Đầu tư cho giáo dục: Những vướng mắc cần được gỡ bỏ

Thứ bảy, 19/05/2018 11:07 AM - 0 Trả lời

(CLO) Rất nhiều rào cản đã nảy sinh từ chính sách đầu tư cho giáo dục khi các nhà quản lý vẫn còn máy móc trong việc vận hành những quy chế. Điều đó khiến cả nhà đầu tư và người làm giáo dục gặp rất nhiều khó khăn.

Hiện các nhà đầu tư đổ vốn vào giáo dục là do thấy được tiềm năng thị trường lớn vì tầng lớp trung lưu đang tăng nhanh, nhu cầu học hành, mở mang ra thế giới cũng tăng mạnh, trong khi đa số trường của Việt Nam còn lạc hậu. 

Trong bối cảnh đó, giáo dục truyền thống có thể phải chịu các áp lực cạnh tranh và những mô hình giáo dục nào không kịp cập nhật, nắm bắt theo xu hướng thời đại và nhu cầu của thị trường, tất yếu sẽ bị đào thải. 

Thị trường giáo dục giàu tiềm năng của Việt Nam thực sự là “mỏ vàng” thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà đầu tư, cả trong nước lẫn nước ngoài. Dễ dàng chỉ ra những yếu tố chủ chốt tạo ra “mỏ vàng” ấy nếu phân tích các lợi thế của Việt Nam: cơ cấu dân số trẻ, truyền thống hiếu học của người Việt, sự tăng trưởng ổn định của nền kinh tế, thu nhập của người dân được nâng cao rõ rệt cũng như nhận thức của các bậc phụ huynh về vai trò thiết yếu của giáo dục đối với tương lai con cái họ.

 Dù Bộ GD-ĐT đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa được 110 điều kiện kinh doanh trong hoạt động GD-ĐT, nhưng nhiều chuyên gia cho rằng cơ quan quản lý nhà nước vẫn giữ tư duy ôm đồm, hình thức, đẩy nhà đầu tư vào thế đối phó. Sự phiền hà đối với các nhà đầu tư không chỉ trong giai đoạn ban đầu khi làm thủ tục đầu tư mà xuyên suốt quá trình đào tạo. 

Một thủ tục bất hợp lý, gây lãng phí mà theo nhiều người làm giáo dục là việc mở ngành, xác định chỉ tiêu phải căn cứ vào các yếu tố giảng viên, cơ sở vật chất của trường vào thời điểm 31.12.2017, trong khi tận tháng 8 năm 2018 các yếu tố này mới phải dùng tới. Đây là một sự lãng phí không cần thiết.

 Theo PGS Trần Xuân Nhĩ - Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, một rào cản khác trong thu hút đầu tư là tư duy bao cấp, nặng tính hành chính vẫn hiện diện trong cách nghĩ, cách làm của cơ quan quản lý nhà nước và xã hội nói chung. Đây chính là điều mà các nhà đầu tư, đặc biệt nhà đầu tư nước ngoài ngại nhất. 

Bởi, sự phân biệt trường công - tư, tuyển dụng không theo năng lực mà nặng về bằng cấp; thủ tục hành chính rườm rà… khiến nhà đầu tư dè dặt trước mọi quyết định đầu tư. 

Báo Công luận
Ảnh minh hoạ, nguồn internet 

Hiện nay đầu tư của nước ngoài cho giáo dục được quy định tại Nghị định 73/2012/NĐ-CP, còn đầu tư trong nước cho giáo dục được quy định tại Nghị định 46/2017/NĐ-CP. Theo tổng hợp của Bộ GD-ĐT, trong cả 2 nghị định này có tổng số 212 điều kiện kinh doanh. Bộ đã rà soát và đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa 110 điều kiện (chiếm 51%). 

So sánh nghị định 73 và 46 cho thấy có sự không bình đẳng về điều kiện kinh doanh giữa 2 đối tượng đầu tư. Chẳng hạn, Nghị định 46 yêu cầu nhà đầu tư trong nước muốn thành lập trường ĐH cần có vốn tối thiểu 1.000 tỉ đồng, còn Nghị định 73 chỉ yêu cầu nhà đầu tư nước ngoài có vốn tối thiểu... 300 tỉ đồng. 

Về diện tích đất, nhà đầu tư muốn mở trường ĐH trong nước phải có tối thiểu 5 ha nhưng không đặt yêu cầu này với nhà đầu tư nước ngoài. Nghị định 46 yêu cầu nhà đầu tư trong nước phải xây trường ĐH rồi mới được hoạt động, còn Nghị định 73 cho phép trường ĐH nước ngoài ở VN có thể đi thuê cơ sở vật chất. Đây cũng là sự bất cập, phân biệt của đầu tư cho giáo dục trong và ngoài nước cần phải xử lý. 

