Đấu tranh đòi bình đẳng của người Mỹ da màu: Chỉ có bắt đầu mà không kết thúc

Thứ tư, 08/07/2020 07:46 AM - 0 Trả lời

(CLO) Trong suốt chiều dài lịch sử Mỹ, sự tiến lên bình đẳng mà người Mỹ da màu rất vất vả mới có thể giành được, và luôn được theo sau bởi một phản ứng phân biệt chủng tộc dữ dội. Vòng tròn đi lên và thụt lùi lại này đã bắt đầu ngay khi chế độ nô lệ kết thúc.

20200613_FND000_0

Cái chết của George Floyd trong tay các cảnh sát Minneapolis đã khiến sự chú ý trên toàn thế giới đổ dồn vào những bất bình đẳng chủng tộc cố hữu và dễ thấy tại Mỹ.

Thu nhập của các hộ gia đình da màu trung bình ít hơn các hộ da trắng 60%. Một người da trắng trung bình có lợi nhuận ròng gấp mười lần một người da màu điển hình – một khoảng cách chưa từng xê dịch kể từ năm 1990.

Sự bất công bắt nguồn từ chiếm hữu nô lệ

Theo một nhóm học giả tiết lộ, bất công này vẫn đang kéo dài bởi chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và phân biệt đối xử.

Khi cuộc nội chiến đi đến hồi kết, nhiều thành viên đảng Cộng hòa phía Bắc đã mường tượng ra cảnh tái thiết tại miền Nam, điều này đã đưa người Mỹ da màu ở phía Nam lên vị trí ngang hàng với những người Mỹ khác.

Đại hội năm 1867 đã yêu cầu các bang ở miền Nam phải hình thành các chính phủ mới, và quân đội liên bang đương nhiệm đã bảo vệ quyền bầu cử cho những nô lệ (là đàn ông) vừa được trả tự do, đã dẫn đến sự gia tăng đáng kể số quan chức được đắc cử là người da màu. Kết quả này đã tạo ra một khác biệt lớn đối với cuộc sống của người Mỹ da màu.

Nghiên cứu của Trevon Logan của Đại học bang Ohio cho thấy, mỗi chính trị gia da màu mới sẽ nâng doanh thu thuế trên đầu người ở một bang lên 20 cent, số tiền này thường sẽ dùng cho giáo dục hoặc phân phối lại đất.

Các quan chức da màu đã đem đến những lợi ích thật sự cho các cử tri. Ở những nơi có càng nhiều quan chức là người da màu, việc cho thuê đất trở nên phổ biến hơn chế độ địa chủ bóc lột, và tỷ lệ biết chữ ở người da màu cũng cao hơn.

Tuy nhiên, việc tái thiết đã tỏ ra không triệt để và trường tồn như hầu hết những người hết mình ủng hộ nó mong đợi. Sự phản kháng bởi những người miền Nam da trắng, thường là bằng bạo lực, đã làm xói mòn cam kết cải cách của miền Bắc.

Sự can thiệp của quân đội ở miền Nam đã kết thúc vào năm 1977, và những hạn chế về quyền lợi người da màu cũng nhanh chóng kết thúc theo.

Suresh Naidu của Đại học Columbia nhận thấy rằng việc áp dụng thuế khoán và các bài kiểm tra đọc viết là nhằm làm giảm số người da màu tham gia bầu cử, và chuyển phiếu bầu sang cho Đảng Dân chủ - khi đó là đảng của tư tưởng người da trắng thượng đẳng ở miền Nam.

Việc xóa bỏ quyền lực chính trị của người da màu kéo theo việc ít tái phân phối và đầu tư vào giáo dục cho họ hơn.

Sử dụng dữ liệu từ các điều tra thống kê của năm 1870 và 1880, ông Naidu ước tính rằng sự di cư của người lao động da màu, bắt nguồn từ sự tước quyền công dân, mà hệ quả là những thay đổi trong nền kinh tế khu vực, cho thấy việc mất quyền bầu cử có thể làm giảm thu nhập của mỗi người da màu tới 19%.

Người da trắng ở miền Nam còn giới hạn những tiềm năng kinh tế sau chiến tranh của người da màu bằng cách khác.

Lisa Cook của Đại học bang Michigan đã nghiên cứu ảnh hưởng của bùng nổ về bạo lực phân biệt chủng tộc, như các cuộc bạo loạn và các cuộc hành hình kiểu linsơ (tức không đưa ra xét xử trước pháp luật), từ năm 1870 đến năm 1940.

