Đất đai: Rào cản lớn trong thoái vốn tại doanh nghiệp nhà nước

Thứ năm, 08/11/2018 09:02 AM - 0 Trả lời

(CLO) Nhiều doanh nghiệp nhà nước thuộc lĩnh vực sản xuất kinh doanh nhưng thực tế lại sống nhờ vào nguồn thu từ cho thuê đất. Nếu sắp xếp lại và tách bạch phần này, sẽ chuyển từ làm ăn kinh doanh có hiệu quả sang thua lỗ. Đây được coi là một trong những nguyên nhân chính để dẫn đến những rào cản và làm chậm lại tiến trình cổ phần hóa.

Vướng mắc về đất đai

Báo Công luận
 

Đất đai và việc quản lý được cho là một trong những nguyên nhân làm chậm tiến độ CPH DNNN (Ảnh TL)

 

Cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp được xem là chủ trương chính của Chính phủ trong tái cơ cấu nền kinh tế. Trong 20 năm qua, số lượng doanh nghiệp nhà nước (DNNN) từ 12.000 doanh nghiệp (DN) vào đầu những năm 90 đã giảm xuống còn khoảng 500 DN 100% vốn nhà nước ở 11 ngành, lĩnh vực của nền kinh tế. Dự kiến năm 2020, cả nước còn khoảng 100 DNNN.

Chia sẻ tại Diễn đàn về hoạt động của khối doanh nghiệp nhà nước, các chuyên gia cho rằng, công tác cổ phần hóa còn chậm dù khuôn khổ pháp lý cơ bản đã thông thoáng. Tuy nhiên, sắp xếp đất đai là một trong những trở ngại lớn nhất với cổ phần hóa DNNN hiện nay.

Theo ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính), một trong những vướng mắc lớn nhất nằm ở khâu sắp xếp lại danh mục đất đai. Theo ông, hành lang pháp lý đã có từ Luật Đất đai 2013, tức là các DNNN phải rà soát và sắp xếp, nếu thừa thì trả lại và công việc này phải hoàn thành trước cổ phần hóa. Tuy nhiên, việc sắp xếp này lại bộc lộ nhiều vấn đề. Hoạt động của DN có còn hiệu quả sau khi đã tách bạch đất đai là một câu chuyện lớn.

“Nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, nhưng thực tế là sống nhờ vào nguồn thu từ cho thuê đất. Nếu sắp xếp lại và tách bạch phần này, sẽ chuyển từ làm ăn kinh doanh có hiệu quả sang thua lỗ và cho rằng trở ngại này khiến công tác cổ phần hóa bị chậm lại” - ông Tiến nói.

Tuy nhiên, việc xử lý câu chuyện tách đất đai khỏi hoạt động kinh doanh của khối DNNN lại không đơn giản. Lấy ví dụ về Hãng phim truyện Việt Nam, ông Đặng Quyết Tiến cho rằng, câu hỏi cần đặt ra trước cổ phần hóa là hãng phim sống bằng làm phim hay bằng thuê đất. Việc quản lý đất đai dẫn tới nợ đọng tiền thuê đất nhiều năm, đất thuê hết thời hạn từ năm 2012 nhưng không bị thu hồi và sau đó được đánh giá bằng 0 đã khiến nảy sinh nhiều vấn đề sau cổ phần hóa.

Quá trình cổ phần hóa DNNN cần có nhiều thời gian để xử lý vướng mắc về tài chính, đất đai, lao động trong giai đoạn trước cổ phần hóa làm kéo dài thời gian thực hiện cổ phần hóa. Đặc biệt là vấn đề xác lập hồ sơ pháp lý đất đai do ủy ban nhân dân các địa phương thực hiện chậm, kéo dài thời gian hơn so với quy định dẫn đến các DN phải điều chỉnh tiến độ cổ phần hóa.