Theo bà Nguyễn Thị Kiều Oanh, Chủ tịch Tập đoàn Giáo dục Khôi Nguyên - đơn vị sở hữu và vận hành hệ thống trường quốc tế Canada tại TP.HCM (bao gồm CIS Việt Nam, BCIS, CVK, hệ thống trường tiểu học, trung học cơ sở và THPT Albert Einstein), không thể mong thu lợi nhuận sớm khi đầu tư vào giáo dục. 

Một khi đã xác định đây là hình thức đầu tư, doanh nghiệp nên có tầm nhìn dài hạn, trung bình khoảng 10 năm, đầu tư bài bản và cam kết chất lượng với phụ huynh. Doanh nghiệp đầu tư vào giáo dục cần mất nhiều thời gian để khẳng định thương hiệu từ đó mới có thể thu hút được người học. 

Đồng thời, doanh nghiệp cần phải có hệ thống cố vấn là những nhà quản lý giáo dục có kinh nghiệm, tư duy quản giáo dục sáng tạo và nguồn lực kinh tế để duy trì hoạt động của trường trong thời gian dài. Do đó, những nhà đầu tư khi quyết định đầu tư vào giáo dục họ đã cân nhắc rất kỹ, nhưng lại vướng vào khá nhiều rào cản từ những điều kiện kinh doanh đang hiện hành. 

Đầu tư vào lĩnh vực giáo dục ở Việt Nam dù được các cơ quan Trung ương tạo mọi điều kiện thuận lợi về chủ trương đầu tư, nhưng khi về địa phương, nhiều chính sách ưu đãi, thu hút lại triển khai rất chậm, thiếu đồng bộ, như chính sách về giao đất hoặc cho thuê đất, cơ sở vật chất với giá ưu đãi; ưu đãi tín dụng… 

Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến nhiều nhà đầu tư cảm thấy nản lòng. Rõ ràng, chính sách thu hút đầu tư đã có nhưng điều quan trọng là những chính sách này phải thật sự được chú trọng, triển khai hiệu quả ở các cấp cơ sở Ông Đặng Quang Vinh, Phó trưởng ban Môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế T.Ư (CIEM) cho rằng vẫn có nhiều điều Bộ GD-ĐT cần tiếp tục sửa đổi để tạo ra hành lang pháp lý trong môi trường đầu tư cho GD-ĐT tốt hơn. 

Theo ông Vinh, nên để giáo dục là thị trường có khả năng tự quản lý, Nhà nước không nên làm mọi thứ. Như vậy sẽ thực chất, đơn giản hóa, giảm chi phí cho xã hội. Nên để cho xã hội tự giám sát, tự quản lý nhiều hơn. Nhà nước không cần thiết phải làm thay quá nhiều./.

Huyền Thu

Tin khác

Hướng dẫn đăng ký thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trực tuyến

Hướng dẫn đăng ký thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trực tuyến

(CLO) Quá trình đăng ký dự thi, các thí sinh cần điền đủ thông tin nhằm đảm bảo quyền lợi khi tham dự thi tốt nghiệp THPT 2024.

Giáo dục
Quy định về ảnh thí sinh sử dụng khi đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Quy định về ảnh thí sinh sử dụng khi đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

(CLO) Theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ảnh của thí sinh trên hệ thống phải bảo đảm độ phân giải là 400x600 pixels, được chụp theo kiểu căn cước công dân và trước thời gian nộp hồ sơ không quá 6 tháng.

Giáo dục
Bắc Ninh có hơn 17.000 thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Bắc Ninh có hơn 17.000 thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(CLO) Năm học 2023-2024, toàn tỉnh Bắc Ninh có 17.296 học sinh lớp 12 (tăng hơn 1 nghìn học sinh lớp 12 so với năm 2023), cùng với khoảng 400 thí sinh tự do sẽ đăng ký tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Giáo dục
Hà Tĩnh đặt hàng cho Đại học Quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Hà Tĩnh đặt hàng cho Đại học Quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

(CLO) Đại học Quốc gia Hà Nội và tỉnh Hà Tĩnh thí điểm hợp tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong nhiều lĩnh vực từ năm học 2024-2025 theo cơ chế đặt hàng.

Giáo dục
Cách ghi phiếu đăng ký dự thi đối với thí sinh dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Cách ghi phiếu đăng ký dự thi đối với thí sinh dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

(CLO) Theo quy định, thí sinh chịu hoàn toàn trách nhiệm về thông tin khai trong phiếu đăng ký dự thi, vì vậy cần cẩn trong khi thực hiện điền các thông tin.

Giáo dục