Bà kết luận rằng sự khoan hồng của nhà nước với kiểu bạo lực đó đã dẫn đến một sự sụt giảm đáng kể năng suất kinh tế của người Mỹ da màu – quan trọng hơn nữa là bao gồm các hoạt động phát minh.

Các cuộc bạo động bạo lực đã khiến số lượng bằng sáng chế được đệ trình bởi các nhà phát minh da màu giảm 1% mỗi năm, hậu quả là có 1.100 bằng sáng chế không tìm thấy chủ: một cú giáng cho cả năng suất và địa vị kinh tế của người lao động da màu.

Vòng tròn đi lên và thụt lùi cứ thế tiếp tục

Trong suốt thế kỷ 20, một cuộc Đại Di cư đã xuất hiện, với hàng triệu gia đình người da màu chuyển từ miền Nam lên các thành phố phía Bắc.

Động thái này đã bắt đầu nghiêm túc trong suốt Thế chiến thứ nhất, khi nhu cầu lao động từ các xưởng sản xuất phía Bắc tăng vọt và dòng chảy nhập cư từ châu Âu bị gián đoạn.

Các ông chủ bắt đầu tuyển người ở miền Nam. Một số công nhân da màu đã theo chân các thành viên trong gia đình lên miền Bắc.

Martin Luther King đã lãnh đạo biểu tình đòi hỏi sự bình đẳng về kinh tế và dân sự năm 1963. Ảnh: Getty

Martin Luther King đã lãnh đạo biểu tình đòi hỏi sự bình đẳng về kinh tế và dân sự năm 1963. Ảnh: Getty

Khi phân tích giai đoạn từ 1910-1930, William Collins của Đại học Vanderbilt và Marianne Wanamaker của Đại học Tennessee ước tính rằng, kết quả là thu nhập thực tế của người da màu từ 44% thu nhập của người da trắng tăng lên 47%.

Tới năm 1930, giá cổ phiếu cao hơn 5% so với dự tính. Tuy nhiên, tương lai đầy hứa hẹn của việc di cư đã bị đập tan bởi thái độ thù địch của cư dân da trắng đối với những người mới đến.

Cuộc Đại Di cư đã thúc đẩy các chính sách phân biệt đối xử và những làn sóng bạo lực phân biệt chủng tộc ở các thành phố miền Bắc. Nó cũng dẫn đến sự di cư của các hộ dân da trắng.

Allison Shertzer và Randall Walsh của Đại học Pittsburg ước tính rằng, cứ mỗi người da màu mới đến một khu phố miền Bắc sẽ kéo theo sự rời đi của 1,9 cư dân da trắng vào những năm 1910, và 3,4 vào những năm 1920.

Họ cho rằng, khoảng một nửa sự gia tăng thái độ phân biệt ở các thành phố miền Bắc trong những năm 1920 có thể được giải thích bằng cuộc di cư da trắng này.

Leah Boustan của Đại học Princeton phát hiện ra xu hướng này vẫn tiếp tục sau Thế chiến thứ hai.

Cô cho biết, từ năm 1940 đến năm 1970, sau khi hạn chế các tác nhân khác, thì có 2,7 cư dân da trắng rời khỏi các trung tâm thành phố miền Bắc mỗi khi có một người da màu tới.

Vượt qua quá khứ ảm đạm, phản ứng đối với việc di cư của người da màu là khởi đầu cho nhiều bất công vẫn còn đang kéo dài cho đến ngày nay. Khi các hộ dân da trắng rời đi, nguồn thuế của thành phố bị rút ngắn lại, và đầu tư công cũng thế.

Những làn sóng bạo động đô thị trong những năm 1960 – một động thái phần nào đáp trả lại sự phân biệt đối xử, và sự bỏ bê đối với các thành phố mà có ngày càng nhiều người da màu – càng làm suy yếu thêm nền kinh tế của các trung tâm thành phố, và dẫn đến sự gia tăng chi tiêu vào lực lượng cảnh sát.

Vào năm 1940, trẻ em da màu lớn lên ở miền Bắc đã làm việc tốt hơn rất nhiều so với trẻ em ở miền Nam, Ellora Derenoncourt của Đại học Princeton cho hay.

Lợi thế này ngày nay đã biến mất. Và bà cho rằng, một phần tư khoảng cách trong dịch chuyển thu nhập liên thế hệ giữa người da màu và người da trắng ở các thành phố miền Bắc có thể được giải thích là do phản ứng của người da trắng trước sự di cư của người da màu.

