Đại dịch Covid-19 ở Ấn Độ đe dọa kế hoạch chuyển dịch chuỗi cung ứng từ Trung Quốc

Chủ nhật, 23/05/2021 06:19 AM - 0 Trả lời

(CLO) Làn sóng Covid-19 thứ hai của Ấn Độ đã buộc nhiều nhà sản xuất nhỏ phải giảm hoạt động hoặc tạm thời đóng cửa các nhà máy. Sự bùng phát cũng đang gây áp lực lên những nỗ lực của Ấn Độ nhằm lôi kéo các doanh nghiệp rời khỏi Trung Quốc như một phần của sự thay đổi chuỗi cung ứng toàn cầu.

Người dân chờ tiêm vaccine tại TP Mumbai, Ấn Độ. (Ảnh: AP)

Người dân chờ tiêm vaccine tại TP Mumbai, Ấn Độ. (Ảnh: AP)

Đối với Manpreet Singh, người điều hành một công ty xuất khẩu giày dép gần Mumbai, làn sóng Covid-19 mới đang tàn phá Ấn Độ vô cùng tàn khốc.

Đợt bùng phát Covid-19 tồi tệ nhất thế giới đã đẩy các dịch vụ y tế công cộng vượt ngưỡng, dẫn đến cái chết của hàng nghìn người dân Ấn Độ mỗi ngày. Nhưng nó cũng đe dọa khiến nhiều nhà xuất khẩu nhỏ ngừng kinh doanh, làm chậm quá trình phục hồi kinh tế của đất nước và cản trở nỗ lực tận dụng sự thay đổi chuỗi cung ứng từ Trung Quốc.

Singh nói: “Làn sóng này dễ lây lan hơn và lây lan nhanh. Công việc kinh doanh đã bị ảnh hưởng từ tháng trước. Trước đó, chúng tôi vẫn đang làm việc và ổn định trở lại. ”

Chỉ có 15 trong số 125 nhân viên của công ty tại ba cơ sở sản xuất gần Mumbai, thành phố lớn nhất của Ấn Độ, hiện đang làm việc. Những người còn lại đã chọn ở lại quê hương của họ.

Bên cạnh vấn đề lao động, các nhà xuất khẩu nhỏ như Singh đang phải vật lộn với tình trạng thiếu hụt nguồn cung và chi phí nguyên liệu thô tăng cao, khi các mạng lưới vận chuyển hàng hóa trên khắp đất nước rộng lớn bị đình trệ.

Ông nói: “Giá đã tăng hơn 25% và các nhà sản xuất nhỏ không đủ khả năng đối phó hoặc phải đóng cửa tạm thời hoặc vĩnh viễn.”

Nhưng không chỉ các nhà xuất khẩu nhỏ đang cảm thấy khó khăn mà cả các công ty lớn trong các ngành như dệt may, ô tô và điện tử cũng đang hoạt động với công suất giảm.

Các nhà sản xuất ô tô quốc tế như Honda, Suzuki và Yamaha Motors đã tạm thời đóng cửa các nhà máy của họ tại Ấn Độ vào tháng 5. Hoạt động của Apple tại Ấn Độ cũng bị ảnh hưởng bởi các nhà cung cấp linh kiện cho Apple như Foxconn và Wistron Corporation cũng bị nhiễm Covid-19 và nhà máy phải đóng cửa.

Chính phủ Ấn Độ vừa cho biết họ sẽ gửi thêm 5,1 triệu liều vắc-xin tới các bang trong ba ngày tới nhằm kiểm soát sự lây lan của đại dịch. Cả nước chỉ mới tiêm chủng đầy đủ cho hơn 40,4 triệu người, tương đương 2,9% dân số.

