít cán bộ, giảng viên chưa thực sự yên tâm, tâm huyết với nghề, chưa phát huy hết tiềm năng và đóng góp của bản thân cho sự nghiệp đào tạo.

Yêu cầu phải có thời gian giảng dạy ở bậc đại học hoặc thạc sĩ tối thiểu 01 năm mới được tham gia đào tạo trình độ tiến sĩ gây khó khăn nhất định cho một số viện nghiên cứu, nhất là ở các ngành đào tạo đặc thù có ít nghiên cứu sinh.

“Việc tính điểm công trình nghiên cứu khoa học chỉ trong thời gian 05 năm gần nhất đối với giảng viên tham gia giảng dạy, hướng dẫn khoa học và tham gia hội đồng đánh giá mà không quan tâm tới tỉ trọng các công trình khoa học của họ đã được công bố trước đó cũng gây khó khăn trong việc tận dụng, khai thác tiềm năng của đội ngũ.

Việc mời các nhà khoa học là Việt kiều, các chuyên gia, nhà khoa học nước ngoài tham gia vào đào tạo trình độ tiến sĩ tại Việt Nam còn ít” – báo cáo nêu.

Trong báo cáo cũng chỉ ra, cơ sở vật chất, trang thiết bị, phòng thí nghiệm của một số cơ sở đào tạo trình độ tiến sĩ còn thiếu và lạc hậu về công nghệ. Một số đơn vị chưa có thư viện điện tử;

Tài liệu tham khảo phục vụ cho đào tạo trình độ tiến sĩ của nhiều thư viện còn nghèo nàn; số lượng phần mềm, tài liệu điện tử có bản quyền ở nhiều cơ sở đào tạo còn rất hạn chế.

Đầu tư cho lĩnh vực giáo dục đại học nói chung, đào tạo trình độ tiến sĩ nói riêng còn thấp.

Mặc dù tỉ trọng chi ngân sách nhà nước cho giáo dục đại học của Việt Nam giai đoạn 2018-2020 tăng từ 0,25% lên 0,27% GDP song còn thấp hơn nhiều so với khu vực và thế giới.

Chi phí đào tạo 01 tiến sĩ ở Việt Nam tại các trường đại học công lập hiện nay trung bình khoảng 16 triệu đồng/năm (trừ lĩnh vực khoa học sức khỏe, khoảng gần 32 triệu đồng/năm), thấp hơn rất nhiều so với chi phí đào tạo tiến sĩ ở một số nước trong khu vực và trên thế giới.

Do đó, các cơ sở đào tạo tiến sĩ trong nước gặp rất nhiều khó khăn trong bảo đảm điều kiện thuận lợi cho nghiên cứu sinh thực hiện nghiên cứu, tiếp cận với tài liệu, công bố khoa học mới nhất để tham khảo và nâng cao chất lượng luận án.

Cơ chế, chính sách học bổng và hỗ trợ kinh phí đào tạo cho nghiên cứu sinh của Việt Nam chưa được quan tâm đúng mức.

Ở nhiều nước trên thế giới và trong khu vực, nghiên cứu sinh không những không phải đóng học phí mà còn được cấp học bổng với mức đủ bảo đảm chi phí sinh hoạt hằng tháng và kinh phí hỗ trợ cho việc hoàn thiện luận án tiến sĩ, thậm chí còn được nhận lương khi tham gia trợ giảng hoặc nghiên cứu cùng người hướng dẫn (như ở Mỹ, Hàn Quốc, Singapore…).

Trong khi đó, nghiên cứu sinh ở Việt Nam vừa phải đóng học phí, vừa bị hạn chế tiếp cận các nguồn tài trợ nghiên cứu từ cơ sở đào tạo;

Đồng thời, chưa có các chính sách hỗ trợ, thu hút người học tiến sĩ ở các ngành, lĩnh vực nghiên cứu khoa học tự nhiên và công nghệ rất cần thiết nhưng kén chọn người học, không hấp dẫn nghiên cứu sinh (như các ngành vật lý địa cầu, vật lý hạt nhân, các ngành nông nghiệp, chăn nuôi…).

Trinh Phúc

Bình Luận

Tin khác

Thay đổi cách thức công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp

Thay đổi cách thức công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp

(CLO) Tới đây, mọi thủ tục thực hiện công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp sẽ thực hiện hình thức dịch vụ công trực tuyến hoàn toàn.

Giáo dục
Chuyên gia chia sẻ về cách ôn tập và làm bài môn Toán để đạt điểm cao

Chuyên gia chia sẻ về cách ôn tập và làm bài môn Toán để đạt điểm cao

(CLO) Theo đề thi minh họa môn Toán, kiến thức thi vẫn trọng tâm và bám sát cấu trúc đề thi nhiều năm trước, do đó học sinh cần rèn luyện kỹ năng làm bài tránh sai sót.

Giáo dục
Cách để đạt điểm cao môn Ngữ văn kỳ thi tuyển sinh lớp 10 công lập Hà Nội

Cách để đạt điểm cao môn Ngữ văn kỳ thi tuyển sinh lớp 10 công lập Hà Nội

(CLO) Theo chuyên gia, không khó để học sinh đạt điểm 8 môn Ngữ văn, kỳ thi vào lớp 10 công lập tại Hà Nội.

Giáo dục
Bắc Giang: Phát động Cuộc thi Robocon lần thứ nhất, năm 2024

Bắc Giang: Phát động Cuộc thi Robocon lần thứ nhất, năm 2024

(CLO) Mới đây, Cuộc thi Robocon tỉnh Bắc Giang lần thứ nhất, năm 2024 đã được phát động với chủ đề “Khám phá du lịch Bắc Giang”.

Giáo dục
Sắp diễn ra cuộc thi chung kết FSchool Talent Show Hà Nam mùa thứ 2

Sắp diễn ra cuộc thi chung kết FSchool Talent Show Hà Nam mùa thứ 2

(CLO) Vòng Chung kết Cuộc thi Tìm kiếm Tài năng FSchool Talent Show Hà Nam 2024 sẽ diễn ra vào tối ngày 4/5 tới. Đêm thi hứa hẹn sẽ mang tới những tiết mục hấp dẫn, gay cấn và tìm ra chủ nhân xứng đáng cho ngôi vị Quán quân.

Giáo dục