Ngày càng có nhiều tài liệu gắn liền những cách biệt chủng tộc đang âm ỉ trong thu nhập, việc làm và tiền của với các cộng đồng bị phân biệt, sự bạo lực phân biệt chủng tộc và sự đầu tư bất công, vốn từ xưa đã là một đặc trưng của xã hội Mỹ.

Không may là, quá khứ còn chưa phải là quá khứ.

Các cộng đồng người da màu vẫn phải đối mặt với những khó khăn khi bỏ phiếu kín, với sự đối xử phân biệt từ cảnh sát, và nguồn tiếp cận các hàng hóa công cộng chất lượng cao không công bằng, như giáo dục chẳng hạn.

Để tạo ra tiến triển thật sự để vươn tới công bằng ở Mỹ, không chỉ có hành vi của cảnh sát cần phải thay đổi. Vòng tròn bất công và kết cục nghèo nàn cần phải bị phá vỡ, và hàng thập kỷ bị tổn hại cần phải được bù đắp.

Vân Trần

Tin mới

Microsoft ra mắt tính năng chia sẻ tệp giữa iPhone và PC Windows 10/11

Microsoft ra mắt tính năng chia sẻ tệp giữa iPhone và PC Windows 10/11

(CLO) Microsoft ra mắt tính năng chia sẻ tệp giữa iPhone và PC Windows 10/11 qua ứng dụng Link to Windows, hỗ trợ hai chiều, dễ dàng và nhanh chóng, sắp có cho mọi người dùng.

Sức sống số
Công chiếu phim 'Đội Điều Tra Số 7 mùa 2: Gương Mặt Vặn Vẹo'

Công chiếu phim 'Đội Điều Tra Số 7 mùa 2: Gương Mặt Vặn Vẹo'

(CLO) Chiều 12/12, tại Hà Nội, Điện Ảnh Công An Nhân Dân tổ chức họp báo công chiếu bộ phim “Đội Điều Tra Số 7 Mùa 2: Gương Mặt Vặn Vẹo”. Bộ phim được đạo diễn Đinh Tuấn Vũ xây dựng với nội dung đầy gay cấn, khắc họa hình ảnh người chiến sĩ công an tinh nhuệ, anh dũng.

Giải trí
Ứng dụng VTVgo được Google định danh là ứng dụng của Chính phủ

Ứng dụng VTVgo được Google định danh là ứng dụng của Chính phủ

(CLO) Ngày 12/12, Google vừa thực hiện thay đổi phân mục nhiều ứng dụng di động trên CH Play. Trong đó, ứng dụng VTVgo được định danh là ứng dụng của Chính phủ.

Nghề báo
Bướm vua có thể được đưa vào danh sách có nguy cơ tuyệt chủng

Bướm vua có thể được đưa vào danh sách có nguy cơ tuyệt chủng

(CLO) Mỗi mùa đông, hàng triệu con bướm vua thực hiện một hành trình dài hàng ngàn km qua Bắc Mỹ để đến các khu rừng và núi ở miền trung Mexico và trú đông ở đó.

Môi trường và cuộc sống
Phó Thủ tướng Lê Thành Long: Kiên quyết đấu tranh với những hành vi phản văn hóa, lệch chuẩn về văn hóa

Phó Thủ tướng Lê Thành Long: Kiên quyết đấu tranh với những hành vi phản văn hóa, lệch chuẩn về văn hóa

(CLO) Về thực hiện Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" trong năm 2025, Phó Thủ tướng Lê Thành Long yêu cầu chú trọng đổi mới nội dung, cách làm; kiên quyết đấu tranh với những hành vi phản văn hóa, lệch chuẩn về văn hóa. Tăng cường lồng ghép hiệu quả với các phong trào, chương trình, hoạt động về văn hóa và phát huy vai trò của các đoàn thể, tổ chức trong cộng đồng.

Tin tức
Sắp diễn ra Lễ trao giải thưởng Âm nhạc Việt Nam 2024

Sắp diễn ra Lễ trao giải thưởng Âm nhạc Việt Nam 2024

(CLO) Ban tổ chức cho biết, Lễ trao giải thưởng Âm nhạc Việt Nam năm 2024 sẽ được tổ chức tại Nhà hát thành phố Hải Phòng tối 15/12/2024, được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam.

Giải trí
Hội Nhà báo tỉnh Yên Bái kỷ niệm 40 năm hình thành và phát triển

Hội Nhà báo tỉnh Yên Bái kỷ niệm 40 năm hình thành và phát triển

(CLO) Ngày 12/12, Hội Nhà báo tỉnh Yên Bái long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm Ngày thành lập (14/12/1984 – 14/12/2024).