Tuy nhiên, với việc hệ thống chăm sóc sức khỏe còn nhiều xáo trộn, các câu hỏi đã bắt đầu xuất hiện về loại tác động kinh tế mà một đợt bùng phát kéo dài có thể gây ra và nó có thể ảnh hưởng như thế nào đến nỗ lực lôi kéo các doanh nghiệp rời khỏi Trung Quốc của Ấn Độ.

Cameron Johnson, giảng viên trợ giảng tại Đại học New York và là đối tác của công ty tư vấn quản lý Tidal Wave Solutions có trụ sở tại Thượng Hải, cho biết một số công ty đa quốc gia có hoạt động tại Ấn Độ đã tạm thời chuyển đơn hàng sang các nhà máy ở Trung Quốc, Việt Nam và Hàn Quốc, đặc biệt đối với ô tô và các bộ phận của thiết bị gia dụng.

Johnson nói: “Nếu ảnh hưởng kéo dài đến mùa hè, bạn sẽ thấy một số công ty đa quốc gia sẽ di chuyển.”

Ở một góc độ khác, các nhà tư vấn kinh doanh khác tại thị trường Ấn Độ lại bớt lo lắng hơn.

Một số doanh nghiệp Trung Quốc và Đài Loan có nhà máy ở Ấn Độ hoặc có hợp đồng với các nhà cung cấp ở đó cho biết họ đang đối phó với sự gián đoạn chuỗi cung ứng.

Một số công ty đã thực hiện các điều chỉnh sau đợt đại dịch đầu tiên, có nghĩa là họ đã chuẩn bị tốt hơn cho lần bùng dịch thứ hai này.

Một giám đốc điều hành cấp cao của một nhà sản xuất có trụ sở tại Đài Loan có nhà máy ở Trung Quốc và Ấn Độ, cho biết: “Chúng tôi đã chuyển một số đơn đặt hàng đến các nhà máy của chúng tôi ở Trung Quốc và Việt Nam năm ngoái. Kể từ đó, tỷ lệ sản xuất thấp hơn đã được duy trì ở Ấn Độ để tránh sự chậm trễ trong giao hàng ở đó.”

Ông nói thêm: “Đợt bùng phát hiện tại đã khiến khoảng 10% công nhân của chúng tôi vắng mặt. Tuy nhiên, chúng tôi đã có các biện pháp giãn cách xã hội cẩn thận đối với công nhân, khử trùng và đeo khẩu trang. Các đối tác quốc tế lớn của chúng tôi hiện đã thực hiện các điều chỉnh đối với việc phân phối chuỗi cung ứng ngay khi chúng tôi cảm nhận được bất kỳ sự thay đổi và xu hướng nào trong đại dịch ”.

Jagannath Panda, một nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Quốc phòng và Manohar Parrikar của New Delhi, cho biết, đại dịch và tâm lý chống Trung Quốc đang gia tăng đã kích hoạt nỗ lực những lớn hơn để phát triển chuỗi cung ứng nội địa của Ấn Độ, nhưng sự chuyển dịch ồ ạt khỏi Trung Quốc có vẻ như đã bị thổi phồng lên.”

Panda cho biết: “Các công ty và cộng đồng doanh nghiệp quốc tế đang thể hiện sự quan tâm nhiều hơn đến việc kết nối với Ấn Độ, với tư cách là đối tác quản lý cung ứng và người tạo ra nguồn cung ứng. Tuy nhiên, còn quá sớm để cho rằng có sự chuyển dịch từ Trung Quốc sang Ấn Độ. Với tư cách là một cường quốc kinh tế, Trung Quốc vẫn có mối liên hệ chặt chẽ với các xu hướng chuỗi cung ứng toàn cầu và chúng ta không nên hạ giá sức mạnh thị trường và chính sách ngoại giao kinh tế của Trung Quốc sớm như vậy ”.

Ông cho biết thêm Sáng kiến phục hồi chuỗi cung ứng (SCRI) do Úc, Ấn Độ và Nhật Bản đưa ra vào tháng 4 vẫn chưa có kế hoạch chi tiết về cách giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc.