Cơ chế thu hồi vốn

Báo Công luận
 

Việc lùm xùm vừa qua tại Hãng phim truyện Việt Nam có nguyên nhân rất lớn bắt đầu từ đất (Ảnh TL) 

 

Khuôn khổ pháp lý trong cổ phần hóa DNNN đã thông thoáng, tuy nhiên từ nguồn đất, mặt bằng kinh doanh, tài sản công do chưa tính, hoặc không tính đúng, tính đủ giá trị quyền sử dụng đất, quyền thuê đất và các giá trị, lợi thế kinh doanh vô hình khác lại trở thành rào cản làm chậm tiến độ cổ phần hóa DNNN gây thất thoát lớn.

Theo ông Đặng Quyết Tiến, để giải quyết dứt điểm vướng mắc về đất đai, các DNNN thuộc diện cổ phần hóa cần khẩn trương rà soát toàn bộ quỹ đất đang quản lý, sử dụng để lập phương án sử dụng đất đai theo quy định của pháp luật đất đai trình Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có ý kiến về phương án và giá đất để cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi tổ chức xác định giá trị DN cổ phần hóa theo đúng quy định.

Ngoài ra, chậm thoái vốn nhà nước dưới góc nhìn của SCIC, ông Lê Song Lai - Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước cho rằng cần thiết lập cơ chế hợp tác mua bán nợ giữa SCIC và các tổ chức mua bán nợ trên thị trường (như DATC hay VAMC).

 Nếu cơ chế này được xây dựng và thực thi, những khoản nợ xấu, nợ khó đòi tại các DN theo lộ trình thoái vốn của SCIC sẽ được xem xét, đàm phán để bán lại cho DATC/VAMC. Điều này sẽ đem lại những lợi ích đáng kể cho các bên;  Một mặt giúp SCIC đẩy nhanh quá trình bán vốn, kịp thời thu hồi vốn cho Nhà nước, hoàn tất quá trình cổ phần hóa toàn bộ vốn nhà nước tại DN.

Mặt khác với việc tái cơ cấu, chuyển khoản nợ thành vốn góp, DATC/VAMC trong vai trò cổ đông sẽ hỗ trợ HĐQT và Ban điều hành DN cải tiến công tác quản trị và tình hình tài chính, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, góp phần gia tăng giá trị cho DN và cổ đông.

Minh Phượng

Tin khác

Việc Mỹ tịch thu tài sản của Nga sẽ đẩy nhanh quá trình phi đôla hóa

Việc Mỹ tịch thu tài sản của Nga sẽ đẩy nhanh quá trình phi đôla hóa

(CLO) Bloomberg đưa tin, dẫn lời một cựu quan chức của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), việc "vũ khí hóa" đồng đô la Mỹ thông qua việc tịch thu các tài sản bị đóng băng của Nga có thể thúc đẩy toàn cầu xa lánh đồng bạc xanh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ấn Độ nhập thêm dầu của Nga sau thời gian ngưng trệ

Ấn Độ nhập thêm dầu của Nga sau thời gian ngưng trệ

(CLO) Một con tàu do hãng vận tải khổng lồ Sovcomflot (SCF) của Nga bị Mỹ trừng phạt đã xả dầu nhiên liệu tại một cảng phía tây Ấn Độ vào thứ Sáu (26/4), Reuters đưa tin.

Thị trường - Doanh nghiệp
Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

(CLO) Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đang hướng tới mức cao nhất trong 8 năm khi các công ty thống trị của nước này xây dựng thêm nhiều nhà máy ở nước ngoài, một sự thay đổi có thể làm dịu đi những chỉ trích về nỗ lực xuất khẩu của Bắc Kinh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

(CLO) Tâm lý ngại làm việc ở công ty nhỏ, nhiều doanh nghiệp không tuyển thêm nhân sự, đòi hỏi trình độ cao, nhiều kinh nghiệm là những lý do chính khiến tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên Hàn Quốc tăng cao.

Thị trường - Doanh nghiệp
Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

(CLO) Tiếp tục chương trình công tác tại Hà Lan, Đoàn công tác của tỉnh Thái Bình phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Hà Lan, Trung tâm Thương mại Thế giới Leeuwarden tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư - thương mại vào tỉnh Thái Bình tại thành phố Leeuwarden, tỉnh Friesland. Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đông Hải, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Hà Lan Ngô Hướng Nam chủ trì hội nghị.

Thị trường - Doanh nghiệp