Công tác hội
Di tích ở Hà Nội mở cửa tất cả các ngày trong dịp nghỉ Tết

Di tích ở Hà Nội mở cửa tất cả các ngày trong dịp nghỉ Tết

(CLO) Tất cả các ngày trong dịp nghỉ Tết Dương lịch 2025 và Tết Nguyên đán Ất Tỵ, các di tích ở Hà Nội sẽ mở cửa đón khách tham quan.

Đời sống văn hóa
Samsung phát hành bản cập nhật bảo mật tháng 12 cho dòng Galaxy S24

Samsung phát hành bản cập nhật bảo mật tháng 12 cho dòng Galaxy S24

(CLO) Samsung phát hành bản cập nhật bảo mật tháng 12 cho dòng Galaxy S24, vá các lỗ hổng nghiêm trọng như CVE-2024-49415, bảo vệ người dùng khỏi các mối đe dọa từ xa.

Sức sống số
Tạm giữ hình sự hai thanh niên tông ngã Cảnh sát giao thông ở Hà Nam

Tạm giữ hình sự hai thanh niên tông ngã Cảnh sát giao thông ở Hà Nam

(CLO) Ngày 12/12, theo thông tin từ Công an tỉnh Hà Nam cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Phủ Lý đang tạm giữ hình sự hai người không đội mũ bảo hiểm, chạy với tốc độ cao, không chấp hành hiệu lệnh, lao xe vào tổ công tác đo nồng độ cồn.

Vụ án
Úc có 'sáng kiến' mới nhằm buộc các Big Tech phải trả tiền cho tin tức

Úc có 'sáng kiến' mới nhằm buộc các Big Tech phải trả tiền cho tin tức

(CLO) Chính phủ Úc đang lên kế hoạch ban hành các quy định mới nhằm buộc các công ty công nghệ lớn (Big Tech) phải trả tiền cho nội dung của các tổ chức tin tức, theo Trợ lý Bộ trưởng Tài chính Úc Stephen Jones thông báo vào ngày 12/12.

Báo chí - Công nghệ
Ngợi ca, tôn vinh di sản văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi cho hôm nay

Ngợi ca, tôn vinh di sản văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi cho hôm nay

(CLO) Ngày 12/12, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương, Thành ủy Hà Nội, Báo Nhân dân phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học toàn quốc “Di sản văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi cho hôm nay”, nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của nhà văn hóa lớn, nghệ sĩ tài năng Nguyễn Đình Thi (20/12/1924 – 20/12/2024).

Đời sống văn hóa
Giám đốc FBI sẽ từ chức trước khi ông Donald Trump nhậm chức

Giám đốc FBI sẽ từ chức trước khi ông Donald Trump nhậm chức

(CLO) Giám đốc FBI Christopher Wray tuyên bố sẽ từ chức trước khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nhậm chức. Trước đó, ông Trump đã công bố ý định cách chức ông và đề cử ông Kash Patel lên thay thế.

Thế giới 24h
Elon Musk không ngừng 'hốt bạc' sau bầu cử Mỹ, đã chạm mốc 400 tỷ USD

Elon Musk không ngừng 'hốt bạc' sau bầu cử Mỹ, đã chạm mốc 400 tỷ USD

(CLO) Theo Bloomberg, tài sản ròng của tỷ phú Elon Musk đã đạt mốc 400 tỷ USD, và ông trở thành người đầu tiên vượt qua mốc đó.

Thế giới 24h
Trưng bày 'Gan vàng dạ sắt' kể chuyện 9 vị tướng tài ba

Trưng bày 'Gan vàng dạ sắt' kể chuyện 9 vị tướng tài ba

(CLO) Trưng bày “Gan vàng dạ sắt” giới thiệu về thân thế, sự nghiệp của 9 vị tướng với tài năng, đức độ trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.

Đời sống văn hóa
Cứu thành công 14 ngư dân trên tàu cá gặp nạn ở biển Quảng Bình

Cứu thành công 14 ngư dân trên tàu cá gặp nạn ở biển Quảng Bình

(CLO) Chiều 12/12, Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Gianh cho biết, đơn vị đã phối hợp với Hải đội Biên phòng 2 cùng hai tàu đánh cá trên địa bàn kịp thời ứng cứu 14 ngư dân bị chìm tàu.