Bagla, từ Amritt Inc, cho biết sự phát triển của chuỗi cung ứng từ quốc gia này sang quốc gia khác “sẽ mất nhiều thời gian”. Nhiều công ty phương Tây như Apple chỉ đơn giản là yêu cầu các nhà cung cấp hiện tại của họ ở Đài Loan hoặc nơi khác thiết lập hoặc mở rộng sản xuất ở Ấn Độ.

Bagla nói: “Trong khi đó, các công ty và doanh nhân từ những quốc gia này thuộc SCRI thường ủng hộ cách tiếp cận “Trung Quốc vẫn luôn là ưu tiên số 1” và chỉ phát triển thêm nguồn thứ hai ở một quốc gia khác, có thể là Bangladesh hoặc Ấn Độ hoặc Mexico”.

TS Lombard cho biết trong một ghi chú được công bố hôm thứ 2 rằng: “Trong khi làn sóng Covid sẽ hạn chế đáng kể sự phục hồi kinh tế được hy vọng trong năm nay thì tác động của các đợt đóng cửa khác nhau vẫn khó có thể làm trật bánh nền kinh tế hoàn toàn. Chúng tôi điều chỉnh giảm dự báo tổng sản phẩm quốc nội cho năm 2022 xuống còn 9%, dưới mức đồng thuận”.

Theo Singh, trừ khi đại dịch sớm được kiểm soát, nếu không các doanh nghiệp nhỏ do gia đình tự quản như ông có thể sẽ mất khách hàng vĩnh viễn vào tay các nhà máy ở Trung Quốc và Việt Nam.

Singh nói: “Tôi đoán chúng tôi sẽ mất khoảng 50%. Khi so sánh với Trung Quốc, Ấn Độ không có năng lực cao như vậy. Hầu hết các nhà xuất khẩu của Ấn Độ là các doanh nghiệp gia đình hoặc các công ty vừa và nhỏ. Ở Trung Quốc hầu hết các công ty đều là đơn vị sản xuất lớn, có lợi thế về quy mô và khối lượng. Tính đến ngày hôm nay, Việt Nam đang rất cạnh tranh và Ấn Độ vẫn đang cố gắng bắt kịp ”.

Huy Hoàng

Tin khác

Sau bê bối rửa tiền, công ty gia đình Trung Quốc thưa dần trên đất Singapore

Sau bê bối rửa tiền, công ty gia đình Trung Quốc thưa dần trên đất Singapore

(CLO) Tại Singapore, tốc độ tăng trưởng của các văn phòng gia đình Trung Quốc đang chậm lại do hậu quả từ vụ bê bối rửa tiền trị giá hàng tỷ USD năm ngoái và việc kiểm tra chặt chẽ hơn đối với những cá nhân nộp đơn mới.

Thị trường - Doanh nghiệp
Duy trì sức tăng trưởng, doanh thu quý I/2024 BSR đạt 30.696 tỷ đồng

Duy trì sức tăng trưởng, doanh thu quý I/2024 BSR đạt 30.696 tỷ đồng

(CLO) Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (mã CK: BSR - UPCoM) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 30.696 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 1.195 tỷ đồng và nộp NSNN đạt 3.355 tỷ đồng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

(NB&CL) Nền kinh tế Việt Nam trong quý I/2024 tiếp tục phục hồi, đạt nhiều kết quả quan trọng, đáng khích lệ, khá toàn diện trên các lĩnh vực, đời sống người dân tiếp tục được cải thiện, tạo nền tảng hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GDP 6 - 6,5% trong năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

(CLO) Dù đợt nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới diễn ra 1 ngày, song mức tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

(CLO) Giá lương thực, xăng dầu và giá dịch vụ y tế đã khiến CPI 4 tháng đầu năm 2024 tăng 3,93% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,81%.

Kinh tế vĩ mô