Đầu ra của Nike, Adidas bị chặn do các nhà máy tại châu Á ngừng hoạt động

Chủ nhật, 25/07/2021 11:30 AM - 0 Trả lời

(CLO) Một số các công ty may mặc và giày dép hàng đầu thế giới đang chật vật khi nhiều nhà máy sản xuất tại Đông Nam Á phải ngừng hoạt động vì đợt bùng phát dịch lớn mới nhất.

Tạm ngừng hoạt động

Đầu ra của Nike, Adidas bị chặn do các nhà máy tại châu Á ngừng hoạt động. Ảnh: Straits Times.

Đầu ra của Nike, Adidas bị chặn do các nhà máy tại châu Á ngừng hoạt động. Ảnh: Straits Times.

Theo Bloomberg, trong những tuần vừa qua, một số nhà cung cấp của các “gã khổng lồ” toàn cầu như Nike Inc. và Adidas AG đã thông báo tạm dừng hoạt động của các nhà máy tại Việt Nam sau khi chính phủ ban hành các biện pháp hạn chế ngăn chặn sự bùng phát của dịch Covid-19.

Tại một số nơi khác, như của các nhà máy của Toyota Motor Corp. tại Thái Lan, cũng đang phải thu hẹp quy mô do nhiều quốc gia trong khu vực chứng kiến số ca nhiễm mới và ca tử vong tăng cao kỷ lục.

Deborah Elms, giám đốc điều hành của Trung tâm Thương mại Châu Á có trụ sở tại Singapore, cho biết: “Tình hình vẫn sẽ còn trở nên tồi tệ hơn trước khi có những diễn biến mới khả quan” với việc ngừng hoạt động và lực lượng nhân công bị sụt giảm ngày càng tăng ở châu Á.

Việc các nhà máy tạm dừng hoạt động khi dây chuyền sản xuất đang chuẩn bị cho mùa mua sắm nghỉ lễ tại Mỹ và châu Âu.

“Việc ngưng hoạt động tại các nhà máy đồng nghĩa với việc giày dép, quần áo và các mặt hàng khác sẽ không kịp có trên kệ bán hàng tại các nước trước dịp Lễ Tạ ơn”, ông Michael Laskau, nhà sáng lập Paradigm Shift – công ty trung gian giữa các nhà máy sản xuất và các khách hàng lớn tại nước ngoài, có trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh, nhận định.

Thương mại hàng hóa vốn là tấm đệm giảm xóc hiếm hoi của nền kinh tế toàn cầu trong thời kỳ dịch bệnh, đặc biệt là đối với các nước châu Á phụ thuộc lớn vào xuất khẩu.

Tuy nhiên, theo các báo cáo gần đây cho thấy những “tấm đệm” này đang dần bị lung lay. Sự xuất hiện của biến thể virus Delta đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến Đông Nam Á, xóa bỏ hết những nỗ lực phòng chống dịch tốt của chính quyền các quốc gia này. Ngoài ra, đại dịch bùng phát nặng nề đặt nhiều gánh nặng lên giới chức các nước khi vừa phải cân bằng giữa việc tổ chức tiêm chủng, hạn chế di chuyển và vừa phải giữ nền kinh tế đất nước phát triển.

Nhiều ngành gặp khó khăn

Một số nhà máy tại Việt Nam bố trí cho công nhân sinh hoạt riêng. Chính phủ đã thực hiện những bước quyết liệt để đảm bảo duy trì hoạt động cho các nhà máy. Một số công ty điện tử và công nghệ còn tạo điều kiện cho người lao động ngủ qua đêm tại các nhà máy.

Tuy nhiên, ngành công nghiệp may mặc không thể thực hiện như các ngành trên do lợi nhuận thấp và số lượng công nhân lớn. Feng Tay Enterprise Co., Pou Chen Corp., Sports Gear Co. và nhiều nhà sản xuất khác đã phải tạm dừng một số hoạt động tại Việt Nam.

Bà Phan Thị Thanh Xuân - Phó Chủ tịch Hiệp hội Giày da và Túi xách Việt Nam - cho biết hơn 90% trong tổng số 800 công ty thành viên tại phía Nam Việt Nam đang phải tạm dừng hoạt động sản xuất.

“Hầu hết các nhà máy cung cấp cho Nike và Adidas tại Việt Nam đều đang bị chặn đầu ra”, bà Xuân chia sẻ. Sản lượng của hai công ty chiếm khoảng 80% lượng xuất khẩu giày dép của Việt Nam và sử dụng ít nhất 500.000 công nhân, tương đương khoảng một nửa lực lượng lao động của cả ngành giày dép Việt Nam.

Các công ty tại Việt Nam bố trí cho công nhân ăn ngủ tại nhà máy để duy trì hoạt động sản xuất. Ảnh: Huu Khoa/ AFP/Getty Images.

Các công ty tại Việt Nam bố trí cho công nhân ăn ngủ tại nhà máy để duy trì hoạt động sản xuất. Ảnh: Huu Khoa/ AFP/Getty Images.