Đời sống
Bình Luận

Tin khác

Giám đốc FBI sẽ từ chức trước khi ông Donald Trump nhậm chức

Giám đốc FBI sẽ từ chức trước khi ông Donald Trump nhậm chức

(CLO) Giám đốc FBI Christopher Wray tuyên bố sẽ từ chức trước khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nhậm chức. Trước đó, ông Trump đã công bố ý định cách chức ông và đề cử ông Kash Patel lên thay thế.

Thế giới 24h
Elon Musk không ngừng 'hốt bạc' sau bầu cử Mỹ, đã chạm mốc 400 tỷ USD

Elon Musk không ngừng 'hốt bạc' sau bầu cử Mỹ, đã chạm mốc 400 tỷ USD

(CLO) Theo Bloomberg, tài sản ròng của tỷ phú Elon Musk đã đạt mốc 400 tỷ USD, và ông trở thành người đầu tiên vượt qua mốc đó.

Thế giới 24h
Phe đối lập ở Syria đốt lăng mộ cố Tổng thống Hafez al-Assad

Phe đối lập ở Syria đốt lăng mộ cố Tổng thống Hafez al-Assad

(CLO) Lăng mộ của ông Hafez al-Assad, cố Tổng thống Syria và cũng là bố của Tổng thống bị lật độ Bashar Assad, đã bị phe đối lập đốt cháy tại quê nhà của ông.

Thế giới 24h
Ông Donald Trump sẽ làm gì để thay đổi nước Mỹ chỉ vài giờ sau khi nhậm chức?

Ông Donald Trump sẽ làm gì để thay đổi nước Mỹ chỉ vài giờ sau khi nhậm chức?

(CLO) Tổng thống đắc cử Donald Trump đang lên kế hoạch ban hành một loạt hơn 25 sắc lệnh và chỉ thị hành pháp chỉ vài giờ sau khi nhậm chức vào ngày 20 tháng 1. Mục đích là định hình lại nước Mỹ trên nhiều vấn đề, từ nhập cư đến năng lượng.

Thế giới 24h
Đánh bom tự sát ở thủ đô Afghanistan, Bộ trưởng Tị nạn Taliban thiệt mạng

Đánh bom tự sát ở thủ đô Afghanistan, Bộ trưởng Tị nạn Taliban thiệt mạng

(CLO) Bộ trưởng Tị nạn của Taliban, Khalil Haqqani, đã thiệt mạng trong một vụ đánh bom tự sát nghi do tổ chức khủng bố ISIS (IS) thực hiện tại thủ đô Kabul của Afghanistan vào ngày 11/12.

Thế giới 24h
Ông Donald Trump mời Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới dự lễ nhậm chức

Ông Donald Trump mời Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới dự lễ nhậm chức

(CLO) Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã mời Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tham dự lễ nhậm chức của ông vào tháng tới, theo CBS News đưa tin hôm 12/12.

Thế giới 24h
Tổng thống Hàn Quốc cương quyết bảo vệ vụ thiết quân luật 'đến cùng'

Tổng thống Hàn Quốc cương quyết bảo vệ vụ thiết quân luật 'đến cùng'

(CLO) Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã lên tiếng bảo vệ quyết định ban bố thiết quân luật, đồng thời phủ nhận mọi cáo buộc nổi loạn.

Thế giới 24h
Tổng thống Brazil cần phẫu thuật bổ sung để chữa chấn thương não

Tổng thống Brazil cần phẫu thuật bổ sung để chữa chấn thương não

(CLO) Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva sẽ trải qua một thủ tục y tế bổ sung vào sáng thứ Năm sau cuộc phẫu thuật hai ngày trước đó, nhằm giảm nguy cơ chảy máu trong não.

Thế giới 24h
Sudan tiếp tục đứng đầu danh sách khủng hoảng nhân đạo

Sudan tiếp tục đứng đầu danh sách khủng hoảng nhân đạo

(CLO) Trong hai năm liên tiếp, Sudan đứng đầu danh sách quốc gia có tình hình nhân đạo tồi tệ nhất thế giới do tổ chức viện trợ Tổ chức Cứu trợ Quốc tế (IRC) biên soạn.

Thế giới 24h
Mỹ và Israel muốn tăng cường hợp tác về vấn đề Syria

Mỹ và Israel muốn tăng cường hợp tác về vấn đề Syria

(CLO) Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã nói với Bộ trưởng Quốc phòng Israel - Israel Katz rằng hai nước sẽ tư vấn chặt chẽ về tình hình đang diễn ra ở Syria, theo thông báo từ Lầu Năm Góc vào thứ Tư.

Thế giới 24h