Bà Xuân cho biết hiệp hội đang đề nghị Chính phủ xem xét dỡ bỏ các hạn chế về thời gian làm thêm giờ để các nhà máy có thể bù đắp năng suất đã mất khi họ mở cửa trở lại.

“Sức khỏe và sự an toàn của các nhân viên của chúng tôi, cũng như của các nhà cung cấp, vẫn luôn là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi,” Nike cho biết trong một tuyên bố qua email. “Chúng tôi tiếp tục làm việc với các nhà cung cấp của mình để hỗ trợ những nỗ lực của họ nhằm đối phó với dịch bệnh.

Các ngành công nghiệp khác ngoài giày dép cũng đang bắt đầu gặp khó khăn việc duy trì hoạt động sản xuất.

Nhà máy tại Việt Nam của nhà sản xuất môtô Nidec Corp đã nối lại hoạt động sản xuất tại Thành phố Hồ Chí Minh sau khi tạm ngừng hoạt động, nhưng với chưa đến 10% trong tổng số 6.000 nhân viên của công ty. Trong khi đó, Prosperous Industrial Holdings Ltd. đã thông báo trong một hồ sơ trao đổi tại Hồng Kông rằng việc sản xuất túi và bao bì của họ tại Việt Nam sẽ ngừng hoạt động từ ngày 22/ 7 đến ngày 8/8.

Bên cạnh đó, Toyota có kế hoạch đóng cửa ba nhà máy ở Thái Lan trong một tuần. Nguyên nhân được đưa ra là vì sự gia tăng các ca nhiễm mới đã ảnh hưởng đến hoạt động mua sắm phụ tùng, tờ Nikkei Asian Review.

Các quốc gia châu Á khác đã báo cáo xuất khẩu bùng nổ khi đợt bùng phát dịch mới nhất bắt đầu tăng tốc. Hàn Quốc và Đài Loan đã được hưởng lợi từ nhu cầu toàn cầu về chất bán dẫn tăng vọt, gần đây đều có mức tăng xuất khẩu hai con số so với cùng kỳ năm ngoái. Vào hôm 23/7, Thái Lan công bố sản lượng xuất khẩu tháng 6 tăng mạnh nhất trong hơn một thập kỷ, mặc dù các quan chức cảnh báo việc đóng cửa nhà máy có thể sớm làm gián đoạn các chuyến hàng.

Hương Vũ

Tin khác

Sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, giá xăng có thể tăng trở lại

Sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, giá xăng có thể tăng trở lại

(CLO) Ngày mai (2/5), tức sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài 5 ngày, giá xăng trong nước có thể tăng nhẹ. 

Thị trường - Doanh nghiệp
Châu Âu có thể áp thuế lên tới 55% để hạn chế nhập khẩu xe điện từ Trung Quốc

Châu Âu có thể áp thuế lên tới 55% để hạn chế nhập khẩu xe điện từ Trung Quốc

(CLO) Theo một phân tích mới của Rhodium Group, Liên minh châu Âu sẽ cần đánh thuế cao hơn dự kiến, lên tới 55% đối với xe điện của Trung Quốc để hạn chế nhập khẩu vào khối.

Thị trường - Doanh nghiệp
TS. Lê Duy Bình: “Gia tăng đầu tư tư nhân là dư địa lớn để nền kinh tế tăng trưởng cao và bền vững”

TS. Lê Duy Bình: “Gia tăng đầu tư tư nhân là dư địa lớn để nền kinh tế tăng trưởng cao và bền vững”

(NB&CL) Trao đổi với Báo Nhà báo & Công luận, TS. Lê Duy Bình - Giám đốc điều hành Economica Việt Nam cho rằng: Sau mỗi cuộc khủng hoảng, doanh nghiệp (DN) Việt Nam lại mạnh mẽ hơn, vững vàng hơn. Nhưng việc hơn 200 nghìn DN rời thị trường cho thấy yêu cầu cấp bách phải nâng cao năng lực nội sinh và bài học về quản trị rủi ro và xây dựng chiến lược để DN có sức chống chọi cao hơn.

Thị trường - Doanh nghiệp
Trung Quốc cảnh báo nguồn cung điện mùa hè thắt chặt do nắng nóng

Trung Quốc cảnh báo nguồn cung điện mùa hè thắt chặt do nắng nóng

(CLO) Đầu tuần này, cơ quan quản lý năng lượng của Trung Quốc dự kiến phụ tải điện tối đa trong mùa hè sẽ tăng hơn 100 triệu kilowatt so với năm ngoái, đe dọa gây căng thẳng nguồn cung ở một số khu vực, đặc biệt là trong thời tiết khắc nghiệt.

Thị trường - Doanh nghiệp
Châu Âu đang 'mộng du' và phụ thuộc vào phân bón Nga

Châu Âu đang "mộng du" và phụ thuộc vào phân bón Nga

(CLO) Một trong những nhà sản xuất phân bón cây trồng lớn nhất cho biết châu Âu đang “mộng du” và trở nên phụ thuộc vào phân bón của Nga, giống như đã từng phụ thuộc vào khí đốt.

Thị trường - Doanh nghiệp